Hình sự là một lĩnh vực pháp luật hiện hữu trong đời sống kinh tế xã hội nước ta. Trong thời đại mà nhu cầu về việc hiểu biết và áp dụng pháp luật ngày càng cấp thiết thì Chúng tôi – văn phòng luật sư DFC được sự tin tưởng và hưởng ứng của Quý bạn đọc luôn nhận được những câu hỏi và thắc mắc trong lĩnh vực này qua Tổng đài tư vấn luật hình sự 1900.6512, đặc biệt trong liên quan đến các tội danh chiếm đoạt tài sản. Sau đây thì Luật sư tư vấn luật hình sự về tội danh chiếm đoạt tài sản xin giải đáp một số tình huống vướng mắc như sau:
Tình huống 01: Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội công nhiên tội danh chiếm đoạt tài sản
Anh Nguyễn Duy K (22 tuổi) có gửi đến Tổng đài 1900.6512 câu hỏi sau và xin phép nhận được sự tư vấn của Luật sư như sau: “Tôi năm nay 22 tuổi, công việc của tôi là làm thợ sửa điện. Do tính chất và đặc thù công việc nên một lần vào năm 2019 vừa rồi, tôi có trèo lên một cây cột điện cao khoảng 30m và khi trèo được một nửa thì tôi phát hiện bên dưới có một kẻ lạ mặt đang cố tình bẻ khóa chiếc xe máy tôi để ở dưới. Tôi không thể nhảy xuống được vì độ cao lúc đó là quá cao nên đã cố hô hào người dân đến giúp đỡ nhưng không có ai. Tên trộm lạ mặt sau khi bẻ được khóa đã lên xe nổ máy rồi rời đi. Đây là chiếc xe mang nhãn hiệu Jupiter tôi mua mới với đăng ký xe là tôi trị giá 14 triệu đồng vào năm 2017. Vậy nhờ Công ty tư vấn giúp tôi nếu Công an bắt được tên trộm thì hắn sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên tư vấn luật hình sự về các tội danh chiếm đoạt tài sản của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Trước tiên, Chúng tôi – Luật sư tư vấn về tội danh chiếm đoạt tài sản nhận định rằng đây là một tình huống mà tên trộm lạ mặt kia đã vi phạm pháp luật hình sự với tội danh chiếm đoạt tài sản. Và cụ thể từ tình huống trên cho thấy, tên trộm đã vi phạm Điều 172 về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu gồm 02 hành vi nhỏ hơn: công khai và ngang nhiên. Trong tình huống trên, tên trộm lạ mặt đã đáp ứng đầy đủ hai hành vi trên:
– Công khai: giữa ban ngày, với ý chí coi thường pháp luật và coi thường mọi người, ngay cả chủ sở hữu cũng dám thực hiện hành vi tội danh chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu;
– Ngang nhiên: tuy biết chủ sở hữu đã biết được hành vi của mình nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Tiếp đó, theo như thông tin anh chia sẻ chiếc xe của anh lúc mua mới có giá trị 14 triệu đồng. Thời điểm bị trộm cắp, chiếc xe của anh sẽ được định giá theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Nếu chiếc xe được định giá trên hai triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp sau được quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Tình huống 02: Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Ông Đặng Chí T (61 tuổi) có gửi đến Tổng đài 1900.6512 câu hỏi và xin phép nhận được sự tư vấn của Luật sư như sau: “Tôi có tin tưởng và cho một người cháu họ của mình ở tỉnh Y vay 150 triệu đồng thông qua hợp đồng vay tiền viết tay có chữ ký của hai bên, hợp đồng không có dấu công chứng và chứng thực mà chỉ có hai người hàng xóm của tôi chứng kiến việc đó. Hạn cuối để người cháu đó trả tiền cho tôi là vào tháng 11/2019. Tuy nhiên, cho đến nay, tôi vẫn không nhận được khoản tiền trả nợ nào của người cháu. Hơn nữa, tôi đã cố liên lạc với người này thì biết được nó đã sử dụng số tiền này vào việc đánh bạc (cụ thể là chơi bài ba cây) và đã thua bạc hết. Nó lấy lí do thua bạc này để không tiến hành việc trả lại tiền cho tôi. Tôi rất tức giận và có ý định đâm đơn kiện ra Công an. Tôi xin hỏi Luật sự nếu tôi làm điều đó thì người cháu họ của tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên tư vấn luật hình sự về các tội danh chiếm đoạt tài sản của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:Hành vi vay tiền, quá thời hạn không trả được và lý do là do đánh bạc (cụ thể ở đây là chơi bài ba cây ăn tiền) của người cháu họ ông trên là hành vi phạm pháp luật hình sự. Cụ thể người này đã vi phạm vào một trong những tội danh có tính chất chiếm đoạt theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, đó là Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175.
Hành vi mô tả cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sự tín nhiệm của người khác và chiếm đoạt tài sản của họ. Trong trường hợp này, ông đã tin tưởng người mà ông coi là cháu để cho họ vay tiền với giá trị là 150 triệu thông qua một hợp đồng cho vay nhưng người cháu này lại sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp (cụ thể ở đây là đánh bạc) dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Căn cứ vào điểm b, Khoản 1, Điều 175 thì khả năng người cháu họ của ông bị xử lý về tội này là rất cao:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Với giá trị tài sản được ông cho người cháu của ông vay với số tiền có giá trị là 150 triệu đồng, nếu ông trình báo việc này ra Cơ quan Công an và sau khi đáp ứng đầy đủ những yếu tố cấu thành tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì số tiền 150 triệu sẽ định khung hình phạt cho người này. Cụ thể, tại điểm c, Khoản 2, Điều 175 thì mức hình phạt sẽ là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Tình huống 03: Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Anh Dương Minh T (45 tuổi) có gửi đến một trường hợp thông qua Tổng đài Tư vấn Trực tuyến 1900.6512 như sau: “Tôi là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực xây dựng. Tôi đã lập gia đình và có duy nhất một người con trai, cháu năm nay 15 tuổi. Tuy nhiên, vào buổi chiều ngày 11/12/2019 vừa qua như thường ngày, sau khi tan sở vào lúc 5h15 thì tôi có qua đón cháu tan học ở trường thì cháu không có ra; tôi có gọi cho cháu nhưng điện thoại không liên lạc được. Linh cảm được vấn đề đó xấu, tôi có liên lạc với cô giáo chủ nhiệm lớp thì biết được sau giờ học thì các cháu đã ra về. Tôi rất lo lăng. Khoảng hơn 6h tối, sau khi tôi đã cùng vợ đi dò hỏi vẫn không có tung tích gì thì bỗng có một cuộc điện thoại gọi vào thuê bao của tôi nói cháu nhà tôi đang trong tay hắn. Chúng đòi chúng tôi phải đưa cho chúng 170 triệu đồng thì mới được gặp lại cháu trong tình trạng còn sống. Nhiều ngày sau đó, hắn sử dụng các số điện thoại khác nhau để yêu cầu cùng một nội dung như trên. Tôi đã trình báo công án và đến ngày 29/11/2019 thì hắn đã bị bắt, tôi được biết hắn 24 tuổi, không có công ăn việc làm ổn định và đang bị tạm giam chờ ngày xét xử. Còn cháu nhà tôi may mắn không bị sao. Tôi trước nay chỉ lo làm ăn kinh doanh còn pháp luật thì chưa hiểu hết. Vậy xin hỏi Luật sư, trong trường hợp này, tên bắt cóc con trai tôi sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên tư vấn luật hình sự về các tội danh chiếm đoạt tài sản của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Trước tiên, theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan thì hành vi bắt cóc một người làm con tim và sử dụng người này nhằm chiếm đoạt tài sản thì là hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể, kẻ bắt cóc con trai anh trong tình huống trên và đòi chuộc với số tiền 170 triệu đồng rất có khả năng bị truy tố về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cụ thể, tội bắt nhằm chiếm đoạt tài sản bao gồm hai hành vi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cấu thành: hành vi bắt cóc người khác làm con tin và hành vi chiếm đoạt tài sản. Điều này rất khớp với trường hợp đứa con nhà anh bị bắt cóc và bị tống tiền như trên.
Sau khi đáp ứng cấu thành tội phạm của tội này thì chúng ta xét đến việc định khung hình phạt. Con trai anh năm nay 15 tuổi và số tiền tên bắt cóc muốn anh đưa cho hắn để chuộc con trai là 170 triệu đồng. Do đó, căn cứ vào các điểm d, e Khoản 2 Điều 169 thì hình phạt dành cho tên bắt cóc này là hình phạt tù từ 5 – 12 năm:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
e) tội danh chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội danh chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần giải quyết, xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 để được giải đáp. Trân trọng!
Để lại một phản hồi