Đề cương bài giảng: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong luật quốc tế
Mục lục:
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH LÃNH THỔ QUỐC GIA
1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia
2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
3. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
4. Xác lập chủ quyền lãnh thổ
II. BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Khái niệm biên giới quốc gia
a. Định nghĩa biên giới quốc gia
b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
c. Các kiểu biên giới quốc gia
2. Xác định biên giới quốc gia
a. Nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong xây dựng biên giới quốc gia
b. Quá trình xác định biên giới quốc gia
c. Xác định biên giới quốc gia trên biển
3. Quy chế pháp lý biên giới quốc gia
a. Các Điều ước quốc tế
b. Pháp luật của quốc gia
c. Giải quyết các tranh chấp về biên giới
PHẦN II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
I. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
1. Nội thủy
2. Lãnh hải
II. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia
1. Vùng tiếp giáp lãnh hải
2. Vùng đặc quyền kinh tế
3. Thềm lục địa
III. Các vùng biển theo chế độ quốc tế (Sinh viên tự nghiên cứu)
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH LÃNH THỔ QUỐC GIA
1.Khái niệm
– Trong khoa học luật Quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia vào rất nhiều quan hệ pháp lý Quốc tế trong rất nhiếu lĩnh vực của đời sống xã hội. Quốc gia được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội cụ thể đó là lãnh thổ, dân cư và chủ quyền quốc gia. Trong đó lãnh thổ quốc gia là cơ sở, nền tảng vật chất quan trọng để quốc gia tồn tại và phát triển. Có thể khẳng định rằng không có quốc gia nào lại được hình thành tồn tại và phát triển mà không có lãnh thổ quốc gia.
– Đối với mỗi quốc gia: Ngoài ý nghĩa là cơ sở vật chất, lãnh thổ quốc gia còn có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực Nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định.
– Trong quan hệ giữa các quốc gia: Lịch sử từ khi hình thành quốc gia đến nay đã khẳng định tính chất đặc biệt quan trọng của lãnh thổ quốc gia không chỉ đối với bản thân quốc gia mà nó còn ảnh hưởng, tác động rất lớn đến quan hệ Quốc tế. Các cuộc tranh chấp, xung đột về lãnh thổ và biên giới là nguyên nhân phổ biến và chủ yếu của các cuộc chiến tranh ở các quy mô khác nhau giữa các dân tộc và các quốc gia.
Ví dụ:
– Cuộc tranh chấp vùng lãnh thổ bang Jammu – kasmir giữa Aán độ và Pakistan.
– Tranh chấp cao nguyên Gôlăng giữa Syria và Isxael
– Tranh chấp chủ quyền đối với đảo Síp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp…..
– Hiện nay Nhật bản đang lâm vào một tình thế gay go khi cùng một lúc tranh chấp lãnh thổ với ba quốc gia láng giềng phía bắc là Trung quốc, Hàn quốc, và Nga. Song mâu thuẫn cụ thể nhất là với Nga (Hiệp định hòa bình từ lâu đã bị trì hoãn giữa hai nước trên cơ sở Tuyên bố chung Nhật- Xô ngày 19/10/1956 trong đó Liên xô cam kết trả lại hai đảo Habomai và Shikotan cho Nhật)
– Cuộc tranh chấp khu vực xung quanh ngôi đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia
– Đặc biệt, Các nước Đông nam á trong đó có Việt nam, Malaixia, Philippine và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền đối với vùng biển đông đặc biệt là chủ quyến đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nếu không có giải pháp hợp lý dung hòa quyền lợi của các bên thì nguy cơ xẩy ra một cuộc xung đột lớn giữa các nước trong khu vực có thể xẩy ra và ch ắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hòa bình, ổn định của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chính vì tầm quan trọng đặc biệt đó của lãnh thổ quốc gia mà chế định về lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế là một chế định rất quan trọng được nhiều người quan tâm cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Nội dung chủ yếu của luật quốc tế về lãnh thổ điều chỉnh rất nhiều vấn đề, bao gồm:
– Quy chế pháp lý của lãnh thổ
– Xác định chủ quyền lãnh thổ
– Giải quyết tranh chấp lãnh thổ
a) Khái niệm lãnh thổ quốc gia
Vậy lãnh thổ quốc gia là gì?
– Theo Đại từ điển tiếng việt năm 2007- Nguyễn Như Ý chủ biên: “Lãnh thổ là toàn bộ vùng đất, vùng trời, vùng nội thủy và lãnh hải được giới hạn bởi biên giới quốc gia và thuộc chủ quyền của một quốc gia”
Trong các giáo trình và các tài liệu về luật quốc tế có nhiều khái niệm khác nhau về lãnh thổ quốc gia nhưng chung quy lại đều cho rằng:
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn,riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia (trang 159- giáo trình LQT ĐHLHN năm 2007)
Điều 1, Hiến pháp năm 1992 nước CHXHCNVN quy định: “Nước CHXHCNVN là một nước độc lập , có chủ quyền, thống nhất và toàn vein lãnh thổ , bao gồm đất liền, hải đảo, các vùng biển và vùng trời”..
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lãnh thổ quốc gia bao gồm bốn bộ phận cấu thành cơ bản đó là vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất các bộ phận cấu thành này của lãnh thổ quốc gia được pháp luật Quốc tế quy định như thế nào, tính chất chủ quyềnù ở từng vùng lãnh thổ khác nhau ra sao chúng ta sẽ nghiên cứu phần tiếp theo.
2.Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
Do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của các quốc gia không giống nhau nên các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia của các quốc gia cũng có sự khác nhau nhất định. Có quốc gia có biển, có quốc gia không có biển như Lào, Mông Cổ, ( áo, Hungarie, Slovenie, Thụy sĩ- các nước ở Trung Âu không giáp biển ngoại trừ Đức)…nhưng chung quy lại lãnh thổ một quốc gia thường bao gồm các bộ phận sau:
a. Vùng đất
Vùng đất của một quốc gia là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo thuộc chủ quyền của quốc gia kể cả các đảo gần bờ và xa bờ. Đối với các quốc gia quần đảo ( Indonesia, Philippin ) thì vùng đất của quốc gia là tập hợp tất cả các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Vùng đất của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia bất kể vị trí một phần hay toàn bộ của chúng nằm ở đâu.
– Khi nói đến lãnh thổ của một quốc gia thì trước tiên là nói đến vùng lãnh thổ đất liền hay còn gọi là lãnh thổ lục địa ( vùng đất lục địa ), ngoài vùng đất lục địa ra lãnh thổ quốc gia còn bao gồm các đảo, các quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia kể cả các đảo, các quần đảo gần bờ hoặc xa bờ.
Ví dụ: Việt Nam của chúng ta là một nước ven biển vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ dải đất hình chữ S và các đảo như Thổ Chu (hay còn gọi là Thổ Châu, thuộc Huyện Phú quốc, Kiên giang); Bạch Long Vĩ (là một huyện đảo thuộc Hải phòng); Côn Đảo ( tên một quần đảo ngoài khơi tỉnh Bàrịa-vtàu); đảo Cồn co (Quảng trị)û….các quần đảo như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, tất cả đều được luật quốc tế công nhận là lãnh thổ vùng đất của Việt Nam.
– Đối với các quốc gia giáp vời Bắc Cực như Nga, Mỹ, Nauy, Canada, Đan mạch, Thụy điển, Phần lan và Aixơlen vùng đất của các quốc gia này còn cả phần đất hình rẻ quạt nằm trong khu vực Bắc cực, vùng đất này được xác định bằng cách nối cực Bắc với hai ,…
b.Vùng nước
– Vùng nước của một quốc gia là toàn bộ các bộ phận nước nằm trong đường biên giới quốc gia.
– Nhưng do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia mà vùng nước của các quốc gia cũng có sự khác nhau nhất định.
Ví dụ: quốc gia có biển thì có vùng nước nội thủy, vùng nước lãnh hải nhưng đối với các quốc gia không có biển như Lào, Mông Cổ….thì không có hai vùng nước này.
– Dựa vào vị trí điạ lý và tính chất của mỗi vùng nước người ta thường chia các vùng nước thành các bộ phận nước là
– vùng nước nội địa
-, vùng nước biên giới,
– vùng nước nội thủy và
– vùng nước lãnh hải.
– Vùng nước nội địa
Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm nước ở các biển nội địa, sông ngòi, ao, hồ, kênh rạch….kể cả tự nhiên và nhân tạo nằm trên đất liền hay biển nội địa.
=> Các bộ phận nước này thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Quốc gia chủ nhà có toàn quyền quyết định việc khai thác, sử dụng vùng nước nội địa phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.
– Vùng nước biên giới
Vùng nước biên giới của một quốc gia bao gồm nước ở biển nội địa, sông ngòi, đầm ao, kênh rạch….nằm trong khu vực biên giới giữa các quốc gia.
=> Chủ quyền của quốc gia đối với vùng nước biên giới chỉ mang tính chất hoàn toàn và đầy đủ chứ không tuyệt đối như vùng nước nội thủy. Về bản chất vùng nước biên giới cũng giống như vùng nước nội địa nhưng do chúng nằm trong khu vực biên giới giữa các quốc gia nên quá trình sử dụng, khai thác và bảo vệ các nguồn nước này không chỉ liên quan trực tiếp đến quốc gia chủ nhà mà còn liên quan đến các quốc gia khác trong khu vực biên giới nên thông thường các quốc gia trong khu vực thường ký kết các Điều ước Quốc tế để điều chỉnh các hoạt động có liên quan như xây dựng công trình thủy điện, tưới tiêu, đánh bắt cá, bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Năm 1980, Pháp và Thụy sĩ đã kí một hiệp định về đánh bắt cá trong hồGeneva, là hồ nằm trên đường nằm trên đường biên giới giữa hai nước, theo đó, hai nước thỏa thuận các quy định về khai thác, đánh bắt cá trong hồ, quy định về kiểm soát hoạt động đánh bắt cá và hoạt động truy đuổi tội phạm trên hồ Geneva (theo Biên giới trên bộ của Pháp – Hội thảo Luật quốc tế về biên giới và lãnh thổ quốc gia, HNội ngày 16- 19/9/1997); Hoặc ngày 1/4/1945, Việt nam và 5 nước là Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia cùng nhau kí kết Hiệp định hợp tác phát triển bean vữngsông Mekông, trong đó thỏa thuận không nước nào được phép thực hiện các công trình hay các biện pháp có thể làm thay đổi dòng chảy của con sông.
– Vùng nước nội thủy
Vùng nước nội thủy của một quốc gia là phần nước biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là bờ biển và bên kia là đường cơ sở của quốc gia ven biển.
Đối với các quốc gia quần đảo thì vùng nước nội thủy của quốc gia quần đảo là toàn bộ
phần nước biển nằm bên trong đường cơ sở của quốc gia quần đảo và vùng nờc này còn
đươc gọi là vùng nước quần đảo.
=> Vùng nước nội thủy gắn liền với nội địa là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Chính vì vậy mà mọi luật lệ, quy chế được ban hành trên đất liền đều được áp dụng cho cả vùng nước nội thủy.
Chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với vùng nước nội thủy được áp dụng cho cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy.
Vùng nước lãnh hải
– Vùng nươc lãnh hải của một quốc gia là phần nước biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác của quốc gia và một bên là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải ( hay còn gọi là
đường biên giới của quốc gia trên biển.)
– Theo Điều 3 Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc quy định:” mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình. Chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở….”
– Theo tuyên bố của nước ta về chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa ngày 12/5/1977 quy định:” Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam…” (Điều 1)
=> Lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ( đối với lớp nước biển) và tuyệt đối đối với vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng.
Đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới của quốc gia trên biển. Đặt vấn đề: Vậy tại sao nói lớp nước biển ở lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ chứ không nói là thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia?
Vì, theo quy định của công ước Quốc tế về Luật biển của Liên hợp năm 1982, ở vùng lãnh hải chủ quyền của quốc gia bị hạn chế bởi phải giành quyền tự do qua lại vô hại cho tàu thuyền nước ngoài. Chế độ qua lại vô hại trên vùng lãnh hải được luật pháp quốc tế quy định như thế nào chúng ta sẽ có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn trong phần IIá.
c. Vùng trời
Vùng trời của quốc gia là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia.
Trong các tài liệu và các văn bản pháp lý Quốc tế từ trước đến nay chưa có quy phạm nào quy định độ cao của vùng trời thuộc thuộc chủ quyền của quốc gia cả. Do vậy, hầu hết các quốc gia không quy định cụ thể độ cao vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia mà chỉ tuyên bố chủ quyền của quốc gia đối với vùng trời mà thôi.
Năm 1985, tại Hội nghị của tổ chức hàng không dân quốc tế tổ chức tại Canada, Liên Xô và Mỹ đưa ra đề nghị các quốc gia nên quy định độ cao vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia là 100km+- 10km. Hai quốc gia này lập luận rằng độ cao 100km là độ cao bay tối thiểu của vệ tinh nhân tạo +_ 10 km là biên độ dao động bay của vệ tinh nhân tạo nhưng đề nghị của hai quốc này đưa ra không được các quốc khác chấp nhận.
d. Vùng lòng đất
Vùng lòng đất của một quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận trong thực tiễn pháp lý Quốc tế thì vùng lòng đất của một quốc gia được kéo dài tới tận tâm của trái đất. Thực tiễn pháp lý
từ trước tới nay chưa có một quy phạm nào quy định độ sâu mà các quốc gia được quyền khai thác đối với lòng đất của quốc cả,.
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình , không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 bộ phận lãnh thổ tự nhiên như trên. Ví dụ, các nước Lào, Mông cổ, trung phi, Bolivia. Paraguay… nằm trong lục địa , không giáp với biển nên sẽ không có vùng nước nội thủy hay vùng nước lãnh hải.
Ngoài các vùng lãnh thổ tự nhiên ở trên, các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt của quốc gia một cách hợp pháp, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm,ống dẫn ngầm hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia như ở vùng biển Quốc tế, châu Nam Cực khoảng không vũ trụ cũng được thừa nhận như là một phần lãnh thổ quốc gia. Các bộ phận này còn có tên gọi là lãnh thổ di động, lãnh thổ bay, lãnh thổ bơi.
Kết luận
Từ nghiên cứu các vùng lãnh thổ của quốc gia chúng ta thấy rằng: Xuất phát từ lãnh thổ trên bộ, chủ quyền của quốc gia giảm dần khi tiến lên không trung, tiến ra biển, hay tiến vào lòng đất. Lãnh thổ trên bộ là nơi chủ yếu quốc gia thực hiện chủ quyền của mình. Vì vậy, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ trên bộ là quan trọng nhất và có thể nói rằng lãnh thổ trên bộ quyết định lãnh thổ trên biển, trên không và lòng đất (vùng nước, vùng trời, và vùng lòng đất chỉ được xác định sau khi đã xác định được vùng đất).
II. QUYỀN TỐI CAO CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ
1. Các học thuyết về quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.(xem giáo trình, nói khái quát)
Mỗi quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền đó gọi là quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.
Lịch sử phát triển của khoa học luật Quốc tế đã xuất hiện nhiều học thuyết, tư tưởng, quan điểm khác nhau về quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ nhưng trong đó tiêu biểu là các học thuyết Tài vật; thuyết Cai trị; thuyết Thẩm quyền. Nội dung các học thuyết đề cập đến quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ như thế nào chúng ta sẽ nghiên cứu điều kiện, hoàn cảnh ra đời và nội dung của nó.
a. Thuyết Tài vật.
Thuyết này được ra đời trong thời kỳ các quốc gia phong kiến
– Nội dung: Thuyết Tài vật xem lãnh thổ quốc gia như một loại tài sản là bất động sản thuộc quyền ở hữu của quốc gia, như một vật thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nhất
định.
Do vậy, trong thời kỳ này lãnh thổ của quốc gia được tặng cho, mua bán, thừa kế, thuộc quyền quyết định của nhà Vua. Có nghĩa là việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt lãnh thổ quốc gia trong thời kỳ phong kiến thuộc quyền tối cao của nhà Vua.
Ví dụ, Bán đảo Alaska trước năm 1867 thuộc chủ quyền của Nga. Năm 1867 , Sa Hoàng đã bán nó cho Hoa Kỳ với giá7,2 triệu USD. Từ đó, Alaska trở thành một tiểu bang của Hoa kỳ. Học thuyết này một thời gian đã ủng hộ cho chế độ quân chủ chuyên chế , để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau.
b.Thuyết Cai trị
Thuyết cai trị ra đời trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản.
– Nội dung:Thuyết cai trị xem lãnh thổ quốc gia là khoảng không gian trong đó tồn tại quyền lực Nhà, là phạm vi chủ quyền được thi hành trong giới hạn lãnh thổ vùng đất, vùng nước, vùng trời của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia không phải là vật mà là phạm vi cai trị của quốc gia. Có nghĩa là phạm vi quyền lực của quốc gia tác động, ảnh hưởng tới đâu thì lãnh thổ của quốc gia tới đó.
Những người ủng hộ học thuyết này đã hợp pháp hóa sự bành trướng phạm vi cai trị bằng xâm lược hoặc bằng bất kỳ hình thức nào bất chấp lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó cũng như quyền tối cao của quốc gia chủ nhà đối với lãnh thổ của mình. ( học thuyết này củng cố lợi ích của chế độ thực dân kiểu cũ ).
Xem toàn bộ bài viết: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong luật quốc tế
Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong luật quốc tế
Các tìm kiếm liên quan đến lãnh thổ và biên giới quốc gia trong luật quốc tế, tiểu luận lãnh thổ quốc gia và các bộ phận lãnh thổ quốc gia, cách xác định biên giới quốc gia, quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia, quy chế pháp lý của biên giới quốc gia, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, cách xác định biên giới quốc gia trên đất liền, nguyên tắc xác định biên giới quốc gia trên bộ, tính chất pháp lý của các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
Để lại một phản hồi