Nguyên thủ quốc gia là ai? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?

Chuyên mụcLuật hiến pháp Chỉnh phủ Việt Nam
(Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Tổ chức nhà nước)

Nguyên thủ quốc gia là ai? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?

 

Các nội dung liên quan:

  • Thẩm quyền của quốc hội (nghị viện) được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam?
  • Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam?
  • Chính phủ là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?
  • Tổ chức của chính phủ được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam?

 

Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, có chức năng thay mặt cho nước về đối nội và đối ngoại. Nguồn gốc của chế định này là nhà vua hay nữ hoàng của các chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Trong Cách mạng Tư sản, với chủ trương phải lật đổ chế độ chuyên chế, xây dựng một chế độ dân chủ tư sản, nên chế định nguyên thủ quốc gia là một trong những mục tiêu cần phải xóa bỏ. Một trong những biện pháp để giảm thiểu quyền lực của cá nhân cầm quyền là phải phân chia quyền lực, tức là quyền lực nhà nước của nhà vua phải bị chia sẻ cho các chế định lập pháp, hành pháp và tư pháp cả trên lý thuyết và thực tiễn. Ở đâu cách mạng tư sản giành được thắng lợi hoàn toàn thì ở đó không còn sự hiện diện của ngôi vua trong bộ máy nhà nước, ngược lại, ở đâu cách mạng không giành thắng lợi hoàn toàn thì ở đó còn có sự hiện diện và quyền năng của hoàng gia.

Xét về bản chất, nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần tuý của nhà nước phong kiến còn rơi rớt lại. Với thắng lợi của Cách mạng Tư sản và việc xác lập chế độ đại nghị, về nguyên tắc, nghị viện là cơ quan nắm quyền lực nhà nước cũng đồng thời có thể “thay mặt nhà nước” hay “đứng đầu nhà nước”. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, bên cạnh lý do bảo tồn truyền thống, giai cấp tư sản muốn sử dụng vị thế của nhà vua để phục vụ cho mục đích chính trị của mình nên không xoá bỏ hoàn toàn ngai vàng phong kiến mà vẫn để vua tồn tại để “trị vì nhưng không cai trị”.

Những quốc gia theo chế độ cộng hoà thì tạo lập ra một cơ cấu mới là tổng thống, có vị trí tương tự như vua – vị vua hiến định. Tổng thống được coi là nguyên thủ quốc gia song không còn chuyên chế theo đúng nghĩa của từ này. Bên cạnh việc thực hiện chức năng biểu tượng cho nhà nước, ở các quốc gia tổ chức theo chế độ cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia không những là đứng đầu nhà nước, mà còn trực tiếp là người đứng đầu hành pháp, lãnh đạo hành pháp. Nguyên thủ quốc gia này do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền