Hiến pháp thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai

dat-dai

Chúng ta nghe nhiều về đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước Đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý tại Điều 53 – Hiến pháp 2013. Dẫn đến đất đai thuộc hình thức sở hữu chung.

Cần làm rõ các hình thức sở hữu chung đất đai? Quay về với Bộ Luật dân sự có quy định các hình thức sở hữu theo Khoản 2 – Điều 207 “Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất”. Đối chiếu định nghĩa dẫn tới Đất đai là sở hữu chung Hợp nhất theo Điều 210 dẫn đến theo Khoản 2 Điều này “Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung”. Dẫn đến phải trưng cầu dân ý về đất đai là chắc chắn!

Đất đai là sở hữu chung hợp nhất theo Điều 210 – Bộ Luật dân sự. Nhưng “Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia”. Vấn đề đất đai có thể tách thửa cho các cá nhân sử dụng thể hiện bằng Hồ sơ địa chính (bản đồ địa chính) nên đất đai là sở hữu chung có thể phân chia.

Nguyên tắc quản lý tài sản chung theo Điều 216 – Bộ Luật dân sự “Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Dẫn đến quản lý tài sản chung là Đất đai phải thực hiện theo Luật trưng cầu dân ý để theo nguyên tắc nhất trí.

Hoặc Đại diện, nhưng không rõ Đại diện chủ sở hữu đất đai là Đại diện theo Ủy quyền hay Đại diện theo Pháp luật? Nếu đại diện theo ủy quyền hiện nay theo Bộ luật dân sự chỉ mang tính chất sự vụ. Nếu đại diện theo Pháp luật nó dẫn đến hậu quả pháp lý phải triển khai các vấn đề Hạn chế quyền bằng việc công khai minh bạch việc quản lý tài sản chung đất đai (hiện chưa minh bạch).

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp triển khai Luật tiếp cận thông tin hiệu lực từ 01/7/2018 hoặc Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Trên cả nước nhiều nơi không biết đến sự tồn tại của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT cản trở quyền tiếp cận thông tin của người dân.

Hiến pháp có thừa nhận đất đai là sở hữu tư nhân Khoản 1 – Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, TƯ LIỆU SẢN XUẤT, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”.

Tư liệu sản xuất được định nghĩa tại nhiều giáo trình lý luận chính trị là các đầu vào: như nguyên liệu, lực lượng lao động, công cụ lao động, vốn nhà nước, tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế. Hoặc Tư liệu sản xuất bao gồm: đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu trong quá trình sản xuất. Hoặc theo thực tế quản lý kinh tế đất đai hiện nay đang tính toán là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất.

Chung ta không thể nói với nông dân: ví dụ như ngành trồng trọt tư liệu sản xuất đất trồng không phải đối tượng lao động? hoặc đất đai không phải là tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra rau, củ, quả… Nó dẫn đến Đất đai sử dụng cho nông nghiệp là Tư liệu sản xuất phải được trao quyền sở hữu. Thậm chí có giáo trình dạy môn triết học mác lê nin thời tôi học có ví dụ hẳn hoi, đất trồng là tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp.

Về lý luận chính trị thì như vậy, Đảng và Nhà nước ta có Pháp luật hóa lý luận chính trị về Tư liệu sản xuất hay không? Xin thưa là có! Tư liệu sản xuất là đất đai được Hội đồng Chính phủ thừa nhận theo Thông tư số 48-TTg ngày 03/6/1963 về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đảm bảo quyền sở hữu tư liệu sản xuất ở nông thôn. Theo đó, đất đai được coi là Tư liệu sản xuất. Các loại đất theo Thông tư số 48-TTg được coi là tư liệu sản xuất: Đất nông nghiệp (ruộng đất) và Đất thổ cư.

 

Theo: Trung Thuỷ Bùi

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền