Khái niệm cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định để tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp lên tâm lí tư tưởng hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lí hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính.
Hình thức bảo đảm cưỡng chế hành chính là: ban hành các quy phạm pháp luật hành chính có tính chất bảo vệ; ra các quyết định hoặc trực tiếp thực hiện các quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lí các vi phạm hành chính.
Xem thêm: Trình bày các biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước
Đặc điểm của cưỡng chế hành chính
Các biện pháp cưỡng chế hành chính có thể do các loại cơ quan khác nhau thực hiện, kể cả hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp. Nhưng nhiều nhất là những cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hành chính:
1) Cưỡng chế hành chính chủ yếu do các cư quan hành chính có thẩm quyền áp dụng theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên,thủ tục này đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡng chế hình sự và dân sự. Tòa án chỉ áp dụng cưỡng chế hành chính trong những trường hợp ngoại lệ, nghĩa là không phải bất kỳ cơ quan hành chính nào cũng có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính mà chỉ những cơ quan nhất định trong số đó được nhà nước trao quyền => theo nguyên tắc chung, việc áp dụng cưỡng chế hành chính nằm ngoài trình tự xét xử của tòa án. Tuy nhiên, với việc tăng cường vai trò của tòa án, thẩm phán việc thành lập và đi vào hoạt động của tòa hành chính thì những trường hợp tòa án áp dụng cưỡng chế hành chính sẽ ngày càng nhiều hơn
2) Cưỡng chế hành chính cũng như thủ tục hành chính, không chỉ nhằm bảo đảm thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính mà còn bảo đảm thực và bảo vệ các quy phạm vật chất của nhiều nghành luật khác, như luật hành chính, luật đất đai, kinh tế.,..
3) Nét đặc trưng cơ bản của cưỡng chế hành chính là giũa cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cơ quan, người bị áp dụng cưỡng chế hành chính không có quan hệ trực thuộc mà chỉ có quan hệ kiểm tra giám sát => đây là đặc điểm quan trong phân biệt cưỡng chế hành chính với cưỡng chế kĩ luật – dạng cưỡng chế mà cơ quan hành chính cũng có quyền áp dụng rộng rãi trong hoạt động của mình
Trong việc áp dụng cưỡng chế kỷ luật thì người có quyền áp dụng hình thức cưỡng chế đó và người bị áp dụng phải có quan hệ trực thuộc => đây là điểm khác với cưỡng chế hành chính
Ngoài ra, không phải biện pháp cưỡng chế hành chính nào cũng chỉ áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra, mà có thể áp dụng ngay cả khi không có vi phạm xảy ra như biện pháp phòng ngừa hành chính.
Để lại một phản hồi