Khi nào biểu tình được coi là hợp pháp?

Khi nào biểu tình được coi là hợp pháp
Biểu tình tại Hà Nội ngày 15 -4-2017 (Ảnh: internet)

[Hocluat.vn] Biểu tình, tuần hành, trong một vài năm trở lại đây, dường như không còn là điều gì quá mới mẻ đối với người dân Việt Nam.

 

Tuy nhiên, Biểu tình” có phải là hoạt động hợp pháp, được nhà nước cho phép?

Qua bài viết này, tôi mong quý bạn đọc trên Diễn đàn có một cái nhìn đúng hơn về việc Biểu tình ở nước ta, nhằm hạn chế tối đa việc bị lợi dụng cũng như những hành vi không được pháp luật cho phép.

 

Biểu tình, là một quyền của công dân, đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận rất rõ ràng ở điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà mỗi người trong chúng ta đều được tự do biểu tình. Nó bị giới hạn ngay trong Hiến pháp 2013 tại điều 14 khoản 2 : “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”.

Ngoài ra,trong Nghị định số 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, tại điều 7 có quy định như sau: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký.“.

 

Xem:  Kỹ năng điều hành tranh tụng tại phiên tòa hình sự của thẩm phán

Như vậy, suy cho cùng, biểu tình được cho phép với điều kiện nó phải tuân thủ các quy định về an ninh quốc gia, an toàn, trật trự xã hội, y tế công cộng,… Nếu không, thì đó bị xem là biểu tình trái phép.

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.