Khái niệm, đặc điểm, căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

Chuyên mụcLuật dân sự Quan hệ pháp luật dân sự

Việc nghiên cứu về nghĩa vụ dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận các qui định của pháp luật về hợp đồng dân sự. Nội dung của bài này nhằm giải quyết các vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ, với tính chất là cơ sở nền tảng của pháp luật hợp đồng.

Những nội dung liên quan:

Khái niệm nghĩa vụ dân sự

Theo nghĩa khách quan:

Bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể, trong đó một bên có quyền được yêu cầu bên kia phải thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định để thoả mãn lợi ích của mình hoặc của người thứ ba.

Theo nghĩa chủ quan:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.

Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự

  • Nghĩa vụ là một sự ràng buộc pháp lý, phát sinh trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật định.
  • Quan hệ nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự tương đối.
  • Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền.
  • chế tài dân sự kèm theo để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau đây:

  • Hợp đồng dân sự
  • Hành vi pháp lý đơn phương
  • Thực hiện công việc không có ủy quyền
  • Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
  • Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
  • Những căn cứ khác do pháp luật quy định

Các tìm kiếm liên quan đến nghĩa vụ dân sự: khái niệm nghĩa vụ dân sự 2015, ví dụ về nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ nào, căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ dân sự là gì 2015, đặc điểm của nghĩa vụ dân sự, có bao nhiêu biện pháp đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ dân sự, chuyển giao nghĩa vụ dân sự

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền