Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính sẽ trình quốc hội cuối năm 2017

Chuyên mụcLuật dân sự, Thảo luận pháp luật, Tin tức pháp luật Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính sẽ trình quốc hội cuối năm 2017

Bộ luật dân sự 2015 đã chính thức có hiệu lực gần nửa năm với nhiều thay đổi tiến bộ, phù hợp với xã hội so với trước đó. Trong đó, có quy định công dân có quyền chuyển đổi giới tính.

 

Vừa qua, vụ Pháp chế của Bộ y tế đã đưa ra 8 chính sách đề cập tới những vấn đề bứt thế trong cộng đồng những người chuyển giới hiện nay như sau:

 

Xác định lại phạm vi điều chỉnh của luật chuyển đổi giới tính;

 

– Các trường hợp được chuyển đổi giới tính;

 

– Độ tuổi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;

 

– Quy định về tình trạng hôn nhân trước khi can thiệp y học;

 

– Xác định tâm lý người chuyển đổi giới tính;

 

– Điều kiện đối với cơ sở khám chữa bệnh được can thiệp chuyển đổi giới tính;

 

– Việc công nhận các can thiệp y tế đã thực hiện chuyển đổi giới tính trước ngày luật chuyển đổi giới tính có hiệu lực và việc chi trả kinh phí thực hiện;

 

– Chi trả kinh phí thực hiện kỹ thuật chuyển đổi giới tính.

 

Đây là những chính sách được xây dựng từ năm 2016 dựa trên những ý kiến của các chuyên gia, cộng đồng LGBT và những cá nhân, tổ chức có liên quan. Dự kiến Dự thảo luật chuyển đổi giới tính sẽ được hoàn thiện để trình Quốc hội vào cuối năm nay.

 

Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là điều kiện như thế nào để được công nhận là người chuyển đổi giới tính. Và với vấn đề này, Vụ pháp chế của Bộ y tế cũng đưa ra 3 giải pháp để cùng bàn bạc như sau:

 

– Sử dụng hoóc môn 2 năm sẽ được công nhận chuyển giới: Điều này sẽ gây khó khăn cho nhiều người vì thực tế việc sử dụng hooc môn là không hề thấp.

 

– Đã trải qua phẫu thuật một phần (thay đổi ngực hoặc bộ phận sinh dục) hoặc toàn bộ (phẫu thuật cả ngực và bộ phận sinh dục): giải pháp này sẽ nảy sinh vấn đề là không phải người chuyển giới nào cũng có điều kiện để thực hiện phẫu thuật, và điều kiện sức khỏe để phẫu thuật thì không phải ai cũng đáp ứng được.

 

– Chỉ cần có xác nhận là đã kiểm tra tâm lý (theo bảng chuẩn) và được xác định là có mong muốn chuyển đổi giới tính, nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền ghi rõ nguyện vọng là có mong muốn được xác nhận là người chuyển đổi giới tính thì được công nhận là người chuyển đổi giới tính.: Giải pháp này cũng có vấn đề phát sinh, sẽ có nhiều trường hợp thông đồng với các cán bộ để được “thay đổi giới tính” nhằm các mục đích như trốn nghĩa vụ quân sự

 

Ngoài ra, vấn đề Bảo hiểm y tế có chi trả cho hoạt động phẫu thuật chuyển đổi giới tính cũng được đưa ra bàn bạc và lấy ý kiến.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Tại Điều 37 Bộ luật lao động 2015 có quy định “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Tuy nhiên, Bộ Luật dân sự 2015 đã có hiệu lực từ 01/01/2017 nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về việc chuyển đổi giới tính như thế nào? Chừng nào chưa có quy định cụ thể về thực hiện chuyển giới tính thì quyền được chuyển giới chưa được thực thi trên thực tế vì hiện tại chưa có quy định, cơ chế đảm bảo quyền lợi cho những người muốn chuyển giới tính. Mong rằng những quy định về việc chuyển giới tính sớm được ban hành.

  2. Cám ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ, nếu dự thảo này được thông qua thì chắc chắn cộng đồng LGBT sẽ mừng lắm, họ sẽ được sống đúng với giới tính của mình, được công nhận quyền chuyển đổi giới tính nữa, không còn gặp trường hợp ngoại hình thì là nữ mà CMND giới tính lại là nam 🙁

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền