Lách luật có bị xem là vi phạm pháp luật không?

“Theo các bạn lách luật có bị xem là vi phạm pháp luật không?là chủ đề được đăng tải trên Diễn đàn dân luật đang được nhiều người quan tâm trong khoảng thời gian gần đây.

Có 3 nhóm trả lời với các quan điểm như sau:

  • Nhóm 1: Không có ý kiến, nghĩa là lưng chừng, không xác định được có bị xem là vi phạm pháp luật không?
    Thôi bỏ qua nhóm này đi, giờ nói đến 2 nhóm còn lại.
  • Nhóm 2: Nói là không vi phạm pháp luật, vì đó chỉ là tận dụng những kẽ hở của chính sách pháp luật để mang lại lợi cho mình.
  • Nhóm 3: Nói là vi phạm pháp luật, và không được thực hiện hành vi này.

Vậy lách luật có vi phạm pháp luật không?

Theo quan điểm cá nhân mình, lách luật không được xem là hành vi vi phạm pháp luật, bởi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Trong khi lách luật hoàn toàn không có lỗi, cũng không xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, do vậy, không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. (lách luật chỉ là hành vi lợi dụng sự sơ hở hoặc lợi dụng pháp luật để trục lợi và né tránh sự quản lý của pháp luật để trục lợi về cho mình.)

Hơn nữa, người biết cách lách luật phải được xem là thông minh, giỏi giang, bởi vì họ đã tận dụng đựơc những lợi thế và kẻ hỡ của chính sách để tuân thủ pháp luật theo cách có lợi cho họ.

Nếu xem đó là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải chỉ ra rằng, họ đã vi phạm điều nào, khoản nào, càng cụ thể, chi tiết càng tốt. Còn nếu không chỉ ra được họ vi phạm điều khoản nào, nghĩa là họ làm đúng.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, không có hệ thống pháp luật nào không có kẽ hở và ông cho rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn rất nhiều kẻ hỡ ở rất nhiều văn bản, chẳng nhẽ mỗi lần phát hiện ra lại bắt người dân gánh rủi ro, khiến người dân luôn trong trạng thái bất an vì chẳng biết việc mình làm có vi phạm pháp luật không?

Do vậy, mới cần đến việc hoàn thiện pháp luật, bịt lỗ hổng, kẽ hở đó, đây là việc làm của các cơ quan chức năng.

Ví dụ về lách luật

  • Phân bổ thu nhập nhằm giảm thiểu mức đóng BHXH bắt buộc từ 01/01/2018 (https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/18137/cach-phan-bo-thu-nhap-de-giam-tien-dong-bhxh-tu-01-01-2018)
  • Làm gì để đóng thuế thu nhập cá nhân ít nhất? (https://danluat.thuvienphapluat.vn/lam-gi-de-dong-thue-thu-nhap-ca-nhan-it-nhat-149977.aspx)

Những việc này hoàn toàn không bị xem là vi phạm pháp luật, mà vận dụng pháp luật một cách đúng nghĩa, đó là những khoản tiền ăn giữa ca, trợ cấp thất nghiệp, phụ cấp hay giảm trừ gia cảnh,…được trừ khi tính thu nhập chịu thuế hay là cơ sở để tính tiền lương đóng BHXH bắt buộc là hoàn toàn hợp lý.

 

Nguồn: Thư viện pháp luật

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền