Mỗi ngày có 24 tiếng, trung bình mỗi ngày một người có khoảng 6 tiếng để ngủ, mất khoảng 3 tiếng để ăn uống, vệ sinh, mất khoảng 1 tiếng để đi lại, khoảng 2 tiếng để nói chuyện với bạn bè, gia đình. trong khi đó chúng ta lại dành thời gian ở công sở khoảng 10 tiếng mỗi ngày, người nào ít lắm cũng phải 8 tiếng. Thời gian ở công sở nhiều nhất, và mình nghĩ ở đó cũng có nhiều chuyện để bàn nhất. Nay mình dành chút thời gian viết về một chuyện mà gần như chốn công sở nào cũng có. Đó là chuyện “mẫu những người bị ghét ở chốn công sở”. Họ là ai? Họ có đặc điểm gì? Và những mẫu người đó ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? Dựa trên một chút xíu kinh nghiệm thực tiễn, mình xin đúc kết những gì mình đã gặp và sắp xếp theo thứ tự mức độ bị ghét từ nhẹ đến nặng như sau.
1. Mẫu người đi làm chỉ biết làm, mọi chuyện khác “dont care”
Từ lúc ra trường đến giờ mình đã đi làm ở 2 công ty. Và hai chỗ mình đều gặp mẫu người như vậy. Đến giờ làm là ngồi vào làm, hết giờ rồi về, ai hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, không hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp, cộng sự, không tham gia “đàn đúm” cùng mọi người mỗi khi có dịp.
Mẫu người này thuộc dạng mẫu người bị ghét, nhưng mức độ bị ghét không lớn bởi vì họ “don’t care anything”. Nhưng xét về lâu về dài mẫu nhân viên này thường không có lợi cho các doanh nghiệp bởi bản tính “ù lì” luôn là kẻ thù số 1 của mỗi cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Doanh nghiệp là tập thể gắn kết, và đoàn kết chính là sức mạnh. Một người có chuyên môn giỏi đến đâu đi chăng nữa nhưng lại có tính “don’t care anything” thì không hề có lợi cho doanh nghiệp chút nào.
2. Mẫu người không có năng lực hoặc có năng lực nhưng lười biếng
Có thể cái tiêu đề sẽ khiến nhiều bạn bất ngờ nhưng điều đó là sự thật. Mình từng biết có người chuyên môn gần như là tiệm cận số 0 luôn ấy, nhưng họ vấn đến công ty và “làm việc” như thường. Giả sử như chuyên môn bạn không tốt nhưng bù lại bạn có sự cần cù, chịu khó học hỏi thì không nói làm gì, nhưng lạ kì là có những người chuyên môn tệ nhưng lại lười nhác học hỏi, cộng thêm cái thói bảo thủ nữa thì thôi rồi…
Và oái oăm thay những người này là những người luôn muốn được phúc lợi tốt mới ghê chứ. Làm thì lười nhưng lúc nào cũng đòi hỏi, thấy người khác được thưởng là tị nạnh so đo trong khi có việc là đùn đẩy trách nhiệm.
Mẫu người này cũng bị khó ưa chút chút, chưa đến mức phải bị ghét bởi vì cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới những người xung quanh. Khó ưa ở đây có thể là những lúc bạn nói người ta không nghe, mặc dù người ta sai rành rành :v
Và nói đến tập thể doanh nghiệp thì đương nhiên là không có lợi một chút nào.
3. Mẫu người có năng lực nhưng nói nhiều
Trường hợp này ở công ty mình đi làm lúc mới ra trường có gặp. Đó là một anh hơn mình 2 tuổi, rất giỏi về mảng luật đầu tư – doanh nghiệp. Làm việc rất tốt, được sếp cưng. Tuy nhiên đồng nghiệp thì lại không mấy ai ưa (trong đó có cả mình) vì nói rất nhiều, và rất thích lên mặt với người khác.
Một người có chuyên môn giỏi thì đương nhiên có lợi cho doanh nghiệp tuy nhiên vì tính “hống hách” mà nhiều người không ưa rất dễ bị cô lập. Điều đó khiến nội bộ doanh nghiệp có thể bị chia rẻ và nếu điều đó xảy ra thì không hề ổn một chút nào cả.
4. Mẫu người năng lực có hạn, nhưng ảo tưởng vô biên
Có những người năng lực có hạn nhưng lúc nào cũng nghĩ mình hay, mình giỏi. Bản tính này trực tiếp có hại cho chính người đó, vì không sớm thì muộn cuộc đờicũng sẽ cho họ những bài học nhớ đời thôi. Hê hê, và đương nhiên là họ bị ghét. Thử tưởng tượng một đứa dở hơn mình nhưng mồm lúc nào cũng oang oang tưởng mình là nhất, bạn có khó chịu không? Chắc chắn là có, mình xin cam đoan, cho dù bạn có là người thuộc mẫu số 1 – don’t care anything thì bạn cũng sẽ rất khó chịu với người này.
Và đương nhiên, những người này mang lại cho doanh nghiệp những nguy cơ và rủi ro cực cao. Ngoài những vấn đề về chuyên môn, những việc liên quan đến chuyện “ngoài lề” công việc cũng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp bởi ai cũng có chút “tư thù cá nhân trong mình, và không phải ai cũng tiết chế được nó khi làm việc cùng nhau. Bạn ghét thằng kia ở ngoài đời, rất khó để bạn làm việc chung với nó một cách hiệu quả. Và doanh nghiệp chính là người gánh hậu quả nặng nề nhất.
5. Mẫu người “Bà Tám”
Bỏ qua những vấn đề về chuyên môn, năng lực. Mình tin rằng đây là mẫu người bị ghét nhất trong bất kì doanh nghiệp nào. Đó là nhiều chuyện, nhiều chuyện và nhiều chuyện.
Đến công ty để làm việc chứ không phải là để “bà tám”. Đi làm nhưng chuyện nhà ông A, ông B mua được cái xe nào là biết hết, mới sắm được đôi giày cũng soi luôn.
Và cũng chính nhóm người này là nhóm người dễ gây chia rẻ nội bộ nhất. Ngồi với ông này, nói xấu bà kia, ngồi với bà kia nói xấu ông nọ để ông nọ với bà kia nghi ngờ và thù ghét lẫn nhau. Điều này là có, mình đã cảm nhận, cũng đã từng là nạn nhân. Rồi đi đồn thổi, tiêm nhiễm vào đầu óc những nhân viên mới những suy nghĩ sai lệnh, thậm chí là những chuyện KHÔNG HỀ CÓ cũng bơm vào đầu những nhân viên mới. Nào là
“bà đó ghê gớm lắm đó blah blah…”
“ông đó ghê gớm lắm đó thế này thế nọ, thế lọ thế chai”
“phòng đó làm việc nguy hiểm lắm đó, khó lắm đó, áp lực lắm đó…blah blah…”
Haizaaa, đến công ty là để làm, nhiều chuyện như vậy thì thời gian đâu mà làm không biết nữa. Mà không lo làm thì đương nhiên kế hoạch công việc không đạt, chỉ tiêu không đạt, doanh nghiệp bị đình trệ, ù lì… doanh nghiệp bị đình trệ, thất bát thì thu nhập chắc chắc sẽ bị ảnh hưởng. Sao những người này họ không biết điều đó nhỉ?
Cuối cùng doanh nghiệp là người gánh hậu quả nặng nhất mới đau chứ.
Mấy hôm nay đang bức xúc chuyện liên quan đến nhân sự, nguyên nhân trực tiếp cũng từ cái hội bà tám ở chỗ mình làm, lên đây xả xì chét một tí. Ở chỗ các bác làm không biết có vậy không, và có những trường hợp nào khác không mời các bác bổ sung…
Để lại một phản hồi