Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có nhiều quy định nhắc đến khái niệm “giao cấu” như Điều 141 về tội hiếp dâm, Điều 142 về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Điều 143 về tội cưỡng dâm, Điều 144 về tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 145 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 146 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Điều 184 về tội loạn luân.
Nhưng trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự 2015, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về để định nghĩa cho khái niệm “giao cấu” này.
Theo từ điển tiếng Việt thì khái niệm “giao cấu” được hiểu:
“Giao cấu là việc giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái, ở động vật, để thụ tinh”
Ngoài ra, năm 1967 Tòa án nhân dân tối cao có một văn bản tổng kết về tình trạng tội phạm hiếp dâm có nhắc đến khái niệm “giao cấu”. Cụ thể “giao cấu là hành động chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”
Tuy nhiên đây chỉ là một bản tổng kết công tác của Tòa án, không biết khái niệm này có được áp dụng trong thực tiễn xét xử hay không. Hơn nữa, xét về tính thực tế thì khái niệm này đã có nhiều vấn đề đã lỗi thời. Cụ thể, trong khái niệm Tòa án Nhân dân tối cao có nhắc tới việc “cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dụng của người nữ”. Những năm 1967 thì công nghệ cũng như bao cao su chưa phát triển rộng rãi như bây giờ, như vậy nếu áp dụng khái niệm này thì chỉ cần mang bao cao su đi thực hiện hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm… thì sẽ không bị phạm phải tội phạm hình sự vì lúc này không được xem là cọ sát trực tiếp (đã qua lớp bao cao su).
Ngoải ra, trong thực tế có hiều hành vi tình dục khác nhau chứ không nhất thiết phải là dùng bộ phận sinh dục người nam cọ sát với bộ phận sinh dục người nữ. Có quan hệ đồng giới nam – nam, quan hệ đồng giới nữ – nữ. Và thực tế đã có trường hợp hiếp dâm đồng giới, trường hợp như vậy được xử lý như thế nào? Ngoài ra có những trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào?
Ngoài cách giải thích trên, mình cũng có đọc được giải thích của ông Đỗ Văn Đương, Viện phó viện khoa học kiểm sát thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
“Hành vi giao cấu trong Pháp lệnh Phòng chống mại dâm không chỉ hiểu là giữa nam với nữ, mà diễn ra cả giữa những người đồng giới. Giao cấu được hiểu là việc đưa bộ phận sinh dục của người này chủ động tác động vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người kia, không phân biệt là đồng giới hay khác giới.”
Có thể thấy, cách giải thích của ông Đương đã giải quyết tất cả những điểm còn thiếu sót của giải thích trên. Quan hệ tình dục đồng giới, cũng như quan hệ tình dục thông qua các bộ phận khác trên cơ thể cũng đã được đưa vào xem là hành vi giao cấu. Đọc cách giải thích của ông Đương, mình thấy đây là cách giải thích hợp với thời đại nhất.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là phát biểu của một cá nhân, không thể xem là căn cứ để xử lý, xét xử vụ án được. Không biết các bạn như thế nào? Bạn hiểu như thế nào là hành vi giao cấu?
Cảm ơn bạn rất nhiều