Những điểm mới cần lưu ý về chủ thể là pháp nhân trong BLDS 2015

Chuyên mụcLuật dân sự, Thảo luận pháp luật Điểm mới cần lưu ý về chủ thể là pháp nhân trong BLDS 2015

Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2015 ra đời với quy định chủ thể trong giao dịch dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân. Đi kèm với đó là những quy định mới, sửa đổi quy định cũ về chủ thể pháp nhân.

 

Các nội dung liên quan:

 

1. Pháp nhân được chia làm 02 nhóm là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại chứ không còn phải liệt kê ra các loại pháp nhân như quy định tại Bộ luật dân sự 2005.

2. Điều lệ của Pháp nhân:

  • Phải có thông tin của người đại diện pháp luật.
  • Đối với pháp nhân có thành viên thì trong điều lệ phải có điều kiện trở thành thành viên, hoặc không còn là thành viên.

3. Nếu pháp nhân thay đổi địa chỉ thì phải công bố công khai.

4. Quy định mới về Quốc tịch của Pháp nhân:

Pháp nhận được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

5. Tài sản của pháp nhân:

Bao gồm vốn góp chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên và tài sản khác mà pháp nhân xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác.

6. Việc thành lập, đăng ký pháp nhân được quy định cụ thể và việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.

7. Về cơ cấu tổ chức:

  • Bộ luật dân sự 2015 quy định, pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành phải được thể hiện qua điều lệ của pháp nhân.
  • Pháp nhân được quyền có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định pháp luật khác.

8. Về năng lực pháp luật dân sự

  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế trừ trường hợp có quy định khác.
  • Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì khi nào được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì năng lực pháp luật dân sự được phát sinh. Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

9. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân. Trừ khi có thỏa thuận khác.

10. Quy định về việc chuyển đổi hình thức pháp nhân

  • Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
  • Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

11. Pháp nhân được giải thể vì nhiều trường hợp khác nhau chứ không còn bó buộc vào 03 trường hợp theo quy định của Điều 98 Bộ luật dân sự 2005.

12. Quy định việc thanh toán tài sản của pháp nhân khi giải thể. (Điều 94 Bộ luật dân sự 2015)

13. Pháp nhân phá sản thì tiến hành theo thủ tục của Luật phá sản hiện hành.

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền