Nhận diện phần chung của Bộ luật Hình sự 2015 và so sánh với BLHS cũ

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Nhận diện phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và so sánh với Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

 

Các nội dung liên quan:

 

Tải về máy: Nhận diện phần chung của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và so sánh với Bộ luật Hình sự cũ (file word)

 

TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

NĂM 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017

PHẦN I

NHẬN DIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN CỦA BLHS 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017, SO SÁNH VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ CŨ

Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về những điều khoản cơ bản không có thay đổi nhiều so với phần này tại BLHS cũ (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2018 – sau đây gọi chung là Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) thì các quy định mới này tại Bộ luật hình sự 2015 cũng đã bị sửa đổi, bổ sung khi chưa kịp thi hành. Nhìn chung, khi tích hợp hai nội dung của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì phần này vẫn được bố trí thành 04 điều luật, nội dung là xác định nhiệm vụ của Bộ luật hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lý hành vi phạm tội và trách nhiệm nhiệm phòng ngừa, đấu tranh tội phạm; phần sửa đổi, bổ sung năm 2017 tập trung vào nguyên tắc xử lý hành vi phạm tội.  Mặc dù vậy, thì tinh thần điều chỉnh các quan hệ pháp luật về hình sự trong phần này của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng không có gì thay đổi lớn so với Bộ luật hình sự cũ. Dưới đây là tổng hợp, so sánh và bình luận khái quát về sự thay đổi của điều luật mới so với điều luật cũ (trong đó phần nào bị sửa đổi, bổ sung năm 2017 sẽ được chúng tôi đề cập cụ thể):

1. Về Điều 1 BLHS 2015 – Nhiệm vụ của BLHS (năm 2017 không sửa đổi, bổ sung):

1.1. So sánh điều luật:

– Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự (BLHS cũ).

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.

– Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự (BLHS 2015)

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.

1.2. Nhận diện sự thay đổi:

Quy định này tại BLHS năm 2015 có thay đổi so với luật cũ. Nhưng chủ yếu là mặt nhận thức chung về chính sách pháp luật hình sự. Trong đó, bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước được xác định là một nhiệm vụ, đồng thời là nhiệm vụ trước hết của Bộ luật hình sự; xác định rõ quy đinh cũ về “bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân” thành “bảo vệ quyền con người, quyền công dân” để định hình rõ nội hàm về nhiệm vụ bảo vệ các cá nhân trong xã hội của BLHS.

Đối với những người làm công tác bảo vệ pháp luật, yêu cầu của sự thay đổi này là phải nhận thức cụ thể hơn và tuy duy khoa học hơn trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, định hình sự thay đổi về chủ trương của nhà nước thể hiện trong chính sách pháp luật hình sự để xác định thứ tự quan trọng của từng nhiệm vụ và nội hàm các quyền của cá nhân trong xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ.

2. Về Điều 2 BLHS 2015 – Cơ sở chịu trách nhiệm hình sự (Năm 2017 không sửa đổi, bổ sung)

2.1. So sánh điều luật:

–  Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự (BLHS cũ):

Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự (BLHS 2015)

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.2. Nhận diện sự thay đổi:

Quy định về cơ sở trách nhiệm hình sự tại Điều 2 của Bộ luật hình sự 2015 bổ sung nội dung về cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại – một chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự lần đầu tiên được Bộ luật hình sự quy định.

Cần lưu ý trong công tác điều tra, truy tố, xét xử là chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong phạm vi các tội được quy định theo phương pháp liệt kê tại Điều 76 Bộ luật hình sự, tất cả các tội danh còn lại trong Bộ luật hình sự pháp nhân thương mại không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự.

3. Về Điều 3 BLHS 2015 – Nguyên tắc xử lý (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

3.1. So sánh điều luật:

– Điều 3. Nguyên tắc xử lý (BLHS cũ)

1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

– Điều 3. Nguyên tắc xử lý (BLHS2015).

1. Đối với người phạm tội:

a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;

c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

 d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Điều 3 của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 như sau:

– Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 3 như sau:

“d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;”;

– Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 3 như sau:

“d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.”.

3.2. Nhận diện sự thay đổi:

Nguyên tắc xử lý hình sự trong Điều 3 BLHS năm 2015 có sửa đổi các quy định đối với hành vi phạm tội của người phạm tội và bổ sung nguyên tắc xử lý hình sự đối với pháp nhân phạm tội. Việc thay đổi cụm từ “nam, nữ” thành cụm từ “giới tính” đã bao quát được ngữ nghĩa phổ thông, khoa học của quy định đối với trách nhiệm hình sự từng con người trong xã hội, kể cả những người không là “nam” cũng chẳng phải là “nữ”.

Chính sách nghiêm trị đối với người phạm tội tại điều luật mới có thay đổi về mặt nhận thức khi lượng hình. Nếu ở quy định cũ quy định nghiêm trị đối tượng lưu manh… thì quy định mới đã bỏ từ “lưu manh”, và thay đổi từ đối tượng “cố ý gây hậu quả nghiêm trọng” – hậu quả ở mức thứ hai trong 4 mức, lên đối tượng “cố ý gây hậu quả đặt biệt nghiêm trọng” – hậu quả ở mức thứ tư trong 4 mức của tội phạm. Đối với quy định về khoan hồng thì điều luật mới đã bổ sung thêm chính sách khoan hồng đối với người phạm tội “đầu thú” nhằm khuyến khích, quan tâm hợp lý đối với những người phạm tội đã bị phát hiện, ra đầu thú, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ pháp luật.

Điều luật cũ quy định “phải chấp hành hình phạt tù trong trại giam” thì điều luật mới quy định “chấp hành hình phạt tù tại các cơ sở giam giữ” để phù hợp với thực tế công tác giam, giữ, quản lý thi hành án hình sự hiện nay. Đối với những người chấp hành tốt các quy định ở nơi giam, giữ, nếu điều luật cũ quy định “nếu họ có nhiều tiến bộ…” dễ phát sinh các hiểu, cách làm chung chung thì điều luật mới quy định rõ, cụ thể hơn là: “nếu họ có đủ điều kiện do bộ luật hày quy định”. Ngoài ra, khi có đủ điều kiện do Bộ luật hình sự quy định, thì theo điều luật mới, không chỉ người đó được xét giảm chấp hành hình phạt như điều luật cũ mà còn được “tha tù trước thời hạn có điều kiện;”.

Các quy định của điều luật mới về nguyên tắc xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội tương tự như quy định đối với cá nhân.

Trong phần sửa đổi, bổ sung năm 2017, nguyên tắc “khoan hồng đối với cá nhân tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” và “khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm” đã được loại bỏ. Tuy nhiên, quy định mới này (kể cả sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng không thể hiện nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng!

4. Về Điều 4 BLHS 2015 – Trách nhiệm phòng ngừa, đấu tranh và chống tội phạm (năm 2017 không thay đổi):

4.1. So sánh điều luật:

– Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm(BLHS cũ)

1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

– Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (BLHS 2015)

1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.

4.2. Nhận diện sự thay đổi:

Quy định của điều luật mới không khác nhiều so với điều luật cũ, chủ yếu là chỉnh sửa về từ ngữ cho hợp lý. Điều luật mới xác định rõ nhiệm vụ của 03 cơ quan tiến hành tố tụng là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án (không ghi cụ thể Tư pháp, Thanh tra như điều luật cũ). Nếu như điều luật cũ quy định “đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” thì điều luật mới xác định lại phòng ngừa là một nhiệm vụ và đấu tranh chống tội phạm là một nhiệm vụ và xác định thứ tự, vị trí của nhiệm vụ phòng ngừa đi trước, nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm đi sau.

Sự thay đổi này chủ yếu thể hiện đúng cách diễn đạt về ngữ nghĩa của điều luật và để các cơ quan chức năng xác định lại mục tiêu, nhiệm vụ trong quá trình thực hiện công việc được giao.

PHẦN II

NHẬN DIỆN QUY ĐỊNH VỀ HIỆU LỰC

 CỦA BLHS 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017, SO SÁNH VỚI BLHS CŨ

Qui định của Bộ luật hình sự 2015 về hiệu lực của bộ luật hình sự về cơ bản không thay đổi nhiều về nội hàm, phạm vi điều chỉnh so với BLHS cũ và không bị sửa đổi, bổ sung năm 2017. Các nội dung bổ sung, sửa đổi chủ yếu là chỉnh sửa câu chữ cho rõ nghĩa và xác định thêm một số vấn đề mới cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế như: điều chỉnh hành vi phạm tội của người nước ngoài, hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển thuộc vùng lãnh thổ quốc gia hoặc trên vùng biển cả hoặc vùng trời ngoài lãnh thổ. Dưới đây là tổng hợp, so sánh và bình luận khái quát về từng điều luật cụ thể:

1. Về Điều 5 BLHS 2015 – Hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam:

1.1. So sánh điều luật:

– Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (BLHS cũ)

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

– Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (BLHS 2015)

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đótrường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

1.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới sửa, bỏ một số từ, câu không phù hợp, chỉnh lại cho gọn như: Từ “các” trước từ “điều ước”, trước từ “quyền” của khoản 2 điều luật cũ hoặc sửa đoạn “các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự” của điều luật cũ thành câu ngắn, rõ nghĩa là “được hưởng quyền miễn trừ ngoài giao hoặc lãnh sự. Tương tự sửa cụm từ “ký kết hoặc tham gia” thành cụm từ “là thành viên”.

Điều luật mới bổ sung một nội dung về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngoài ra, điều luật mới xác định lại cho rõ nguyên tắc áp dụng điều ước, tập quá quốc tế trong xử lý hình sự và biện pháp xử lý bằng con đường ngoại giao đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước ta. Nếu điều luật cũ quy định tất cả các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 5 đều xử lý theo một hướng là: “trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”, thì điều luật mới xác định rõ hơn là xử lý theo hai hướng: Một là vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế mà Việt Nam là thành viên; trong trường hợp điều ước không quy định, không có tập quán quốc tế thì mới giải quyết bằng con đường ngoại giao.

2. Về Điều 6 BLHS 2015 – Hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam:

2.1. So sánh điều luật:

– Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(BLHS cũ)

1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

– Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (BLHS 2015)

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật nàytrong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.

2.2. Nhận diện sự thay đổi:

Khoản 1 và khoản 2 của điều luật bổ sung quy định điều chỉnh đối với pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là bổ sung phù hợp với chủ thể mới phạm tội do Bộ luật hình sự mới điều chỉnh.  Lưu ý rằng, khoản 1 điều luật mới thay đổi cụm từ “phạm tội”của điều luật cũ thành cụm từ “có hành vi phạm tội” và thêm vào đoạn “mà Bộ luật này quy định là tội phạm” là xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm một tội ở ngoài lãnh thổ mà Bộ luật hình sự Việt Nam quy định; còn hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ, do cá nhân, pháp nhân thương mại của nước ta gây ra…nhưng không phạm vào một tội được Bộ luật hình sự nước ta quy định (có thể theo pháp luật nước ngoài là tội phạm) thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Ngoài ra, khoản 2 điều luật mới xác định lại hiệu lưc của Bộ luật hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước ta. Theo đó, khoản 2 điều luật cũ quy định người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định; khoản 2 điều luật mới xác định rõ người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự “theo bộ luật này” trong hai trường hợp: Một là “hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; hai là “theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Điều này có nghĩa là, theo quy định mới, kể cả trường hợp không thuộc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng hành vi phạm tội nước ngoài xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước ta thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Về Điều 7 BLHS 2015 – Hiệu lực của BLHS về thời gian:

3.1. So sánh điều luật:

– Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian (BLHS cũ)

1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

– Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian (BLHS 2105)

1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật bổ sung nội dung “loại trừ trách nhiệm hình sự” vào việc xác định hiệu lực của Bộ luật hình sự về mặt thời gian. Loại trừ trách nhiệm hình sự là quy phạm mới được xây dựng thành một chương mới (chương IV) của Bộ luật hình sự. Về bản chất, đây chỉ là sự thay đổi cho rõ hơn và khoa học hơn. Nếu như trước đây BLHS cũ cơ cấu các quy định như: Sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự vào chương “Tội phạm” thì Bộ luật hình sự mới tách các quy định này ra thành chương riêng là “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” và bổ sung thêm 02 trường hợp thuộc diện loại trừ trách nhiệm hình sự mới (được phân tích ở phần sau).

Ngoài ra,khoản 3 của điều luật mới còn bổ sung trường hợp “tha tù trước thời hạn có điều kiện” vào trường hợp được áp dụng trước khi điều luật có hiệu lực thi hành (áp dụng theo hướng có lợi chi bị cáo). Quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện cũng là quy định mới của Bộ luật hình sự 2015 (sẽ phân tích ở phần sau).

Nội dung quy định của Bộ luật mớii về vấn đề hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian không có thay đổi lớn về bản chất. Tuy nhiên, một số điều luật của Bộ luật hình sự mới lại có hiệu lực trước thời điểm Bộ luật này có hiệu luật. Do đó, khi tiến hành tác nghiệp trong hoạt động tố tụng, chúng ta lưu ý các văn bản pháp quy sau quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian:

– Trường hợp phải áp dụng Bộ luật hình sự cũ:                         

+ Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội về việc thi hành BLHS 1999;

+ Công văn số 10/2000/KHXX ngày 10 tháng 01 năm 2000 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Mục 3 Nghị quyết số 32 nêu trên;

+ Nghị quyết số 229/2000/NQ – UBTVQH ngày 28 tháng 01 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Mục 3 của Nghị quyết 32 nêu trên.

+ Chỉ thị số 04/2000/CT – TTg ngày 17 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thi hành Bộ luật hình sự;

+ Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP – BCA ngày 12 tháng 6 năm 2000 về hướng dẫn thi hành Mục 3 Nghị quyết 32 và Nghị quyết 299 nêu trên;

+ Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP – BCA về hướng dẫn thi hành Điều 7 của Bộ luật hình sự nẳm 1999 và  Mục 2 Nghị quyết số 32 nói trên;

+ Mục 1,2 Phần I, Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 6 năm 2002 về giải đáp các vấn đề nghiệp vụ;

+ Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về việc thi hành Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009;

+ Công văn số 105/TANDTC – KHXX ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành khoản 2 Nghị quyết số 33/2009/QH12;

– Trường hợp áp dụng Bộ luật hình sự mới, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và BLHS cũ:

+ Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội khóa XIII về thi hành Bộ luật hình sự 2015;

+ Công văn số 326/TANDTC – PC ngày 31 tháng 12 năm 2015 về hướng dẫn việc xử lý đối với một số trường hợp cụ thể được áp dụng kể từ ngày Bộ luật hình sự được công bố ngày 18/12/2015.

+ Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2016 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự 2015…….

+ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 về thi hành Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017…

+ Công văn số 148/TANDTC – PC ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao về triển khai thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 về Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017.

(Phần tiếp theo: Quy định về tội phạm của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: So sánh với BLHS cũ và bình luận);

PHẦN III

NHẬN DIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM

CỦA BLHS 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017, SO SÁNH VỚI BLHS CŨ

Tổng số điều luật của phần này so với Bộ luật hình sự cũ là giảm 03 điều luật (19 so với 22 điều); năm 2017 sửa đổi, bổ sung 03 điều luật (gồm Điều 9, Điều 14 và Điều 19) của BLHS mới. Trong đó, đã chuyển sang chương khác 04 điều luật và bổ sung 01 điều luật mới. Những nội dung được sửa đổi cơ bản không làm thay đổi bản chất vấn đề, không ảnh hưởng nhiều đến nội hàm điều chỉnh của quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến phần này, trong đó có một số nội dung giữ nguyên như điều luật cũ là: Cố ý phạm tội, Vô ý phạm tội. Người làm công tác thi hành pháp luật, khi tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự cần lưu ý có 03 thay đổi quan trọng liên quan đến các quy định về tội phạm của BLHS 2015 tác động trực tiếp đến nhiệm vụ công tác là:

Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định cụ thể hơn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ yếu là đối với người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi;

Thứ hai, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định theo phương pháp liệt kê những trường hợp người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội;

Thứ ba, Bộ luật hình sự 2015 xác định người che dấu tội phạm là người thân thích của người phạm tội “Che dấu tội phạm” theo khoản 1 của điều luật sẽ không phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự (phân tích ở phần sau).

Dưới đây là những tổng hợp, so sánh và nhận diện khái quát liên quan:

1.Về Điều 8, Điều 9 BLHS 2015 – Khái niệm, phân loại tội phạm:

1.1. So sánh điều luật:

– Điều 8. Khái niệm tội phạm (BLHS cũ)

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

 Điều 8. Khái niệm tội phạm (BLHS 2015)

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

– Điều 9. Phân loại tội phạm (BLHS 2015 – Mới bổ sung và có sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm  đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”.

1.2. Nhận diện sự thay đổi:

Quy định về khái niệm tội phạm tại Điều 8 của BLHS cũ có 4 khoản. Bộ luật hình sự 2015 tách nội dung quy định của điều luật cũ thành 02 điều luật. Trong đó, quy định về khái nhiệm tội phạm tại điều 8 của luật mới gồm 02 khoản (khoản 1 và khoản 4) và bổ sung Điều 9 có 04 khoản với nội dung tương tự 02 khoản còn lại của điều luật cũ (khoản 2 và khoản 3).

Khoản 1 của Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thay cụm từ “xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân” bằng cụm từ “xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”. Sự thay đổi này không làm thay đổi nội hàm điều chỉnh của quy phạm pháp luật này mà chỉ gom các quyền cụ thể về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…vào “quyền con người” cho phù hợp với thay đổi ở phần những điều khoản cơ bản của Bộ luật hình sự mới.

Bộ luật hình sự 2015 bổ sung Điều 9 quy định về phân loại tội phạm và định nghĩa từng loại tội phạm. Về bản chất và nội hàm thì không có thay đổi gì so với khoản 2, khoản 3 của Điều 8 Bộ luật cũ. Riêng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nếu BLHS cũ quy định tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm…có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù, thì điều luật mới bổ sung “có mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”. Đây là nội dung bổ sung nhằm khắc phục tồn tại của điều luật cũ, bởi lẽ trong Bộ luật hình sự cũ, có nhiều tội, mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ, và nếu như theo quy định cũ thì không xác định được người phạm tội đó thuộc loại tội phạm gì.

Những sửa đổi, bổ sung quy năm 2017 tập trung vào nội dung chính là phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội (ở khoản 2 Điều 9 – khoản mới bổ sung). Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 còn sửa số thứ tự của 4 khoản trong Điều 9 của Bộ luật hình sự 2015 thành 4 khoản theo thứ tự chữ cái a, b, c, d và các từ “tù” được bổ sung và sau các từ “3 năm, 7 năm, 15 năm” ở các khoản b, c, d (2, 3, 4) để đảm bảo điều luật được rõ nghĩa và được áp dụng thống nhất.

2. Về Điều 12 BLHS 2015 – Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

2.1. So sánh điều luật:

– Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (BLHS cũ)

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (BLHS 2015)

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép cht ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sởphương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặcchiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

2.2. Nhận diện sự thay đổi:

Khoản 1 của điều luật mới không thay đổi về nội dung, chỉ bổ sung thêm cụm từ “trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác” cho phù hợp với quy định của BLHS mới. Bởi vì, trong quy định của Bộ luật hình sự mới, có một số loại tội không truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân (sẽ phân tích ở phần sau).

Khoản 2 của điều luật mới tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nhiều nội dung thay đổi, những thay đổi này tác động trực tiếp đến nhiệm vụ của những người tiến hành tố tụng và công tác trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật hình sự. Theo đó, Bộ luật hình sự cũ xác định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm, rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định khác hơn, không phân biệt rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, không phân biệt cố ý hay vô ý mà chỉ cần người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm vào các tội “giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã điều chỉnh những nội dung mới trong quy định này ở Bộ luật hình sự năm 2015, đó là xác định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặt biệt nghiêm trọng tại các điều luật cụ thể sau:

+ Điều 123: Tội giết người;

+ Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Điều 141: Tội hiếp dâm;

+ Điều 142: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;

+ Điều 143: Tội cưỡng dâm;

+ Điều 144: Tội dưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

+ Điều 150: Tội mua bán người;

+ Điều 151: Tội mua bán người dưới 16 tuổi;

+ Điều 168: Tội cướp tài sản;

+ Điều 169: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Điều 207: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả;

+ Điều 299: Tội khủng bố;

+ Điều 300: Tội tài trợ khủng bố;

+ Điều 301: Tội bắt cóc con tin;

+ Điều 302: Tội cướp biển;

+ Điều 303: Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia;

+ Điều 324: Tội rửa tiền.

Sự thay đổi này khác Bộ luật hình sự cũ (BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung 2009) ở chỗ, quy định cũ xác định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 xác định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng (bỏ nội dung kèm theo do cố ý) và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong 17 tội danh đã liệt kê. Thực ra, về mặt lý luận cấu thành tội phạm của 17 tội danh trên thì lỗi trong mỗi tội danh là lỗi cố ý, không có tội danh nào thuộc diện lỗi vô ý cả. Do vậy, nói rõ hơn là, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã thu hẹp diện chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu trước đây là phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì nay chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trong của 17 tội danh liên quan.

So với Bộ luật hình sự năm 2015, thì việc sửa đổi, bổ sung năm 2017 có những thay đổi mang tính căn bản như sau:

– Bộ luật hình sự năm 2015 quy định ngườ từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội “tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” – không phân biệt loại tội phạm gì (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng cũng phải chịu trách nhiệm hình sự). Nội dung sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã xác định lại, đối với các tội danh trên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặt biệt nghiêm trọng (bỏ việc truy cứu trách nhiệm hình sự người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong trường hợp họ phạm các tội trên ở mức độ tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng).

– Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng của 29 tội danh trong khoản 2 của Điều 12, thì việc sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã điều chỉnh lại còn 17 tội danh trong đó:

+ Giữ nguyên 12 tội danh tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 299, 303 (nội dung các tội danh đã liệt kê ở phần trên);

+ Bãi bỏ 16 tội danh tại điểm b, c, d, đ và tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện ký thuật quân sự” thuộc điểm e của khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, gồm: “b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép cht ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e)………Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện ký thuật quân sự)

Bổ sung mới 05 tội danh tại các điều 207, 300, 301, 302, 324 (nội dung điều luật đã liệt kê ở trên).

3. Về Điều 13 BLHS 2015 – Phạm tội do dùng rượu bia…(năm 2017 không thay đổi):

3.1. So sánh điều luật:

– Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác (BLHS cũ)

Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác (BLHS 2015)

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới chỉ thay đổi từ “say” của điều luật cũ thành đoạn “mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” để xác định mức độ ảnh hưởng đến nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của một người sử dụng bia, rượu hoặc chất kích thích mạnh khác. Việc thay đổi này không làm thay đổi nội dung, phạm vi điều chỉnh của quy định xử lý trách nhiệm hình sự đối với người sử dụng bia, rượu hoặc chất thích khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

4. Về Điều 14 BLHS 2015 – Chuẩn bị phạm tội (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

4.1. So sánh điều luật:

– Điều 17. Chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.

– Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự:

a) Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc); Điều 110 (tội gián điệp); Điều 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ); Điều 112 (tội bạo loạn); Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 118 (tội phá rối an ninh); Điều 119 (tội chống phá trại giam); Điều 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân);

b) Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác);

c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);

d) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội rửa tiền).

3. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

4.2. Nhận diện sự thay đổi:

Khoản 1 của điều luật mới bổ sung thêm một hình thức chuẩn bị phạm tội là “thành lập, tham gia nhóm tội phạm”, nhưng trừ trường hợp phạm tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)hoặc thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố theo điểm a khoản 2 các điều 113 và 299.

So với Bộ luật hình sự cũ (BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì khoản 2 điều 14 của Bộ luật hình sự 2015 liệt kê 21 tội danh mà người chuẩn bị phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khác với bộ luật cũ, trong 21 tội danh được liệt kê này, ở mỗi điều luật đều quy định về xử lý trách nhiệm hình sự, khung hình phạt đối với người chuẩn bị phạm tội. Ngoài ra, điều luật mới còn bổ sung quy định tại khoản 3 đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội về các tội Giết người (Điều 123), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội cướp tài sản (Điều 168), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) thì mới phảichịu trách nhiệm hình sự. Còn đối với các tội khác, chuẩn bị phạm tội có khung hình phạt đến 5 năm tù, không phải loại tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nên người từ đủ 14 đến dưới 16 không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phạm tội.

Nhưng so với Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có những thay đổi sau:

– Bổ sung thêm 04 tội danh mà ngưởi chuẩn bị phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gồm:

+ Điều 109: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

+ Điều 115: Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội;

+ Điều 116: Tội phá hoại chính sách đoàn kết;

+ Điều 207: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

Như vậy, tổng số tội danh mà người chuẩn bị phạm tội (từ đủ 16 tuổi trở lên) phải chịu trách nhiệm hình sự là 25;

– Khoản 3 của Điều 14 của Bộ luật hình sự 2015 được sửa lại, giảm từ 04 tội danh quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 14 BLHS 2015 xuống còn 02 tội danh mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là: Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp tài sản (Điều 168);

5. Về Điều 17 BLHS 2015 – Đồng phạm (năm 2017 không thay đổi):

5.1. So sánh điều luật:

– Điều 20. Đồng phạm (BLHS cũ)

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

– Điều 17. Đồng phạm(BLHS 2015)

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

5.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới chuyển khoản 3 của điều luật cũ lên khoản 2 cho phù hợp với nội dung diễn đạt, không có thay đổi về ý nghĩa, nội dung điều luật. Ngoài ra, điều luật mới bổ sung quy định về mức độ chịu trách nhiệm của các đồng phạm trong trường hợp một hoặc nhiều người thực hành có hành vi vượt quá. Việc bổ sung này là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn khởi tố, truy tố, xét xử những trường hợp có nhiều người cùng chủ ý thực hiện hành vi phạm tội nhưng có người thực hiện vượt quá hành vi so với thỏa thuận ban đầu, gây ra hậu quả ngoài ý muốn của những người còn lại.

6. Về Điều 18 BLHS 2015 – Che dấu tội phạm:

6.1. So sánh điều luật:

– Điều 21. Che giấu tội phạm(BLHS cũ)

Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

– Điều 18. Che giấu tội phạm (BLHS 2015 – năm 2017 không thay đổi)

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

6.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới bổ sung khoản 2 và đây là nội dung lần đầu Bộ luật hình sự quy định người có hành vi che dấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. Trước đây, Bộ luật hình sự chỉ quy định nội dung này đối với hành vi không tố giác tội phạm của cha, mẹ, ông, bà….của người phạm tội.

7. Về Điều 19 BLHS 2015 – Không tố giác tội phạm – sửa đổi, bổ sung năm 2017):

7.1. So sánh điều luật:

 Điều 22. Không tố giác tội phạm (BLHS cũ)

1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

– Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Ðiều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”.

7.2. Nhận diện sự thay đổi:

So với Bộ luật hình sự cũ thì Điều luật mới của Bộ luật hình sự 2015 bổ sung khoản 3 về nội dung không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa trong trường hợp người bào chữa biết được hành vi phạm tội khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa. Đây là chủ thể mới được Bộ luật hình sự quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự cùng với các chủ thể là người thân thích (ông, bà, cha, mẹ….) của người phạm tội không tố giác tội phạm.

Những nội dung tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 19 của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

– Khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389BLHS 2015 (Điều 390 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thay cụm từ “các tội xâm phạm an ninh quốc gia” bằng cụm từ “các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này” và cụm từ “hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác” bằng cụm từ “hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng”. Theo đó, kiểm tra các tội quy định tại Chương XIII thì cũng là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, nên đây chỉ là sự thay đổi về hình thức, không có thay đổi về nội dung.

Nhưng, Khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 bị sửa đổi nội dung quan trọng nằm ở sự thay đổi về nội hàm của Điều 389 trong cụm từ “tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389” sang cụm từ “….quy định tại Điều 390”, đó là:

Thứ nhất: Điều 390 của Bộ luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó:

+ Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt”;

Tại Khoản 1 Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã bổ sung thêm đoạn “quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị” vào sau cụm từ “Người nào biết rõ một trong các tội phạm..”.  Cụ thể, khoản 1 Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nội dung hoàn chỉnh là:

 “1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì ngoài việc các đối tượng là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội” phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm đối với các tội quy định tại Điều 389 (theo quy định của Bộ luật hình sự 2015) thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gồm các tội danh đã được phân tích ở phàn 4.1 của bài viết này);

Thứ hai: Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 cũng được sửa đổi, bổ sung. Theo đó:

+ Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);

c) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);

d) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

đ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);

e) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);

g) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);

h) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);

i) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);

k) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);

l) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Khoản 1 của Điều luật trên được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.”.

Theo đó, các điểm của khoản 1 Điều 389 sửa đổi, bổ sung năm 2017 không có thay đổi gì lớn, chủ yếu thay đổi các từ ngữ, cách trình bày nội dung của các điểm khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015. Ngoài ra có bổ sung ở điểm đ và điểm i của khoản 1 các nội dung sau:

+ Điểm đ khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không hứa hẹn trước mà che dấu tội phạm quy định tại Điều 195, các khoản 2, 3; Điều 206, các khoản 2 và 3…Nội dung này được sửa lại tại điểm đ khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 theo hướng bổ sung thêm khoản 4 vào, và trờ thành “các khoản 2, 3 và 4 Điều 195”, “các khoản 2, 3 và 4 Điều 206” và thay vì ghi nguyên điều 193, 194 thì liệt kê các khoản 1, 2, 3, 4 vào các điều 193, 194 (bỏ khoản 5 và khoản 6) và trở thành “các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194” – các điều 193, 194 Bộ luật hình sự năm 2015 có 6 khoản.

+ Điểm i khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không hứa hẹn trước mà che dấu tội phạm quy định tại Điều 357, các khoản 2, 3….Nội dung này được sửa lại theo hướng bổ sung thêm khoản 4 vào, và trở thành “các khoản 2, 3 và 4 Điều 357”.

Tóm lại, thay đổi chính của khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2017 là bổ sung thêm các tội quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 vào các tội phạm mà người không tố giác tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời bỏ đi khoản 5 và khoản 6 của các điều 193, 194, bổ sung thêm các tội phạm quy định tại khoản 4 các Điều 195, 206 vào các tội phạm mà người không tố giác tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 theo hướng:

Vì đây là nội dung mới bổ sung tại Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng được dư luận quan tâm nhiều. Theo đó, quy định được sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại khoản 3 Điều 19 khẳng định: Việc chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm của người bào chữa giống với các đối tượng là “ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội” trong trường hợp khi thực hiện việc bào chữa, người bào chữa biết rõ các tội phạm đó do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện.

Điểm cần chú ý là: So với khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015, thì nội dung sửa đổi, bổ sung năm 2017 thiết kế lại cách diễn đạt của quy định này cho rõ nghĩa hơn, đồng thời bổ sung việc người bào chữa phải chịu trách nhiệm về tội không tố giác tội phạm kể cả trong trường hợp biết thân chủ của mình chuẩn bị phạm tội các tội quy định tại Chương XIII hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng(Bộ luật hình sự 2015 chỉ xác định người bào chữa chịu trách nhiệm hình sự khi biết thân chủ “đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm”).

PHẦN IV

NHẬN DIỆN QUY ĐỊNH MỚI VỀ

NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Bộ luật hình sự 2015 thiết kế một chương mới quy định về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, chương này được giữ nguyên trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2017. Về kỹ thuật lập pháp, đây là một chế định có tên gọi và cách hiểu mới. Tuy nhiên, về cơ sở lý luận thì chế định này được hình thành trên nền tảng các quy định của Bộ luật hình sự cũ về những trường hợp thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đây, phần này được quy định chung với phần “Tội phạm”.

Chương này được cơ cấu 07 điều luật (từ Điều 20 đến Điều 26), gồm 04 điều luật trong phần “Tội phạm” của Bộ luật hình sự cũ là: Sự kiện bất ngờ, Tính trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, Phòng vệ chính đáng, Tình thế cấp thiết và bổ sung 03 điều luật mới với 03 chế định loại trừ trách nhiệm hình sự mới. Trong 04 điều luật cũ chuyển sang thì có 03 điều luật được giữ nguyên nội dung là: Sự kiện bất ngờ, Tình thế cấp thiết và Phòng vệ chính đáng. Dưới đây là tổng hợp, so sánh cụ thể:

1. Về Điều 21 BLHS 2015 – Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:

1.1. So sánh điều luật:

– Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (BLHS cũ)

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

1.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới đã bỏ đoạn cuối của khoản 1 và khoản 2 của điều luật cũ. Cách xây dựng điều luật mới như vậy là phù hợp với đại ý của tên điều luật là “Tính trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Còn đoạn cuối của khoản 1 điều luật cũ là quy định về giải pháp xử lý đối với người phạm tội nhưng bị bệnh tâm thần, không có năng lực trách nhiệm hình sự; tương tự khoản 2 của điều luật cũ quy định về trường hợp bị mất năng lực trách nhiệm hình sự sau khi phạm tội. Việc thay đổi này không làm thay đổi nội dung chính của điều luật mới so với điều luật cũ là: Xác định như thế nào là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và hậu quả pháp lý của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Về Điều 24 BLHS 2015 – Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.

2.1. Nội dung điều luật mới:

– Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.2. Nhận diện sự thay đổi:

Khoản 1 của điều luật mới quy định về hậu quả pháp lý đối với hành vi vì bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác phải sử dụng vũ lực cần thiết để gây thiệt hại cho người bị bắt. Chế định này bảo vệ quyền lợi của công dân hoặc cá nhân khác trong phòng ngừa, đấu tranh và chống tội phạm, nhất là quyền lợi của những người thi hành công vụ, trực tiếp trấn áp tội phạm hoặc bắt người phạm tội quả tang, bắt người theo lệnh truy nã. Theo đó, dù có gây thiệt hại cho người bị bắt giữ nhưng hành vi này không phải là tội phạm.

Ngược lại, khoản 2 của điều luật cũng xác định mức độ cần thiết khi sử dụng vũ luật gây thiệt hại cho người bị bắt, nếu vượt quá mức độ cần thiết thì người gây thiệt hại tuy là vì mục đích chung, không chủ ý cá nhân nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vấn đề là, qua nghiên cứu điều luật, chúng tôi cho rằng trong thực tiễn xảy ra trường hợp khi bắt giữ người phạm tội, người bắt giữ không dùng vũ lực mà dùng các biện pháp khác như: dùng dây chặn đường xe chạy; bơm thuốc mê vào phòng kín nơi người bị bắt giữ cố thủ, nhốt con tin; giăng bẫy lưới…v…v…mà gây ra thiệt hại cho sức khỏe của người bị bắt, thì mức độ trách nhiệm hình sự của họ như thế nào?

3. Về Điều 25 BLHS 2015 – Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ:

3.1. Nội dung điều luật mới:

– Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới xác định nếu trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ gây ra thiệt hại, rủi ro (dù đã làm đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa) thì không phải là tội phạm. Quy định mới này bổ trợ quan trọng cho những người làm nghiên cứu khoa học trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, kỹ thuật hiện nay.

Hậu quả gây ra trong nghiên cứu khoa học…do không làm đúng quy trình, quy phạm, không phòng ngừa hoặc phòng ngừa không đầy đủ thì người gây ra hậu quả phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này, trước đây chúng ta thường gọi là vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vô ý gây thiệt hại….khi giải quyết vụ việc liên quan.

4. Về Điều 26 BLHS 2015 – Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

4.1. Nội dung điều luật mới:

– Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.

4.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới này xác định người gây ra thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (trong lực lượng vũ trang nhân dân) để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, khi đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo nhưng vẫn buộc phải thực hiện thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc đó. Lưu ý, quy định mới này không áp dụng đối với người phạm vào khoản 2 của các tội: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh (Điều 421); Tội chống loài người (Điều 422); Tội phạm chiến tranh (Điều 423).

PHẦN V

NHẬN DIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, MIỀN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, CỦA BLHS NĂM 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017, SO SÁNH VỚI BLHS CŨ

Phần này so với Bộ luật hình sự cũ không có thay đổi nhiều và không có sửa đổi, bổ sung trong năm 2017, tập trung nhiều nhất vào việc sửa đổi các câu, từ cho phù hợp với thuật ngữ pháp lý. Trong 03 điều luật của phần này thì điều luật về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự có thay đổi nhiều về nội dung, đây là vấn đề mà những người làm công tác liên quan đến hoạt động tố tụng cần chú ý. Dưới đây là tổng hợp so sánh và nhận diện khái quát.

1. Về Điều 27 BLHS 2015 – Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.1. So sánh điều luật:

– Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (BLHS cũ)

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

A) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

B) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

C) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

D) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

– Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (BLHS 2015)

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

1.2. Nhận diện sự thay đổi:

Khoản 1 và khoản 2 của điều luật cũ được giữ nguyên về nội dung, về từ ngữ, điều luật mới đã bỏ từ “các” ở trước từng loại tội: Ít nghiêm trọng, Nghiêm trọng….để ngữ nghĩa pháp lý rõ ràng, không tạo ra sự suy luận nhiều chiều. Bằng sự thay đổi một số từ, cụm từ của khoản 3 khiến điều luật mới có sự điều chỉnh nhỏ về mặt nội dung so với điều luật cũ. Đó là:

– Điều luật mới thay cụm từ “lại phạm tội mới” thành cụm từ “lại thực hiện hành vi phạm tội mới”. Sự thay đổi này làm chuyển biến trong nhận thức lại quy định của điều luật. Bởi khi nói về phạm tội mới là phải nhận thức rằng hành vi phạm tội đã cấu thành tội phạm với đầy đủ 4 yếu tố chính, và chỉ như vậy mới được tính lại thời hiệu đối với tội cũ.

Khác với quy định cũ, điều luật mới quy định “lại thực hiện hành vi phạm tội mới” là xác định rõ thời hiệu truy cứu đối với tội cũ sẽ được tính lại ngay khi chủ thể đó thực hiện hành vi phạm tội mới mà không cần đợi đến khi hành vi phạm tội mới của chủ thể đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới.

– Điều luật mới quy định trường hợp người phạm tội trốn tránh và đã có quyết định (điều luật cũ là: Lệnh) truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra đầu thú, thay vì “kể từ ngày người đó ra tự thú” như điều luật cũ. Sự thay đổi này cho sát với ngữ nghĩa của thuật ngữ pháp lý. Bởi vì “tự thú” được hiểu là chưa ai biết, chưa ai phát hiện người phạm tội, còn đầu thú thì hành vi phạm tội, người phạm tội đã bị phát hiện (truy nã), nhưng người phạm tội bỏ trốn, sau đó tự nguyện ra trình diện cơ quan thẩm quyền.

2. Về điều 28 BLHS 2015 – Không áp dụng thời  hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:

2.1. So sánh điều luật:

– Điều 24. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật này đối với các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.

– Điều 28. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:

1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;

2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;

3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật nàytội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

2.2. Nhận diện sự thay đổi:

Kết cấu của điều luật mới có thay đổi so với điều luật cũ. Nội dung của điều luật mới có bổ sung một khoản quy định 02 tội riêng biệt không áp dụng thời hiệu. Theo đó, điều luật mới giữ quy định cũ về không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia (BLHS cũ quy định tại Chương XI, BLHS 2015 quy định tại Chương XIII), các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (BLHS cũ quy định tại Chương XXIV, BLHS 2015 quy định tại Chương XXVI). Đáng lưu ý là Bộ luật hình sự bổ sung 02 trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mới đó là: Trường hợp phạm tội Tham ô tài sản theo khoản 3 và khoản 4 Điều 353 BLHS và trường hợp phạm tội Nhận hối lộ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 354 BLHS. Khi điều tra, truy tố, xét xử hai loại tội này từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, những người có trách nhiệm cần đặc biệt quan tâm kỹ nội dung này.

3. Về Điều 29 BLHS 2015 – Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự:

3.1. So sánh điều luật:

– Điều 25. Miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.

– Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3.2. Nhận diện sự thay đổi:

Trong phần này, điều luật này là thay đổi nhiều nhất. Điều luật mới cơ cấu lại, tách bạch các trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự, các trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự và bổ sung nhiều trường hợp có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

– Điều luật mới bổ sung trường hợp “do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” là điều kiện được miễn trách nhiệm hình sự;

– Trường hợp “do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”: Điều luật cũ quy định người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự thì điều luật mới quy định đây là trường hợp “có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

– Điều luật mới bổ sung các trường hợp có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự là: Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sựNội dung này, người làm công tác thực thi pháp luật cần nghiên cứu kỹ khoản b Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 để áp dụng pháp luật hình sự chuẩn xác.

 

PHẦN VI

NHẬN DIỆN QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT

TRONG BLHS 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017, SO SÁNH VỚI BLHS CŨ

Bộ luật hình sự 2015 có sửa đổi một số nội dung liên quan đến các quy định về hình phạt chính, các phần còn lại như khái niệm hình phạt, mục đích hình phạt, tên từng loại hình phạt tuy có thay đổi về câu chữ để đảm bảo tính chuẩn xác về thuật ngữ pháp lý nhưng không thay đổi nội hàm, phạm vi áp dụng của điều luật (những nội dung này người viết chỉ so sánh mà không thể hiện quan điểm nhận diện sự thay đổi). Theo đó, Bộ luật hình sự mới bổ sung quy định chung về hình phạt đối với pháp nhân, sửa đổi một số quy định liên quan đến từng loại hình phạt theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, quy định rõ trách nhiệm của người chấp hành hình phạt, gia đình, cộng đồng, chính quyền đối với hình phạt cải tạo không giam giữ và bó hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Các quy định trong phần này không bị sửa đổi, bổ sung trong năm 2017. Dưới đây là tổng hợp so sánh và nhận diện khái quát liên quan:

I. Quy định về hình phạt chính:

1. So sánh Điều 30 Bộ luật hình sự 2015 –Khái niệm hình phạt:

– Điều 26. Khái niệm hình phạt (BLHS cũ)

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.

 – Điều 30. Khái niệm hình phạt (BLHS 2015)

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

2. So sánh Điều 31 BLHS 2015 – Mục đích của hình phạt:

– Điều 27. Mục đích của hình phạt (BLHS cũ)

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

– Điều 31. Mục đích của hình phạt (BLHS 2015)

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

3. Về Điều 33 BLHS 2015 – Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều luật mới Bổ sung)

– Điều 33. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

4. Về Điều 35 BLHS 2015 – Phạt tiền:

4.1. So sánh điều luật:

– Điều 30. Phạt tiền(BLHS cũ)

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.

4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.

– Điều 35. Phạt tiền(BLHS 2015)

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

4.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Nếu ở điều luật cũ, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tiền đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng chủ yếu trong lĩnh vực xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính. Thì điều luật mới quy định được áp dụng hình phạt tiền với tất cả các loại tội ở mức độ người phạm tội ít nghiêm trọng, người phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định và người phạm tội rất nghiêm trọng do xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Theo đó, nếu trước đây, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tiền trong trường hợp người phạm tội bị xét xử ở khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù, thì theo Bộ luật hình sự mới, Tòa án có quyền áp dụng hình phạt tiền cả trong trường hợp người phạm tội bị xét xử về tội do Bộ luật hình sự quy định với khung hình phạt cao nhất là từ 3 đến dưới 15 năm tù.

Ngoài ra, điều luật mới còn quy định bổ sung việc áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội và bỏ nội dung quy định về cách thức nộp tiền phạt tại khoản 4 của điều luật cũ.

Vấn đề ở chỗ: Bộ luật hình sự quy định pháp nhân phạm tội bị áp dụng hình phạt chính là:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Như vậy: Trong 03 loại trên thì chỉ Phạt tiền là ở loại tội phạm Ít nghiêm trọng (khoản 1 Điều 9 BLHS 2015) còn hai loại sau (Đình chỉ hoạt động có thời hạn, Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn) thì thuộc diện loại tội gì (nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng…)? Đây là vấn đề thuộc thẩm quyền xét xử và phạm vi áp dụng hình phạt! Cần hướng dẫn cụ thể!

5. Về Điều 36 BLHS 2015 – Cải tạo không giam giữ:

5.1. So sánh điều luật:

Điều 31. Cải tạo không giam giữ (BLHS cũ);

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

– Điều 36. Cải tạo không giam giữ (BLHS 2015)

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.

5.2. Nhận diện sự thay đổi:

Khoản 2 của Điều luật mới sửa đổi cụm từ “chính quyền địa phương nơi người đó thường trú” thành cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú” nhằm xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác thi hành án hình sự đối với loại hình phạt Cải tạo không giam giữ. Bởi trên thực tế trước đây, chỉ quy định chính quyền thì không rõ trách nhiệm của cơ quan nào. Hơn nữa, trường hợp người phải chấp hành án có hộ khẩu thường trú một nới nhưng tạm trú, cư trú nơi khác đã dẫn đến không có tổ chức, cá nhân nào quản lý người này, làm mất giá trị áp dụng vào thực tế của loại hình phạt này. Tuy nhiên, quy định này áp dụng vào thực tiễn sẽ gây khó khăn cho cơ quan ra quyết định thi hành án hình sự, bởi lẽ địa chỉ thường trú, cư trú của người phải chấp hành án được xây dựng trong hồ sơ vụ án nhưng thực tế cư trú của họ thì có thể thay đổi bất cứ lúc nào, nay cư trú nơi này, mai cư trú nơi khác…Cần phải có hướng dẫn về vấn đề này.

Khoản 3 của điều luật mới bổ sung quy định về thời gian và phương pháp để tính khấu trừ thu nhập. Trước đây, ở điều luật cũ quy định khấu trừ thu nhập đối với người bị xử phạt cải tạo không giam giữ nhưng lại không quy định khấu trừ từ thời điểm nào, trong bao lâu và khấu trừ như thế nào. Nay điều luật mới quy định cụ thể thời gian khấu trừ thu nhập là “Trong thời gian chấp hành án” và phải “khấu trừ hằng tháng”. Ngoài ra, khoản 3 điều luật mới còn bổ sung trường hợp không phải khấu trừ thu nhập, đó là “đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự”.

Khoản 4 là nội dung mới bổ sung. Đây là quy định biện pháp xử lý tình huống áp dụng khấu trừ thu nhập đối với “trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt” để đảm bảo nghĩa vụ của người chấp hành án khi thi hành án và giá trị thực tế của hình phạt cải tạo không giam giữ.

6. Về Điều 33 BLHS 2015 – Tù có thời hạn:

6.1. So sánh điều luật:

– Điều 33. Tù có thời hạn (BLHS cũ)

Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.

– Điều 38. Tù có thời hạn(BLHS 2015)

1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.

6.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới bổ sung quy định về trường hợp không áp dụng hình phạt tù. Đây là quy định mới mà theo chúng tôi nó tháo gỡ được tính thiếu thống nhất trong áp dụng hình phạt tù và các hình phạt khác nhẹ hơn khi xét xử. Theo quy định này, nếu bị cáo lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng thì Tòa án không được áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Trong thực tiễn xét xử, trên phạm vi chung của cả nước, trong một tỉnh, thậm chí cả trong một Tòa án thì kết quả xét xử đối với một người phạm tội ít nghiêm trọng lần đầu do vô ý, có nơi cư trú rõ ràng…lại khác nhau; một phần lý do của việc này là không có quy định pháp luật cụ thể, dẫn đến sự tùy tiện, phát sinh chuyện tình nghĩa, ý chủ quan của Hội đồng xét xử…Đây là vấn đề mà các Thẩm phán lưu ý khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội ít nghiêm trọng lần đầu do vô ý, có nơi cư trú rõ ràng, nhất là trường hợp phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS cũ (khoản 1 hoặc khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 – Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.)…

Vì nội dung chính của điều luật mới về tù có thời hạn không có gì thay đổi so với điều luật cũ nên khi tác nghiệp, người làm công tác thực thi pháp luật vẫn có thể tham khảo hướng dẫn tại Mục 3, Nghị quyết số 01/2000/NQ – HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999 liên quan đến quy định “Tù có thời hạn”

7. So sánh Điều 39 BLHS 2015 – Chung thân:

– Điều 34. Tù chung thân (BLHS cũ)

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.

– Điều 39. Tù chung thân(BLHS 2015)

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

8. Về Điều 40 BLHS 2015 – Tử hình:

8.1. So sánh điều luật:

– Điều 35. Tử hình(BLHS cũ)

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

– Điều 40. Tử hình(BLHS 2015)

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Người đủ 75 tuổi trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

8.2. Nhận diện sự thay đổi:

Khoản 1 của điều luật mới thể hiện sự bó hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình so với điều luật cũ. Nếu điều luật cũ xác định hình phạt tử hình chỉ áp dụng với trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì điều luật mới quy định theo hướng “liệt kê mở”, cũng là “trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” nhưng phải là các tội thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

Khoản 2 điều luật mới bổ sung 01 trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình là người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Người làm công tác thi hành pháp luật đặc biệt lưu ý phần này. Ngoài ra, tại khoản này của điều luật mới sửa cụm từ “người chưa thành niên phạm tội” của điều luật cũ thành cụm từ “người dưới 18 tuổi khi phạm tội” cho phù hợp với các sửa đổi ở phần chung và sát với thực tiễn thi hành pháp luật.

Tương tự, Khoản 3 của điều luật mới bổ sung trường hợp “người đủ 75 tuổi trở lên” vào những trường hợp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án. Điểm mới quan trọng tại khoản 3 của điều luật mới là quy định liên quan đến các bị cáo phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộTheo đó, Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành án tử hình. Đây cũng là nội dung cần chú ý kỹ khi áp dụng pháp luật.

Khoản 4 của điều luật mới phân ra hai trường hợp được chuyển từ Tử hình xuống chung thân. Đó là:Trường hợp thuộc khoản 3 Điều 40 BLHS 2015 và trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm theo quy định của Luật thi hành án tử hình và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Những người làm công tác thực thi pháp luật cần quan tâm kỹ quy định tại Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 về thi hành Bộ luật hình sự 2015 để áp dụng phần hình phạt có lợi hơn cho bị cáo hoặc cân nhắc, rà soát thận trọng khi ra quyết định thi hành án tử hình trong trường hợp bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày BLHS có hiệu lực.

II. Quy định về hình phạt bổ sung:

1. So sánh Điều 44BLHS 2015 –Tước một số quyền của công dân:

– Điều 39. Tước một số quyền công dân (BLHS cũ)

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

– Điều 44. Tước một số quyền công dân (BLHS 2015)

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy địnhthì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

2. So sánh Điều 45 BLHS 2015 – Tịch thu tài sản:

 Điều 40. Tịch thu tài sản (BLHS cũ)

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

– Điều 45. Tịch thu tài sản (BLHS 2015)

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma tuý, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

 III. Quy định về các biện pháp tư pháp:

1. Điều 46 BLHS 2015 – Các biện pháp tư pháp (điều luật bổ sung mới):

– Điều 46. Các biện pháp tư pháp

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

2. Về Điều 47 BLHS 2015 – Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:

2.1. So sánh điều luật:

– Điều 41. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (BLHS cũ)

1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:

A) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

B) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

C) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.

– Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm(BLHS 2015)

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

2.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới bổ sung một biện pháp xử lý tiền, vật liên quan đến tội phạm sau khi tịch thu là “tịch thu tiêu hủy”. Việc thay đổi này cho phù hợp với thực tiễn hoạt động tố tụng đã thực hiện trong thời gian qua, việc luật hóa biện pháp tiêu hủy các tài sản không còn giá trị sử dụng, các tài sản gây nguy hại cho con người tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Ngoài ra, điều luật mới còn bổ sung quy định tịch thu “khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội” cũng là việc pháp điển hóa thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp trong thời gian qua về việc tịch thu các khoản tiền có được do thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội.

Do điều luật mới không có thay đổi nhiều về nội dung so với điều luật cũ nên những người làm công tác thực thi pháp luật có thể tham khảo hướng dẫn tại Mục 3, Phần I Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề liên quan đến xử lý vật, tiền là tài sản của người khác mà người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm.

3. Về Điều 48 BLHS 2015 – Bắt buộc chữa bệnh:

3.1. So sánh điều luật:

– Điều 43. Bắt buộc chữa bệnh (BLHS cũ)

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khỏan 1 Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.

  – Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh (BLHS 2015)

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

3.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới bổ sung loại “kết luận giám định pháp y tâm thần” để phù hợp với quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012 và quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Khoản 1 của điều luật mới đã bỏ biện pháp “nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” của điều luật cũ. Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, Viện kiểm sát, Tòa án chỉ quyết định đưa vào cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh mà không còn sử dụng biện pháp giao cho gia đình hoặc người giám hộ.

Ngoài ra, điều luật mới bổ sung nội dung xác định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là phải trừ thời gian bắt buộc chữa bệnh vào thời hạn chấp hành hình phạt tù của người phải chấp hành án, đây là việc nhà làm luật ghép nội dung chính của Điều 44 Bộ luật hình sự cũ vào để quy định về bắt buộc chữa bệnh ở điều luật mới gịn và rõ nghĩa hơn.

PHẦN VII

NHẬN DIỆN QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

CỦA BLHS 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017; SO SÁNH VỚI BLHS CŨ

Quy định về quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự 2015 không bổ sung điều luật mới nhưng tách 10 điều của Bộ luật hình sự cũ ra thành hai mục có mối liên hệ với nhau. Mục A là những quy định chung về quyết định hình phạt và Mục B là là quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể. Đa số các điều luật trong phần này đều có sự bổ sung, sửa đổi về nội dung so với các điều luật cũ, có 01 điều luật được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong đó có những sửa đổi làm mở rộng phạm vi điều chỉnh của chế định pháp luật cụ thể như: Tăng số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; mở rộng quyền quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng…Dưới đây là tổng hợp, so sánh và bình luận khái quát về những quy định mới.

1.Về Điều 50 BLHS 2015 – Căn cứ quyết định hình phạt (năm 2017 không thay đổi):

1.1. So sánh điều luật:

– Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt (BLHS cũ)

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

– Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt (BLHS 2015)

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

1.2. Nhận diện sự thay đổi:

So với điều luật cũ, Điều 50 của BLHS 2015 bổ sung một khoản mới. Quy định bổ sung này tập trung định hướng nhiệm vụ của Hội đồng xét xử khi xem xét quyết định hình phạt tiền đối với các bị cáo (cá nhân và cả pháp nhân) để đảm bảo khả năng thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Quy định này khắc phục tình trạng Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào quy định tại Bộ luật hình sự, định mức của khung hình phạt, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt tiền tuy đúng pháp luật nhưng lại không phù hợp với khả năng thi hành án của bị cáo. Dẫn đến tình trạng người chấp hành án hoàn toàn không có khả năng thi hành án trong thời gian sống còn lại, gây khó khăn cho công tác thi hành án, làm giảm tính hiệu lực của bản án.

Điều luật mới bổ sung khoản 2 nhưng giữ nguyên nội dung của điều luật cũ tại khoản 1. Do vậy, người làm công tác thực thi pháp luật vẫn có thể áp dụng các quy định hướng dẫn cụ thể nội dung về căn cứ quyết định hình phạt tại Mục 11 Nghị quyết số 01/2006/NQ – HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Về Điều 51 BLHS 2015 – Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

2.1. So sánh điều luật:

– Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (BLHS cũ)

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

K) Phạm tội do lạc hậu;

L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

M) Người phạm tội là người già;

N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

O) Người phạm tội tự thú;

P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

– Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (BLHS 2015)

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;        

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Các điểm s, t, x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“s) Người phạm tội thành khẩn khai báoăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

“x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.”.

2.2. Nhận diện sự thay đổi:

Điều luật mới bổ sung thêm 04 điểm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1, nâng tổng số điểm quy định về giảm nhẹ tại khoản 1 từ 18 điểm lên 22 điểm.

Vấn đề nhiều tình tiết giảm nhẹ trong một điểm thuộc khoản 1 của Điều 46 (BLHS cũ) đã được hướng dẫn tại mục 8 Phần I của Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01 tháng 2 năm 1999 của Tòa án nhân dân tối cao. Trong thực tiễn xét xử thời gian qua, có rất nhiều trường hợp Hội đồng xét xử phân tích rõ trong bản án có nhiều tình tiết giảm nhẹ trong một điểm tại khoản 1 Điều 46 như: “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải – Điểm g; người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả – Điểm b”…Trước đây, quan điểm bình luận về nội dung này, ông Đinh Văn Quế – Nguyên Chánh tòa Tòa Hình sự, Thẩm phán TAND tối cao xác định “sửa chữa, bồi thường và khắc phục hậu quả là ba khái niệm có nội dung khác nhau nên có thể nói điểm b khoản 1 Điều 46 có tới 03 tình tiết giảm nhẹ”…Tuy nhiên, vấn đề này không được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống Tòa án, nhiều địa phương áp dụng phương pháp tách nhiều tình tiết giảm nhẹ trong một điểm nhằm xác định bị cáo có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS cũ để xét xử bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo hướng có lợi cho bị cáo; nhiều địa phương thì chỉ chấp nhận mỗi điểm tại khoản 1 Điều 46 là 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo đó, quy định mới của Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 đã sử dụng từ “hoặc” – loại từ biểu hiện quan hệ chọn lựa giữa hai điều được đề cập đến (Từ điển Tiếng Việt) – để phân định rõ các tình tiết trong một điểm. Đó là:

– “Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm” thuộc  điểm a khoản 1 Điều 46 BLHS cũ được đổi thành “Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm” theo khoản 1 Điều 51 BLHS 2015.

– “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” thuộc điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS cũ được đổi thành “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặckhắc phục hậu quả” theo điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS 2015;

– “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thuộc điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS cũ được đổi thành “Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải” theo điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS 2015.

Tuy điều luật mới đã phân định rõ như vậy, nhưng để có thể áp dụng một hay nhiều tình tiết giảm nhẹ trong cùng một điểm của Điều 51 BLHS năm 2015 hay không thì cần phải có hướng dẫn cụ thể của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Riêng cá nhân người viết cho rằng, khi áp dụng từ “hoặc” giữa hai vấn đề, thì quy định của pháp luật đã cho phép người thực thi pháp luật lựa chọn một trong hai vấn để để giải quyết vụ việc mà không cần phải chờ thỏa mãn cả hai nội dung mới được chọn lựa áp dụng (quan điểm này căn cứ vào quy tắc xác định ngữ nghĩa của từ, ngữ nghĩa của câu trong Tiếng Việt).

Các điểm mới quy định về tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 là: đ, l, p, x. Nội dung của các điểm mới này một phần pháp điển hóa từ Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về Phần chung của BLHS năm 1999 và Nghị quyêt số 01/2006/NQ – HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, một phần quy định bổ sung cho phù hợp với quy định tại một chương mới thuộc phần chung của BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vấn đề “rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỷ thuật và công nghệ” – một trong 6 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự lại không quy định là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (5 trong 6 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định thành 5 điểm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong khoản 1 Điều 51 BLHS 2015). Rất tiết vấn đề này cũng không được quan tâm khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015 trong năm 2017, do vậy, chắc chắn trong quá trình áp dụng BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 vào thực tiễn sẽ còn bàn luận về vấn đề này.

So với quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, những điểm mới trên đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 cho đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với tình hình thực tế. Đó là:

– Điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa lại, bỏ đi từ “hoặc” giữa hai nội dung “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”, tức là giữ nguyên như quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

– Điểm t khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa lại theo hướng: Chỉ xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi người phạm tội tích cực hợp tác (chứ không phải giúp đỡ – BLHS 2015) cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (chứ không chỉ phát hiện hoặc điều tra tội phạm – BLHS 2015);

– Việc áp dụng điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 đã gặp phải sự không thống nhất do cách hiểu quy định này khác nhau. Có quan điểm cho rằng chỉ có cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ hoặc chính người có công với cách mạnh phạm tội mới được áp dụng điểm x; có quan điểm cho rằng là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, người có công cách mạng phạm tội thì được hưởng điểm x khoản 1 Điều 51. Vướng mắc này đã được kịp thời điều chỉnh tại lần sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã tách bạch hai nội dung: Hoặc người pham tội thuộc những người là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ; hoặc người phạm tội là người có công với cách mạng thì được áp dụng điểm x khoản 1 Điều 51.

Ngoài ra, khoản 2 điều luật mới quy định tình tiết “đầu thú” là một tình tiết cụ thể bên cạnh các tình tiết khác mà Hội đồng xét xử khi áp dụng phải phân tích rõ trong bản án. Vấn đề là, dù được quy định cụ thể nhưng tình tiết này không nắm trong khoản 1 của Điều 51 thì giá trị áp dụng của nó chỉ tương đương với “các tình tiết khác” trong thực tế xét xử.

3. Về Điều 52 BLHS 2015 – Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (năm 2017 không thay đổi):

3.1. So sánh điều luật:

– Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (BLHS cũ)

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

A) Phạm tội có tổ chức;

B) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

D) Phạm tội có tính chất côn đồ;

Đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

E) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

G) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

H) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

I) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

K) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

L) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

M) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

N) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

O) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

 – Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (BLHS 2015)

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

3.2. Nhận diện sự thay đổi:

Có 14 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Về số lượng, khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tăng lên thêm 01 tình tiết tăng nặng (15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự). Tuy nhiên về bản chất không có sự thêm mới tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào, ngược lại đã bỏ đi 01 tình tiết tăng nặng của điều luật cũ là “Xâm phạm tài sản của Nhà nước”. Lý do tăng thêm là bởi điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự cũ “phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm” được tách ra thành điểm g “phạm tội từ 02 lần trở lên” và điểm h “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm”  thuộc khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015;  điểm h khoản 1 điều luật cũ “Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác” được tách ra thành điểm i “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổiphụ nữ có thaingười đủ 70 tuổi trở lên” và điểm k “Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác thuộc khoản 1 Điều 52 mới.

Ngoài ra, các điểm g, i, k, m khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có thêm nội dung, thay đổi về từ ngữ và cách thức diễn đạt so với các quy định cũ tương ứng. Cụ thể, ở điều luật cũ quy định tình tiết “phạm tội nhiều lần” thì điểm g khoản 1 Điều 52 được sửa lại là phạm tội từ 02 lần trở lên”; ở điều luât cũ quy định tình tiết Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già” thì điểm i khoản 1 Điều 52 sửa lại thành “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổiphụ nữ có thaingười đủ 70 tuổi trở lên”; ở điều luật cũ quy định tình tiết phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác” thì ở điểm k khoản 1 Điều 52 được thêm vào 01 trường hợp và sửa lại là “Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác

4. Về Điều 53 Bộ luật hình sự 2015: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Năm 2017 không thay đổi)

4.1. So sánh điều luật:
– Điều 49 BLHS cũ: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (BLHS cũ)
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.

         – Điều 53Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Bộ luật hình sự 2015, năm 2017 không sửa đổi, bổ sung)

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

4.2. Nhận diện sự thay đổi:

Những thay đổi của Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 so với Điều 49 của Bộ luật hình sự cũ không làm thay đổi bản chất nội dung cần điều chỉnh của quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, chủ yếu nhằm tập trung làm rõ và giải quyết các vướng mắc về quan điểm lý luận và thực tiễn áp dụng quy định này vào công tác tố tụng. Trong đó:

Giải thích về tái phạm, ở khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự cũ xác định tái phạm là do một người đã bị kết án, chưa được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới (phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặt biệt nghiêm trọng do vô ý). Ở khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 giải thích về tái phạm với nội hàm rõ nghĩa và cụ thể hơn. Theo đó, điều luật mới xác định tái phạm là đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội (do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặt biệt nghiêm trọng do vô ý). Theo chúng tôi, quy định mới này tháo gỡ được 02 vướng mắc trong thực tiến:

– Vướng mắc thứ nhất: Nội hàm của quy định về tái phạm có 02 điều kiện cần và đủ. Điều kiện thứ nhất là bị can, bị cáo đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích (điều kiện này dựa trên cơ sở pháp lý là bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và kết quả, thời hạn thi hành án của bị can, bị cáo); điều kiện thứ hai là bị can, bị cáo bị xét xử lần này thuộc trường hợp phạm tội do lỗi cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý. Nhưng, hoạt động tố tụng là hoạt động từ điều tra đến xét xử và chỉ khi bản án của Tòa án có hiệu lực mới xác định được một người phạm tội. Do vậy, về lý luận thì kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật vẫn không là cơ sở pháp lý để khẳng định bị cáo phạm tội. Và như vậy, khi cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tình tiết “phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặt biệt nghiêm trọng do vô ý” để làm điều kiện cần và đủ nhằm xác định tái phạm khi kết luận điều tra, truy tố, xét xử là không đảm bảo tính chính xác và tính hợp pháp của quyết định tố tụng;

– Vướng mắc thứ hai: Có rất nhiều điều luật quy định điều kiện “Tái phạm” là yếu tố cơ sở để định tội. Do vậy, hành vi phạm tội thuộc lần đang được điều tra, truy tố, xét xử nếu không cộng với “tiền án” của bị can, bị cáo thì không đủ yếu tố để khởi tố bị can, truy tố, kết luận bị can, bị cáo phạm tội, có nghĩa rằng hành vi vi phạm pháp luật hình sự lần này nếu đứng độc lập thì không có sơ sở pháp lý để kết luận lần xét xử này bị cáo phạm tội. Và khi bị cáo không phạm tội lần sau thì đương nhiên không đủ điều kiện để xem là tái phạm và khi không là tái phạm thì rõ ràng không đủ cơ sở để khởi tố, truy tố, xét xử bị can, bị cáo;

Do vậy, quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015 xác định lại nội hàm của điều kiện thứ hai là “thực hiện hành vi phạm tội”. Có nghĩa là, chỉ cần chứng minh được bị cáo đã “thực hiện hành vi” phạm tội do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng, đặt biệt nghiêm trọng do vô ý thì cơ quan tiến hành tố tụng đủ cơ sở để kết luận bị can, bị cáo tái phạm.

Những thay đổi tại các điểm a, b khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015 so với quy định cũ cũng dựa trên phương thức và mang ý nghĩa, nội hàm như đã phân tích ở trên.

5. Về Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015: Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

5.1. So sánh điều luật:
– Điều 47 BLHS cũ: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật 
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

– Điều 54 Bộ luật hình sự 2015: Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng:

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

– Khoản 3 Điều 54 trên được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”.

5.2. Nhận diện sự thay đổi:

So với quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự cũ thì Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có những điểm mới như sau:

Thứ nhất, về kết cấu điều luật, Điều 54 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 chia làm 03 khoản (điều luật cũ không chia khoản) với ba quy định có tính pháp lý vừa mang yếu tố liên quan vừa mang yếu tố riêng biệt.

Thứ hai, điều luật mới không thay đổi nguyên tắc “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật với điều kiện là khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ…”. Nhưng đã bổ sung một quy phạm mở cho Tòa án ở khoản 2 là “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể”Quy định bổ sung này đã đáp ứng được yêu cầu quyết định hình phạt trong vụ án có đồng phạm, đảm bảo được tính khách quan và công bằng khi cá thể hóa hình phạt đối với từng bị cáo trong một vụ án.

So với quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 thì việc sửa đổi bổ sung điều luật này trong năm 2017 tập trung vào khoản 3 nhằm khắc phục sự thiếu sót của quy định này qua thực tiễn áp dụng. Thực chất nội dung bổ sung trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2017 là đưa quy định tại khoản 3 Điều 54 trở về giống với nội dung điều chỉnh đoạn cuối cùng của Điều 47 Bộ luật hình sự cũ. Theo đó, khi đã đủ điều kiện áp dụng Điều 54 nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất thì Tòa án có thể lựa chọn 2 phương án: Hoặc là áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (Quy định của khoản 3 Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 chỉ cho phép Tòa án chọn một phương án là chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn!)

6. Về Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội(năm 2017 không thay đổi):

6.1. So sánh điều luật:
– Điều 50. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội 
Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính :

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

– Điều 55 Bộ luật hình sự 2015: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (năm 2017 không sửa đổi, bổ sung)

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội  tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

6.2. Nhận diện sự thay đổi: So với quy định cũ, Điều 55 Bộ luật hình sự 2015 không thay đổi về mặt nội dung và không bị sửa đổi, bổ sung vào năm 2017.

7. Về Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015: Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

7.1. So sánh điều luật:
– Điều 51. Bộ luật hình sự cũ: Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án 
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

– Điều 56 Bộ luật hình sự 2015 (năm 2017 không thay đổi): Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

7.2. Nhận diện sự thay đổi: So với quy định cũ, Điều 56 Bộ luật hình sự 2015 không thay đổi nhiều, chỉ chỉnh sửa lại cho phù hợp với yêu cầu thay đổi chung về kết cấu của Bộ luật hình sự về thứ tự các điều luật. Ở khoản 2 của Điều 56, nội dung sửa đổi mang tính lý luận nhằm giải quyết vướng mắc trên thực tế nghiên cứu và áp dụng điều luật vào thực tiễn như chúng tôi đã phân tích ở Điều 53 của phần này.

8. Về Điều 57 Bộ luật hình sự 2015: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt:

8.1. So sánh điều luật:
– Điều 52 BLHS cũ: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt 
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

– Điều 57 Bộ luật hình sự 2015: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (năm 2017 không thay đổi):

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

8.2. Nhận diện sự thay đổi:

So với quy định của điều luật cũ thì Điều 57 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hai nội dung thay đổi như sau:

– Thứ nhất: Điều luật mới quy định nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là không áp dụng chung như khoản 2 Điều 52 cũ mà liên kết cụ thể đến từng điều luật, tương ứng với một tội phạm mà người thực hiện hành vi phạm tội bị xét xử. Theo đó, cơ cấu của các điều luật về một số tội danh tại Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định rõ mức hình phạt áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội.

– Thứ hai: Điều luật mới thay đổi nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Trước hết là không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình đối với trường hợp phạm tội chưa đạt (quy định cũ cho phép áp dụng hình phạt chung thân, tử hình trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng).Bên cạnh đó, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình thì quyết định hình phạt tù là không quá 20 năm.  Đây là nội dung thay đổi có lợi cho người phạm tội.

9. Về Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm: So với điều luật cũ thì không thay đổi và không bị sửa đổi, bổ sung năm 2017.

10. Về Điều 59 Bộ luật hình sự 2015: Miễn hình phạt (năm 2017 không sửa đổi, bổ sung)

10.1. So sánh điều luật:

– Điều 54 Bộ luật hình sự cũ: Miễn hình phạt

“Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”.

– Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015: Miễn hình phạt

Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều 54 của Bộ luật này  đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

10.2. Nhận diện sự thay đổi:

So với điều luật cũ thì quy đinh về miễn hình phạt ở Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định rõ ràng hơn về điều kiện áp dụng. Trong đó, điều luật mới quy định điều kiện miễn hình phạt cho người phạm tội có sự liên kết kéo theo giữa hai điều kiện cần và đủ là nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này”  “đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”. Nếu như theo quy định cũ, vì hai điều kiện để quyết định miễn hình phạt được đặt cách nhau bởi dấu “phẩy” nên trong thực tế phát sinh hai cách làm khác nhau; cách làm thứ nhất là xác định hai điều kiện đó tách bạch nhau, nên chỉ cần thỏa mãn điều kiện “có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này” thì sẽ được xem xét miễn hình phạtcách làm thứ hai là khi thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì mới quyết định miễn hình phạt. Do đó, nội dung thay đổi mới tại Điều 59 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã xác định rõ sự ràng buộc của hai điều kiện cần và đủ, một là phải thỏa mãn điều kiện “trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này” hai là phải đảm bảo xét tất cả các mặt liên quan thì thấy bị cáo “đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”. Bên cạnh đó, quy định về điều kiện tại Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng đã thay đổi so với quy định cũ. Đó là: Ở quy định cũ thì “có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này”, còn ở quy định mới thì nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này”. Phân tích sự khác biệt này, chúng ta nhận diện được: Điều kiện này ở quy định cũ đơn giản hơn, bởi Điều 54 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 chỉ đặt ra yêu cầu là bị cáo được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46. Trong khi đó, đối chiếu với khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2016 thì thấy điều kiện được quy định khắc khe hơn, gồm: Trường hợp tại khoản 1 Điều 54 chính là các yếu tố cần phải có của toàn bộ quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự cũ; trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 là yêu cầu về vai trò, tính chất của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện, cụ thể là đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể”.

Tóm lại, theo quy định tại Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì bị cáo chỉ được xem xét miễn hình phạt khi có đủ 03 điều kiện:

– Điều kiện thứ nhất: Được áp dụng từ 02 tỉnh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên thuộc khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Điều kiện thứ hai: Bị cáo phạm tội được xác định là phạm tội lần đầu, là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể;

– Điều kiện thứ ba là: Xét thấy trường hợp này đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Trong đó điều kiện thứ hai là nội dung chính được thay đổi so với điều luật cũ.

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Dũng – Phó Chánh án TAND thành phố Tam Kỳ

Nguồn: www.toaantamky.gov.vn

 


Các tìm kiếm liên quan đến Nhận diện phần chung của Bộ luật Hình sự 2015 và so sánh với BLHS cũ, so sánh bộ luật hình sự 2015 và 2017, so sánh bộ luật hình sự 1999 và 2017, điểm mới của bộ luật hình sự 2015 so với bộ luật hình sự 1999, so sánh – đối chiếu bộ luật hình sự 1999 và 2015, một số điểm mới nổi bật của bộ luật hình sự sửa đổi 2017, những điểm mới của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017,  toàn văn điểm mới bộ luật hình sự sửa đổi 2017, so sánh bộ luật hình sự 1999 và 2015

đánh giá bài viết

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền