Trong hệ thống các chức danh tư pháp của các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra và thi hành án chỉ có Tòa án mới có chức danh Thư ký với tư cách là một trong các chủ thể tiến hành tố tụng độc lập.
Các nội dung liên quan:
- Vai trò và nhiệm vụ chung của Thư ký tòa án trong hoạt động tư pháp
- Các bước để trở thành Thư ký tòa án
Thư ký Tòa án là ai?
Thư ký Toà án là công chức làm việc tại Toà án có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Thư ký Tòa án có thể được phân công làm Thư ký phiên tòa. Thư ký phiên tòa có nhiệm vụ ghi chép thành biên bản diễn biến của phiên toà; kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng được triệu tập đến phiên toà, làm rõ lý do của những người vắng mặt và báo cáo danh sách đó cho HĐXX; ghi lại một cách đầy đủ trong biên bản phiên toà các diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và cùng với chủ tọa phiên toà ký vào biên bản đó.
Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn nói chung theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án 2014, vị trí, vai trò của Thư ký tòa án được quy định tại Điều 47 BLTTHS 2015. Theo đó, Thư ký Tòa án tại phiên tòa hình sự sơ thẩm gồm 4 nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, kiểm tra danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa
– Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và những người đến dự phiên tòa
– Thư ký phiên tòa phải kiểm tra danh sách những người được triệu tập đến tham gia phiên tòa
Hai là, Phổ biến nội quy phiên tòa và báo cáo danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa
– Trước khi phiên tòa bắt đầu, Thư ký phổ biến nội quy phiên tòa, những biện pháp sẽ áp dụng đối với những người vi phạm nội quy phiên tòa
– Thư ký kiểm tra giấy triệu tập, các giấy tờ có liên quan khác chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa
– Thư ký yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi HĐXX vào phòng xét xử để Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử
– Sau khi Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử và yêu cầu Thư ký báo cáo danh sách những người tham gia tố tụng được triệu tập đến phiên tòa thì Thư ký báo cáo những người tham gia tố tụng đã có mặt, vắng mặt và lý do vắng mặt
– Trong quá trình xét xử, khi những người tham gia tố tụng cung cấp chứng cứ, tài liệu mới tại phiên tòa thì Thư ký nhận và trình lên HĐXX
– Nếu VKS, người tham gia tố tụng có yêu cầu HĐXX cho nghe băng ghi âm, ghi hình là chứng cứ trong vụ án thì khi HĐXX châp nhận, Thư ký phải tiếp nhận chứng cứ và điều khiển thiết bị cho công tác này
– Sau khi nghị án, khi HĐXX ra tuyên án, Thư ký yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy nghe tuyên án, trừ những người vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi tại chỗ
Ba là, ghi biên bản phiên tòa
– Thư ký phải ghi đầy đủ những nội dung diễn biến tại phiên tòa
– Phải ghi đầy đủ những câu hỏi và những câu trả lời theo đúng trình tự diễn biến tại phiên tòa
– Ghi đầy đủ, tóm tắt các ý kiến phát biểu khi tranh luận và khi đối đáp
– Nắm vững nội dung vụ án và các số liệu trong vụ án. Kết hợp nghe và viết, không được viết tắt, rèn kỹ năng nghe và ghi tốc ký
– Sau khi kết thúc phiên tòa Thư ký phải tự mình kiểm tra lại biên bản phiên tòa. Sau đó cùng Chủ tọa phiên tòa ký tên vào biên bản
Bốn là, soạn thảo các quyết định giúp HĐXX
– Trường hợp người tham gia phiên tòa có hành vi vi phạm trật tự phiên tòa, Thẩm phán yêu cầu lập biên bản vi phạm thì Thư ký lập biên bản
– Trường hợp Thẩm phán phạt hành chính người vi phạm thì Thư ký soạn Quyết định xử phạt cho Thẩm phán ký, đóng dấu và tống đạt cho các bên liên quan
– Nếu hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 297 BLTTHS thì thư ký soạn quyết định hoãn phiên tòa theo mẫu 43
– Nếu HĐXX ra một trong các quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung theo mẫu 43; quyết định tạm đình chỉ vụ án theo mẫu 37; quyết định đình chỉ vụ án theo mẫu 40;
– Nếu phải trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên tòa Thư ký soạn quyết định trả tự do cho bị cáo tham khảo theo mẫu 05 (ban hành kèm theo NQ số 04;
– Nếu phải trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên tòa Thư ký soạn quyết định trả tự do cho bị cáo tham khảo theo mẫu 05 (ban hành kèm theo NQ số 04/2004/NQ-HĐTP)
– Căn cứ vài điều 329 về việc bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, Thư ký cần chuẩn bị soạn quyết định tạm giam theo mẫu số 07;
Để lại một phản hồi