Lịch sử phát triển tài phán hành chính ở Việt Nam sau 01/07/1996

Chuyên mụcLuật tố tụng hành chính Luật tố tụng hành chính Việt Nam

Nêu lịch sử phát triển tài phán  hành chính ở Việt Nam sau 01/07/1996.

 

Các nội dung liên quan:

 

– Việc thành lập tòa án hành chính  năm 1996 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc củng cố, tăng cường, hoàn thiện bộ máy Nhà nước, đặc biệt là đối với việc đảm bảo và tôn trọng quyền của công dân. Thiết lập cơ chế tài phán  hành chính là do nhận thức mới về Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực tiễn xung đột giữa quản lý hành chính với các quyền, lợi ích của người dân…

– Tháng 5/1993, Thủ tướng Chính phủ giao cho Thanh tra Nhà nước, bộ tư pháp, TANDTC nghiên cứu, soạn thảo dự án Luật tổ chức tòa án hành chính.

(Trong dự án có đưa ra các phương án khác nhau: Tòa án hành chính là một hệ thống độc lập song song với TAND hoặc Tòa án hành chính là 1 hệ thống thuộc Thủ tướng Chính phủ hoặc Tòa án hành chính được tổ chức riêng biệt nhưng chịu sự giám đốc bởi TANDTC => Tòa án hành chính thành các phân tòa trong hệ thống tòa án nhân dân)

– Năm 1996 UBTVQH ban hành pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính

– Năm 2010 Luật Tố tụng hành chính được ban hành thay cho pháp lệnh

– Năm 2015 Luật Tố tụng hành chính thay cho luật 2010

Từ 1996 có tố tụng  hành chính bởi vì: bước sang thời kỳ đổi mới, quyền sở hữu tư nhân được thừa nhận;  pháp luật ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của người dân; hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan  hành chính diễn ra rộng khắp và động chạm đến lợi ích của người dân, tình trạng khiếu nại ngày càng nhiều, việc giải quyết khiếu nại yếu kém

* Đặc điểm của tài phán hành chính:

  • Chỉ có một hệ thống tòa án xét xử, tòa án hành chính độc lập là một nhánh của tòa án nhân dân
  • Thẩm phán được đào tạo chung không có sự phân biệt

* Ưu điểm: người dân dễ dàng hơn với các thủ tục khởi kiện; không có sự tranh chấp thẩm quyền; ..

* Nhược: phẩm phán không hiểu rõ về hành chính …

* Ý nghĩa: đảm bảo tính dân chủ, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền