Những chiêu trò lừa đảo tân sinh viên cần biết

Chuyên mụcBạn có biết? Những chiêu trò lừa đảo tân sinh viên cần biết

Bằng nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, thiếu cảnh cảnh giác, thiếu hiểu biết pháp luật, hám lợi của nhiều em sinh viên chân ướt, chân ráo bước vào môi trường Đại học, các đối tượng xấu tìm cách tiếp cận và thực hiện hành vi lừa đảo. Sau đây là những chiêu trò lừa đảo tân sinh viên cần biết để tránh “tiền mất tật mang”.

Những chiêu trò lừa đảo tân sinh viên cần biết

1. Dụ dỗ mua đồ nhân đạo để ‘ủng hộ’

Hiện nay, chiêu trò’ xin tiền đểu’ tồn tại dưới rất nhiều hình thức. Nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự cả tin và lòng trắc ẩn của các bạn tân sinh viên để đóng giả tật nguyền hoặc người nghèo khổ đi bán các dụng cụ như bút bi, kẹp tóc, bông tai, thậm chí là dúi vào tay bạn nếu bạn không có ý định mua. Có những trường hợp xin họ tên, số điện thoại ghi vào sổ những tấm lòng hảo tâm và bán cho bạn những gói tăm với mức giá trên trời với danh nghĩa từ thiện.

Trong trường hợp này, bạn nên đi thẳng luôn và không cầm bất cứ đồ gì từ người lạ đưa cho mình. Đặc biệt là đoạn cầu đi bộ ngay trường mình nhé!

2. Bán hàng đa cấp

Công ty đa cấp tồn tại dưới vô số hình dạng như bán hàng, trung tâm tiếng anh…Để trở thành nhân viên chính thức nhưng bạn phải mất vài triệu đặt cọc, không được hưởng lương hàng tháng mà phải dụ dỗ người thân, bạn bè mua hàng để lấy hoa hồng. Các bạn sinh viên nếu không tỉnh táo dễ ‘siêu lòng’ trước những lời dụ dỗ về một mức thu nhập khủng, không vốn đầu tư, thời gian làm việc linh hoạt, không đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn.

3. Cướp dàn cảnh ở nơi công cộng

Đây là một hình thức lừa đảo rất nguy hiểm, kẻ gian sẽ vu khống bạn là người thân bỏ nhà đi hoặc bị bệnh không có khả năng nhận thức để không chế bạn đến nơi họ muốn rồi cướp tài sản, thậm chí là bắt cóc bạn đó. Khi gặp tình huống như vậy, bạn hãy bình tĩnh yêu cầu sự trợ giúp từ những người xung quanh và hỏi to: ‘Họ tên gì, quê ở đâu? Cha mẹ mình làm gì?’ rồi nói với người khác họ là người bắt cóc.

4. Móc túi ở nơi công cộng

Móc túi là một hình thức lừa đảo rất phổ biến ở nhiều nơi đặc biệt là khi đi xe bus. Chiêu thức của bọn lừa đảo chủ yếu là móc túi, rạch túi, cặp, ba lô để lấy đồ trong lúc lên xuống xe và cả lúc trên xe khi bạn bất cẩn. Lưu ý dành cho sinh viên trong tường hợp này là luôn để túi xách và balo ở phía trước, những đồ có giá trị cao như điện thoại và ví tiền nên cất ở những vị trí sâu, khó lấy, tránh để người lạ nhìn thấy.

5. Lừa theo hội Thánh chúa, tôn giáo trái pháp luật

Các bạn tân sinh viên dễ dàng trở thành mục tiêu với những người truyền đạo trái pháp luật. Hiện nay, có rất nhiều hội nhóm mang tên không chính thống như Thánh Chúa, hoặc ẩn náu dưới một tôn giáo lạ nào đó, khiến nhiều người cả tin đi theo. đấy đều là tổ chức tôn giáo chưa được pháp luật cho phép làm việc, là những hành động phi pháp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc công tác, học tập rèn luyện và sinh hoạt học sinh sinh viên; tác động xấu đến tới an ninh trật tự. Vậy nên hãy nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo

6. Trung tâm Tiếng anh kém chất lượng

Với nhu cầu học tiếng anh ngày một nhiều của các bạn sinh viên, các trung tâm tiếng anh mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên không phải cái nào cũng đảm bảo về chất lượng. Vì sự nhẹ dạ cả tin, tân sinh viên dễ dàn bị lừa bởi những lời quảng cáo không đúng sự thật, những lời nói suông không mang tính cam kết, dẫn đến việc mất tiền mất thời gian mà trình độ tiếng anh cũng không được cải thiện.

7. Bị lừa khi đi thuê trọ

Tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên, khi đi thuê trọ, nếu không tìm hiểu rõ ràng thì sẽ dính phải những trường hợp như : phòng trọ không đúng như chất lượng quảng cáo, bị chèn ép về tiền thuê và chi phí khác, nặng hơn là trả tiền thuê nhà nhưng không thuê được phòng bởi không chính chủ.

Một số khác, họ sẽ dẫn bạn đi vòng vèo các chốn rồi dẫn bạn tới một địa chỉ bất kỳ, nếu bạn không ưng ý địa chỉ này thì vẫn phải trả cho họ từ 100.000 – 200.000 đồng tiền phí “đưa đi” hoặc nói là tiền đi xe ôm. Nếu bạn phản kháng lại hoặc có ý kiến sẽ lập tức bị đe dọa.

8. Lừa đảo môi giới việc làm

Với những lời quảng cáo đầy hấp dẫn như: việc nhẹ, lương cao, không yêu cầu kinh nghiệm khiến các bạn sinh viên bỏ tiền ra để đặt cọc cho các trung tâm môi giới việc làm. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn tìm được công việc làm thêm ưng ý.

Hãy thật cảnh giác với mọi thứ trong môi trường mới để đảm bỏ bản thân không trở thành nạn nhân của những chiêu trò này nhé.

Khởi đầu chuỗi sinh hoạt công dân đầu khoá, các tân sinh viên được cập nhật những thông tin thiết thực về tình hình an ninh trật tự và các vấn đề về nổi cộm như: bán hàng đa cấp, lừa đảo vay tiền, sự lôi kéo của các thế lực thù địch, phát ngôn xuyên tạc trên mạng xã hội… nhằm giúp cho các sinh viên nâng cao nhận thức và các biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm.

9. Nhờ bấm hộ điện thoại

Các đối tượng lừa đảo sẽ nhờ ‘con mồi’ bấm hộ số điện thoại để gọi cho ai đó hoặc nhờ mở một chiếc điện thoại cực xịn với lý do là không biết dùng.

Khi lừa được những bạn sinh viên này thực hiện, bọn chúng sẽ sử dụng thuốc mê để lấy tiền hoặc để nạn nhân tự động đưa hết tiền và những thứ có giá trị cho chúng.
Bạn tuyệt đối trách xa và không cầm tới điện thoại của họ, ngay lập tức đi ra khỏi chỗ đó. Nếu họ muốn mở đã vào tiệm sửa điện thoại rồi chứ không cần nhờ bạn đâu.

10. Mua hàng rẻ ai ngờ là hàng dởm trên đường

Đang đi ngoài đường, tự nhiên có kẻ lại gần gạ mua đồng hồ, máy ảnh… Ban đầu bạn nhìn thấy cũng rẻ và lại đẹp nữa. Sau khi bỏ tiền ra mua, đồng hồ sau vài ngày là không hoạt động, máy ảnh không chụp được hình … Tiền thì mất nhưng không có cách nào trả lại hàng hay đòi lại tiền được, thôi đành ngậm ngùi chấp nhận ăn quả đắng vậy. Bọn lừa đảo thì rất hay đánh vào tâm lý của học sinh – sinh viên tò mò, ham rẻ để đạt được mục đích do đó hãy rút kinh nghiệm đừng nghe bất cứ ai gạ gẫm mua đồ gì giá rẻ bạn nhé, tiền nào của ấy thôi!

Các trường đại học nên đẩy mạnh việc khuyến cáo tân sinh viên

Nhiều tình huống thực tế mà sinh viên mới nhập học hay bị lừa đã được đưa ra làm bài học rút kinh nghiệm cho tân sinh viên khóa mới. Theo đó, nhiều trường đại học ở Hà Nội và TP.HCM đã đưa ra tình huống như: Đang đi ngoài đường, tự nhiên có kẻ lại gần gạ mua đồng hồ, máy ảnh, kính… với giá rẻ bất ngờ. Sau khi bỏ tiền ra mua: Đồng hồ sử dụng được vài ngày là không hoạt động, máy ảnh không chụp được hình…

Tình trạng các gói tín dụng đen được mời chào, tiếp cận sinh viên nội trú cũng là vấn đề gây bức xúc cho gia đình và nhà trường khi chỉ cần sinh viên vay một khoản nhỏ, nhưng chưa trả được sẽ bị nâng lãi suất cao, bị đe dọa, khủng bố, ảnh hưởng xấu tới tâm lý và kết quả học tập.

Thực tế, các trường đại học đều có những buổi sinh hoạt công dân, sổ tay, những lời nhắc chung nhưng việc có tránh khỏi hay không những chiêu thức lừa đảo ngày một tinh vi, đa dạng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và năng lực xử lý tình huống của những tân sinh viên mới rời ghế phổ thông.

Vì sao các đối tượng lừa đảo nhắm tới tân sinh viên?

Sở dĩ các đối tượng lừa đảo nhắm tới tân sinh viên bởi các em ở độ tuổi muốn thể hiện mình đã trưởng thành, thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, muốn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ, tuy nhiên lại thiếu các kiến thức, kỹ năng phòng, chống các chiêu trò lừa đảo.

Sinh viên có nên tham gia bán hàng đa cấp?

Không riêng sinh viên, bất kỳ ai tham gia các hoạt động bán hàng này cần phải tìm hiểu thật kỹ về các hoạt động của nó, các điều kiện ràng buộc và về các sản phẩm mà mình mua về để bán hay sử dụng. Nếu có dấu hiệu bất thường, lừa đảo cần mạnh dạn lên tiếng, phản ánh với các cơ quan chức năng để chặn đứng mọi hành vi lừa đảo.

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

  1. Tổ sư thằng admind, đi cảnh báo lừa đảo trong khi chính nó, chính cái web site này là cái ổ lừa đảo chính thức. Địt cụ mày, con chó, cả nhà mày chết không nhắm mắt

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền