Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự (GDDS) được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người chúng ta bắt gặp cũng như tự mình thực hiện các GDDS, để một GDDS có hiệu lực cần thỏa mãn các điều kiện nhất định  về nội dung và hình thức quy định tại điều 122 Bộ luật dân sư (BLDS) năm 2015, đồng thời pháp luật cũng quy định các trường hợp GDDS vô hiệu trong đó có GDDS vô hiệu do giả tạo.

 

Các nội dung liên quan:

 

Giao dịch dân sự giả tạo là gì?

Điều 129 BLDS quy định:

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

Như vậy có thể hiểu giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia vào giao dịch.

Giao dịch giả tạo được xác lập trên cơ sở hành vi gian dối và thực hiện khi các bên xác lập giao dịch đó. Giao dịch giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che dấu việc thực hiện một hợp đồng khác mà các bên thật sự mong muốn thực hiện. Giao dịch giả tạo mà các bên “tự nguyện” tham gia nhưng mục đích giao dịch được thể hiện không phù hợp với mục đích các bên thực sự quan tâm, hướng tới, mong muốn đạt được. Yếu tố giả tạo thông qua dấu hiệu các bên thông đồng với nhau để tạo nên sự thiếu thống nhất giữa ý chí và tuyên bố ý chí của các bên xác lập giao dịch.

Các loại giao dịch dân sự giả tạo

Có hai loại giao dịch dân sự giả tạo đó là GDDS nhằm che dấu một giao dịch khác và giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Đặc điểm chung của hai loại giao dịch này đó là sự nhất trí, thông đồng từ trước của các bên xác lập giao dịch giả tạo nhằm tạo nên cái nhìn sai lầm cho người khác đối với giao dịch đó. Bên cạnh đó hai loại giao dịch này cũng có sự khác biệt cơ bản như sau:

– Đối với trường hợp thứ nhất thì có hai loại GDDS song song cùng tồn tại đó là giao dịch giả tạo và giao dịch bị che giấu. giao dịch dân sự giả tạo sẽ bị vô hiệu và giao dịch đích thực vẫn có hiệu lực pháp lí (một số trường hợp nếu vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch vẫn có thể bị vô hiệu cùng giao dịch giả tạo).

– Đối với trường hợp thứ hai thì trên thực tế hoàn toàn không có một giao dịch nào cả, các bên xác lập giao dịch tưởng tượng, hư cấu nên các quy định, điều khoản trong giao dịch giả tạo. Thông thường thì trường hợp này thể hiện ở:

+ Bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại nghĩa vụ dân sự với chủ thể khác, nhưng để trốn tránh nghĩa vụ đó đã thực hiện một giao dịch khác với người thứ ba.

+ Khi tham gia giao dịch chủ thể phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định với nhà nước nhưng không muốn thực hiện nên đã xác lập giao dịch với người thứ ba.

Tóm lại, đối với giao dịch được xác lập do giả tạo thì dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất đó là yếu tố thông đồng từ trước của các bên tham gia giao dịch, các bên cố tình thực hiện một cách tự nguyện nhưng không đúng như ý chí, suy nghĩ thực tế của bản thân mình. Mặt khác, không phải giao dịch nào thể hiện ý chí giả tạo cũng được coi là giả tạo mà chỉ có những giao dịch có sự nhất trí từ các chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch. Và nếu như giao dịch được xác lập do giả tạo thì luôn vô hiệu, giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực pháp luật và hậu quả pháp lí của nó được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

Ví dụ về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

T vay nợ của H số tiền là ba trăm triệu đồng, T kí giấy vay nợ đồng ý bán căn nhà cho H để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì T lại bán căn nhà trên cho U (hợp đồng mau bán đã qua công chứng). Trong tình huống T sau khi bán nhà xong, T không chịu trả tiền nợ cho H thì hợp đồng mua bán giữa T và U sẽ bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, chứng minh hợp đồng giả tạo, hợp đồng giả tạo để trốn thuế, hợp đồng chuyển nhượng giả tạo, ví dụ về giao dịch dân sự vô hiệu, làm sao chứng minh hợp đồng giả cách, điều 129 bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vô hiệu, năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm

 

 

5/5 - (1352 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.