Tổng hợp đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (Việt Nam và thế giới) các khóa của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Xin chia sẻ để bạn tham khảo.
Những tài liệu liên quan:
- 200 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
- [PDF] Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới – Đại học Luật Hà Nội
- Tổng hợp đề thi môn Luật Đất đai – Đại học Luật TP.HCM
Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật – Đại học Luật TP.HCM
Đề thi môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài 90 phút
(Sinh viên được sử dụng Bộ luật Hồng Đức)
Phần I – Trắc nghiệm (Chọn một đáp án đúng nhất – 2 điểm)
Câu 1. Trong tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại phong kiến Việt Nam, thiết chế quan đại thần có đặc điểm:
a) Không phải triều đại nào quan đại thần cũng được nhà vua giao cho nhiều trọng trách.
b) Quan đại thần luôn được lựa chọn từ những người trong hoàng tộc
c) Đứng đầu đội ngũ quan đại thần luôn có chức danh tể tường (quan đầu triều)
d) a và b đúng
e) A, b và c đúng
Câu 2. Chính quyền quân quản được thiết lập khi:
a) Sự thay đổi, chuyển giao quyền lực giữa các vương triều
b) Vương triều đứng trước nguy cơ bất ổn, sụp đổ
c) Vương triều mới được thành lập
d) b và b đúng
e) A, b và c đúng
Câu 3. Trong chính thể quân chủ thời Trần (1025 – 1400):
a) Thái Thượng hoàng là nguyên thủ quốc gia
b) Quyền lực của hoàng đế mang tính chuyên chế cực đoan, độc tài cao độ
c) Chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
d) a và c đúng
e) b và c đúng
Câu 4. Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật hình sự thời Lê (thế kỷ XV)
a) Hậu quả không là yếu tố bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm
b) Hình sự hóa các quan hệ xã hội là xu hướng phổ biến trong pháp luật hình sự
c) Không có sự phân biệt hình phạt chính với hình phạt bổ sung
d) b và c đúng
e) A, b và c đúng
Câu 5. Quyền phụ nữ được ghi nhận và bảo vệ trong những chế định pháp luật nào?
a) Pháp luật hình sự
b) Pháp luật dân sự
c) Pháp luật hôn nhân – gia đình
d) b và c đúng
e) A, b và c đúng
Phần II – Những nhận định sau đây đúng hay sai? Anh chị hãy giải thích. (3 điểm)
Câu 1. Pháp luật phương Đông cổ đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tập quán và tôn giáo (1.5 điểm)
Câu 2. Cải cách bộ máy nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông (1428 – 1527) thể hiện rõ xu hướng tập trung quyền lực vào nhà vưa hơn so với các giai đoạn trước (1.5 điểm)
Phần III – Tự luận (5 điểm)
Câu 1. Phân tích các yếu tố dẫn đến sự tồn tại bền vững và lâu dài hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối ở nhà nước phong kiến Trung Quốc (2.5 điểm)
Câu 2. Có quan điểm cho rằng, pháp luật dân sự thể hiện rõ nét nhất tính chất bình đẳng (so với các chế định pháp luật khác). Bằng pháp luật nhà Lê (thế kỷ XV), anh chị hãy làm rõ quan điểm này (2.5 điểm)
Giảng viên ra đề: Thầy Hòa) Thầy Trung
Đề kiểm tra Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài 90 phút
Sinh viên được sử dụng Quốc triều hình luật
Phần I – Trắc nghiệm (chọn một đáp án đúng nhất) (2 điểm)
Câu 1. Chính thể quân chủ thời Tần có đặc điểm
a) Quyền lực của nhà vua luôn mang tính tuyệt đối và không bị hạn chế.
b) Hoàng tộc là chỗ dựa vững chắc cho quyền lực của hoàng đế
c) Quyền lập pháp và hành pháp chưa có sự tách bạch rõ ràng
d) A, b và c đúng
e) b và c đúng
Câu 2. Chính quyền quân quản có đặc điểm
a) Vai trò và sức mạnh quân đội được củng cố, là chỗ vững chắc nhất cho quyền lực của hoàng đế
b) Được thiết lập khi vương triều đứng trước nguy cơ bất ổn, sụp đổ
c) Được hình thành khi vương triều mới được thành lập
d) a và b đúng
e) A, b và c đúng
Câu 3. Cải cách bộ máy nhà nước của Vua Lê Thánh Tông (1428 – 1527) có đặc điểm
a) Ưu tiên lựa chọn và bổ nhiệm các công thần, hoàng tộc vào các chức danh quan trọng
b) Xác lập chính quyền quân quản để duy trì quyền lực của hoàng đế
c) Dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực
d) a và c đúng
e) b và c đúng
Câu 4. Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật thời Lê (thế kỷ XV):
a) Thập ác tội là những tội quy định về hành vi xâm hại an ninh quốc gia
b) Giới tính của người phạm tội là một trong các căn cứ để áp dụng hình phạt
c) Pháp luật hôn nhân gia đình chỉ bảo vệ quyền lợi của người gia trưởng
d) b và c đúng
e) a và c đúng
Câu 5. Chủ thể pháp luật trong chế định pháp luật nào có sự phân biệt theo giới tính nam, nữ:
a) Pháp luật hình sự và pháp luật hôn nhân gia đình
b) Pháp luật hợp đồng và pháp luật hôn nhân gia đình
c) Pháp luật hợp đồng và pháp luật hình sự
d) A, b và c đúng
e) a và c đúng
Phần II – Những nhận định sau đây đúng hay sai? Anh chị hãy giải thích? (3 điểm)
Câu 1. Pháp luật phương Đông cổ đại công khai thừa nhận sự bất bình đẳng về giai cấp và giới tính (1.5 điểm)
Câu 2. Cải cách bộ máy nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông (1428 – 1527) thể hiện rõ xu hướng tập trung quyền lực vào nhà vua hơn so với các giai đoạn trước (1.5 điểm)
Phần III – Tự luận ( 5 điểm)
Câu 1. Anh chị hãy phân tích ảnh hưởng của thành thị đối với nền kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Tây Âu trong giai đoạn trung kỳ trung đại (Thế kỷ XI-XV) (2.5 điểm)
Câu 2. Có quan điểm cho rằng, yếu tố nhân quyền phản ánh tính chất tiến bộ, điển hình nhất của pháp luật nhà Lê (thế kỷ XV), bạn hãy làm rõ quan điểm này (2.5 điểm)
Giảng viên ra đề: ThS Phan Trọng Hòa và ThS Trần Quang Trung
Đề thi hết môn Lịch sử nhà nước pháp luật
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên được sử dụng Quốc triều hình luật
I – Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (4 điểm)
1 – Cải cách cấp xã của vua Lê Thánh Tông góp phần đưa chính quyền gần dân hơn.
2 – Nhà nước thời Lý – Trần có tổ chức bộ máy đơn giản, nặng tính hành chính – quân sự.
3 – Với sự ra đời của Viện quan bảo dân (Viện giám sát) thì nhà nước La Mã (giai đoạn thế kỷ VI TCN – I TCN) là điển hình của hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô.
4 – “Trọng hình, khinh dân” là một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật phương Đông thời kỳ cổ đại.
II – Tự luận (6 điểm)
1 – Hãy làm sáng tỏ tính chất nhân đạo của pháp luật thời Lê sơ thông qua các quy định của pháp luật Hình sự (3 điểm)
2 – Hãy phân tích các yếu tố dẫn đến sự tồn tại bền vững của hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối của nhà nước phong kiến Trung Quốc (3 điểm)
Đề thi hết môn Lịch sử nhà nước pháp luật
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên được sử dụng Quốc triều hình luật
I – Những câu nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? ( 3 điểm)
1 – Tính quý tộc thân vương không hiện diện trong chính quyền giai đoạn đầu Lê sơ.
2 – Hoàng tộc là hậu thuẫn chính trị vững chắc cho đề quyền nhà Nguyễn (1802 – 1884)
3 – Hiến pháp tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh đã ghi nhận và bảo vệ một cách bình đẳng về quyền bầu cử của mọi công dân.
II – Tự luận
1 – Hãy làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây về pháp luật nhà Lê sơ: (4 điểm)
a) Nguyên tắc của pháp luật hình sự thể hiện rõ tính giai cấp (2 điểm)
b) Pháp luật thừa kế bảo vệ sự bình đẳng một cách tương đối giữa vợ và chồng (2 điểm)
2 – Hãy phân tích các điều kiện dẫn đến sự hình thành của nhà nước phương Đông cổ đại. (3 điểm)
Đề thi hết môn Lịch sử nhà nước pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên được sử dụng Quốc triều hình luật
Phần I – Trắc nghiệm (chọn một đáp án đúng nhất) (2 điểm)
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương thời Lê (giai đoạn 1428 – 1460)
a) Tổ chức chính quyền địa phương mang tính quân quản
b) Chính quyền cấp Đạo do một tập thể cùng lãnh đạo
c) Chức danh xã trưởng do người dân bầu ra
d) a và c đúng
e) A, b và c đúng
Câu 2. Vua Minh Mạng (1820 – 1840) xóa bỏ chính quyền cấp thành và thành lập đơn vị hành chính tỉnh nhằm:
a) Tản quyền từ trung ương về địa phương
b) Tập trung mạnh mẽ hơn nữa quyền lực vào chính quyền trung ương
c) Xây dựng chính quyền quân sự ở địa phương
d) a và c đúng
e) A, b và c đúng
Câu 3. Chính thể quân chủ thời Trần có đặc điểm nào sau đây:
a) Có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp.
b) Quyền lực tập trung tuyệt đối vào hoàng đế
c) Hoàng tộc là chỗ dựa vững chắc nhất cho quyền lực của hoàng đế
d) a và c đúng
e) b và c đúng
Câu 4. Pháp luật hình sự thế kỷ XV – XVIII có đặc điểm
a) Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều xử lý bằng hình phạt
b) Có sự phân biệt giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung
c) Chế định thấp ác tội thể hiện rõ nét sự ảnh hưởng Nho giáo đối với pháp luật
d) a và c đúng
e) b và c đúng
Câu 5. Theo pháp luật thừa kế nhà Lê (thế kỷ XV) người thừa kế di sản hương hỏa có thể là:
a) Con trai
b) Cháu trai
c) Con gái
d) A, b đúng
e) A, b và c đúng
Phần II – Những nhận định sau đây đúng hay sai? Anh chị hãy giải thích? (3 điểm)
Câu 1: Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể phổ biến nhất ở các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông. (1.5 điểm)
Câu 2: Trong một số giai đoạn lịch sử, tình trạng “thù trong giặc ngoài” đã cản trở tiến trình xây dựng chính thế quân chủ Việt Nam. (1.5 điểm)
Phần III – Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Hãy phân tích và lý giải vì sao pháp luật phong kiến Tây Âu mang tính khong thống nhất và kém phát triển. (2.5 điểm)
Câu 2: Hãy làm sáng tỏ nhận định: “Pháp luật hình sự nhà Lê thế kỳ XV là sự kết hợp giữa nhân trị với pháp trị; qua đó góp phần đưa xã hội thời Lê, nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông trở nên ổn định thịnh vượng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam”. (2.5 điểm)
Đề thi hết môn Lịch sử nhà nước pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Phần I – Trắc nghiệm (2 điểm)
1 – Nhận định nào sau đây phù hợp với các triều đại phong kiến Việt Nam (938 – 1884):
a) Nhà vua luôn luôn giữ vai trò nguyên thủ quốc gia
b) Nhà vua là chủ thể duy nhất nắm quyền tư pháp
c) Vào giai đoạn đầu của mỗi vương triều, tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản
d) Cả A, b và c đúng
e) Cả A, b và c sai
2 – Nội dung nào sau đây cho thấy chính thể quân chủ dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) phát triển hơn so với các triều đại trước đó:
a) Nhà vua luôn luôn nắm trong tay tuyệt đối ba quyền: lập pháp – hành pháp – tư pháp
b) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp ở trung ương được tổ chức chặt chẽ nhất
c) Áp dụng nguyên tắc tản quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước
d) Cả A, b và c đúng
e) a và c đúng
3 – Vua Gia Long thành lập đơn vị hành chính cấp thành nhằm:
a) Hạn chế quyền lực của triều đình đối với hoạt động của chính quyền địa phương
b) Áp dụng nguyên tắc tản quyền
c) Tăng cường quyền lực chính quyền địa phương và bảo đảm sự thống nhất hai miền Nam và Bắc
d) Cả a và b đúng
e) Cả A, b và c đúng
4 – Nội dung nào sau đây phù hợp với pháp luật hình sự nhà Lê (thế kỷ XV):
a) Pháp luật hình sự chịu ảnh hưởng sâu sắc từ ý thức hệ Nho giáo
b) Pháp luật hình sự thể hiện tính chất bất bình đẳng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự
c) Chỉ khi nào phạm tội Thập ác mới có thể gánh chịu hình phạt tử hình
d) Cả a và b đúng
e) Cả A, b và c đúng
5 – Pháp luật dân sự (thế kỷ XV – XVIII) có nội dung nào sau đây:
a) Không thừa nhận tính bất bình đẳng nam, nữ trong các quan hệ tài sản
b) Chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền thực hiện các giao dịch đối với tài sản đó
c) Mọi giao dịch về ruộng đất bắt buộc phải có chứng thực của Xã trưởng
d) Cả a và c đúng
e) Cả A, b và c đúng
Phần II: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)
Câu 1. Cộng hòa quý tộc chủ nô là hình thức chính thể duy nhất tồn tại ở các quốc gia phương Tây cổ đại.
Câu 2. Tập quyền là nguyên tắc được áp dụng thường xuyên suốt trong tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại phong kiến Việt Nam từ năm 938 – 1884.
Phần III: Tự luận (5 điểm)
Câu 1. Anh chị hãy phân tích các yếu tố dẫn đến sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông. (2,5 điểm)
Câu 2. (2,5 điểm): Với nguyên tắc “bình đẳng – thỏa thuận” trong pháp luật dân sự thế kỷ XV – XVIII, anh chị hãy:
a) Làm sáng tỏ một số quy định cụ thể của nguyên tắc này trong Bộ luật Hồng Đức.
b) Làm rõ ý nghĩa, mục đích của nguyên tắc này./.
GV ra đề: ThS Trần Quang Trung
Đề thi đáp án Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu I – Trắc nghiệm (2 điểm)
1 – Nội dung nào sau đây phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương thời Lê giai đoạn 1428 – 1460:
a) Tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản
b) Thể hiện nguyên tắc tản quyền
c) Tăng cường quyền lực chính trị của chính quyền địa phương hơn so với các triều đại trước
d) Cả a và b đúng
e) Cả A, b và c đúng
2 – Nội dung nào sau đây phù hợp với việc vua Minh Mạng (1820 – 1840) xóa bỏ chính quyền cấp thành và thành lập đơn vị hành chính tỉnh:
a) Vua Minh Mạng muốn quản lý trực tiếp chính quyền địa phương
b) Hạn chế sự can thiệp của triều đình đối với các hoạt động của chính quyền địa phương
c) Bảo đảm tập trung mạnh mẽ quyền lực nhà nước vào nhà vua
d) Cả a và c đúng
e) Cả A, b và c đúng
3 – Chính quyền quân quản trong một số giai đoạn lịch sử phong kiến Việt Nam có đặc điểm chung là:
a) Quyền lực nhà nước không phải lúc nào cũng tập trung tuyệt đối vào người đứng đầu nhà nước
b) Chính quyền quân quản được thiết lập khi vương triều mới được hình thành
c) Bạo lực là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước duy trì trật tự xã hội và chính thể quân chủ
d) Cả a và c đúng
e) Cả b và c đúng
4 – Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật dân sự thế kỷ XV – XVIII:
a) Mọi tài sản đều được đem ra để thiết lập giao dịch dân sự
b) Bình đẳng – thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ tài sản
c) Pháp luật dân sự không chịu ảnh hưởng từ các phong tục, tập quán
d) Cả b và c đúng
e) Cả a và c đúng
5 – Tại sao hợp đồng mua bán ruộng đất (theo pháp luật thế kỷ XV – XVIII) phải đem ra xã trưởng công chứng:
a) Là cách thức để nhà nước kiểm soát và quản lý ruộng đất theo chính sách hạn điền
b) Xã trưởng được nhà vua bổ nhiệm để quản lý ruộng đất trong xã
c) Cả a và b đúng
d) Cả a và b sai
Câu II: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)
1 – Chế tài hình sự được áp dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Đông.
2 – Tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn 1428 – 1460 và giai đoạn 1802 – 1830 đều mang tính chất quân quản.
Câu III: Tự luận (5 điểm)
1 – Phân tích và đánh giá bộ máy nhà nước tư sản Mỹ được tổ chức theo nguyên tắc của thuyết Tam quyền phân lập. (2,5 điểm)
2 – Hãy làm sáng tỏ nhận định cho rằng: “Pháp luật dân sự thế kỷ XV – XVIII có nhiều điểm tiến bộ và mang tính nhân văn cao; góp phần đưa xã hội thời Lê, nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông trở nên hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam”. (2,5 điểm)
GV ra đề: ThS Phan Trọng Hòa
GV ra đề: ThS Trần Quang Trung
Bộ đề Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Phần I – Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1. Nội dung nào sau đây phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương thời Lê giai đoạn 1460 – 1527:
a) Tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản
b) Thể hiện nguyên tắc tản quyền trong tổ chức chính quyền cấp Đạo
c) Tăng cường quyền lực chính trị của chính quyền địa phương hơn so với giai đoạn 1428 – 1460
d) Cả a và b đúng
e) Cả A, b và c đúng
2 – Nội dung nào sau đây phù hợp với việc vua Gia Long (1802 – 1820) thành lập chính quyền cấp thành:
a) Giúp nhà vua kiểm soát và xử lý tốt hơn tình hình bất ổn ở hai phía Nam và phía Bắc
b) Triều đình hạn chế can thiệp đối với các hoạt động của chính quyền cấp thành
c) Việc thành lập cấp thành bảo đảm tập trung mạnh mẽ quyền lực nhà nước vào nhà vua.
d) Cả b và c đúng
e) Cả A, b và c đúng
3 – Chính quyền quân chủ thời Lý – Trần (1010 – 1400) có đặc điểm là:
a) Quyền lực nhà nước không phải lúc nào cũng tập trung tuyệt đối vào người đứng đầu nhà nước
b) Chính quyền quân quản được thiết lập vào giai đoạn đầu của nhà Lý và nhà Trần
c) Có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền hành pháp và tư pháp ở chính quyền trung ương
d) Cả a và c đúng
e) Cả b và c đúng
4 – Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật hình sự thế kỷ thời Lê (thế kỷ XV):
a) Không phải lúc nào cũng áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội Thập ác
b) Mọi chủ thể phạm tội đều bình đẳng trong việc gánh chịu trách nhiệm hình sự
c) Hành vi phạm tội giống nhau thì trách nhiệm hình sự như nhau
d) Cả b và c đúng
e) Cả a và c đúng
5 – Tại sao hợp đồng mua bán ruộng đất (theo pháp luật nhà Lê sơ) phải đem ra xã trưởng công chứng:
a) Vì không phải người nào cũng có thể trở thành bên mua hoặc bên bán ruộng đất
b) Là cách thức để nhà nước kiểm soát và quản lý ruộng đất theo chính sách hạn điền
c) Xã trưởng được nhà vua bổ nhiệm để quản lý ruộng đất trong xã
d) Cả A, b và c đúng
e) Cả b và c đúng
Câu II: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)
1 – Pháp luật phong kiến Tây Âu luôn mang tính thống nhất và tiến bộ. (1 điểm)
2 – Vua Lê Thánh Tông áp dụng nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức bộ máy nhà nước là đồng nghĩa với việc chấp nhận quyền lực của mình bị hạn chế. (1,5 điểm)
Câu III: Tự luận (5,5 điểm)
1 – Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình hình thành nhà nước phương Đông cổ đại. (2,5 điểm)
2 – Làm sáng tỏ tính giai cấp của pháp luật hình sự và tính nhân văn của pháp luật dân sự thời Lê sơ (thế kỷ XV). (2,5 điểm)
GV ra đề: ThS Trần Quang Trung
Đề thi đáp án Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu I – Nhận định (3 điểm)
Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành là kết quả trực tiếp từ sự đấu tranh giai cấp.
2 – Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê mang nặng tính hành chính – quân sự.
3 – Pháp luật phong kiến Tây Âu có nhiều quy định mang tính tiến bộ và phát triển hơn so với pháp luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi.
Câu II – Anh chị hãy làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây về Ngũ hình trong pháp luật hình sự thời Lê sơ:
1 – Tính phổ biến (1,5 điểm)
2 – Tính hà khắc, dã man (1,5 điểm)
3 – Tính nhân đạo ở một chừng mực nhất định (1 điểm)
Câu III: Anh chị hãy phân tích mô hình tổ chức bộ máy nhà nước để làm sáng tỏ nhận định: “Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể tồn tại phổ biến ở các quốc gia phương Đông cổ đại”. (3 điểm)./
Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu I – Chọn 3 trong 5 câu nhận định sau đây (4.5 điểm)
Anh chị hãy cho biết các nhận định đó đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Tổ chức nhà nước của vương triều nhà Trần (1225 – 1400) mang tính hoàn thiện hơn so với vương triều nhà Lý (1010 – 1225).
2 – Đô sát viện nhà Nguyễn thế kỷ XIX là cơ quan giám sát được xây dựng hoàn chỉnh nhất trong chính thể quân chủ tuyệt đối ở Việt Nam thời kỳ phong kiến.
3 – Theo Quốc triều hình luật, để hợp đồng có giá trị pháp lý chỉ cần các bên giao kết tự do (không ép buộc).
4 – Quyền lập pháp trong nhà nước phong kiến Việt Nam luôn thuộc về vua.
5 – Trước cải cách vua Lê Thánh Tông (1428 – 1460), chính quyền địa phương mang nặng tính quân quản.
Câu II – Truyền thống dân tộc thể hiện rõ trong các quy định về thừa kế của nhà Lê thế kỷ XV. Hãy chứng minh nhận định trên thông qua các quy định của Quốc triều hình luật (5.5 điểm)./.
Đề kết thúc môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu I – Nhận định (2 điểm)
Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Lưỡng đầu chế thời Trần – Hồ (1225 – 1400) là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế.
2 – Nho giáo là nguồn luật quan trọng trong nhà nước Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
Phần II – Tự luận (8 điểm)
Câu 1: 4 điểm
Anh chị hãy phân tích quá trình hình thành nhà nước Cộng hòa dân chủ chủ nô Athen.
Câu 2: 4 điểm
Hãy làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây thông qua các quy định về nguyên tắc và tội phạm của pháp luật hình sự nhà Lê sơ:
a) Có đặc trưng “hình sự hóa” các quan hệ xã hội
b) Công khai thừa nhận tính chất “đặc quyền”.
c) Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết Nho giáo./.
GV ra đề: ThS Dương Hồng Thị Phi Phi
Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu I – Nhận định (2 điểm)
Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Khoa cử là hình thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời Lý – Trần (1010 – 1400).
2 – Nền cộng hòa dân chủ chủ nô Athen đã cho phép toàn bộ cư dân sinh sống tại Athen quyền chính trị.
Phần II – Tự luận (8 điểm)
Câu 1: 4 điểm
Anh chị hãy phân tích vì sao khi thành thị xuất hiện và phát triển tại Tây Âu (thế kỷ XI – XVII) thì nhà nước phong kiến ở đây bị suy yếu.
Câu 2: 4 điểm
Hãy phân tích các đặc điểm sau đây về hình phạt Ngũ hình trong pháp luật nhà Lê sơ:
a) Tính phổ biến
b) Tính dã man
c) Tính nhân đạo (trong một chừng mực nhất định)./.
GV ra đề: ThS Dương Hồng Thị Phi Phi
Đề kết thúc môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu 1: Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Anh chị hãy chọn 3 trong 5 nhận định sau đây để trả lời (4,5 điểm)
a) Pháp luật hình sự thời Lê sơ (Thế kỷ XV) không mang bản chất xã hội.
b) Mô hình chính quyền quân quản chỉ được thiết lập trong điều kiện có nhiều bất ổn, rối loạn về mặt chính trị – xã hội.
c) Vua Lê Thánh Tông thực hiện nguyên tắc tản quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước là đồng thời chấp nhận quyền lực của mình bị hạn chế.
d) Pháp luật hôn nhân và gia đình thời Lê sơ (thế kỷ XV) quan tâm, bảo vệ nam giới và quyền lực của người gia trưởng.
e) Theo pháp luật dân sự thời Lê Sơ ( Thế kỷ XV) việc lựa chọn hình thức để ký kết hợp đồng chỉ phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của các bên.
Câu 2: Tự luận – Anh chị hãy:
a) Lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của việc bỏ chức danh Tể tướng trong tổ chức tổ chức chính quyền trung ương dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) và vua Gia Long (1802 – 1820) (2 điểm);
Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Phần I : Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (3 điểm)
1 – Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành khi mâu thuẫn giai cấp vẫn chưa thật sự gay gắt. (1 điểm)
2 – Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê tổ chức nhà nước mang tính chuyên môn hóa cao mặc dù nặng tính hành chính – quân sự. (1 điểm)
3 – Trong nền cộng hòa quý tộc chủ nô Spac, tầng lớp bình dân Spac không có quyền chính trị. (1 điểm)
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Anh chị hãy phân tích quá trình hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu.
Câu 2: (4 điểm)
Hãy làm sáng tỏ tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật nhà Lê sơ thông qua quy định của pháp luật về hình sự./.
Đề cuối kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Phần I : Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (3 điểm)
1 – Pháp luật thời Lê thế kỷ XV đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong một số quan hệ pháp luật. (1 điểm)
2 – Đại lý tự thời Nguyễn (1802 – 1884) là cơ quan có thẩm quyền xét xử tối cao. (1 điểm)
3 – Chế định về tổ chức bộ máy nhà nước của Hiến pháp tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh không có những điểm tiến bộ so với tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến. (1 điểm)
Phần II: Tự luận (7 điểm)
1 – Phân tích, làm sáng tỏ pháp luật Hôn nhân gia đình thời Lê thế kỷ XV bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua Quốc triều hình luật (4 điểm)
2 – Phân tích chức năng đối ngoại thể hiện chủ nghĩa bành trướng của nhà nước phong kiến Trung Quốc (3 điểm)./.
Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu I: 4 điểm
Anh chị hãy trình bày quá trình phát triển từ nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô thành nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô ở nhà nước Athen.
Câu II: 6 điểm
Anh chị hãy cho biết các nhận định đó đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Mệnh lệnh, chiếu chỉ của nhà vua là nguồn duy nhất của pháp luật phương Đông thời kỳ cổ đại.
2 – Pháp luật phong kiến Tây Âu giai đoạn thế kỷ V – X rất phát triển trong việc điều chỉnh các quan hệ thương mại.
3 – Nhà nước phong kiến Tây Âu luôn được tổ chức theo hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối./.
Đề cuối kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu 1 : Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (3 điểm)
1 – Tổ chức chính quyền cấp xã thời kỳ Minh Mệnh không có gì thay đổi so với thời kỳ 1802 – 1830. (1 điểm)
2 – Pháp luật Việt Nam thế kỷ X thể hiện tính tùy tiện và tàn bạo. (1 điểm)
3 – Trong nhà nước Spac, sau khi thành lập Hội đồng 5 quan giám sát, quyền lợi của các quý tộc bị cơ quan này kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu nhằm bảo vệ cho quyền lợi của tầng lớp bình dân. (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Anh chị hãy lý giải tại sao nội dung của pháp luật của các quốc gia ở Tây Âu trong thời kỳ phong kiến (thế kỷ V – XVII) không tiến bộ bằng pháp luật của La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ (thế kỷ III TCN – Thế kỷ V).
Câu 3: (4 điểm)
Anh chị hãy phân tích và đánh giá về nhận định sau đây: Trong Bộ luật Hồng Đức nét tiến bộ bậc là địa vị và quyền lợi kinh tế của người phụ nữ đã phần nào được ghi nhận và bảo vệ./.
Đề năm 2014 Lịch sử nhà nước và pháp luật
Đề cuối kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Câu 1 : Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)
1 – Sự bất bình đẳng về đẳng cấp, địa vị xã hội chỉ tồn tại trong pháp luật phương Đông cổ đại, không tồn tại trong pháp luật phương Tây cổ đại. (1 điểm)
2 – Với nền hành chính quân sự, nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê đạt đến mức độ đỉnh cao của chế độ quân chủ. (1 điểm)
3 – Loại bỏ các chức quan có quyền lực quá lớn là một trong những biện pháp cải cách nhà nước của vua Lê Thánh Tông. (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
So sánh và lý giải sự khác biệt trong hình thức chính thể quân chủ chuyên chế của nhà nước phong kiến Trung Quốc và nhà nước phong kiến Tây Âu giai đoạn thế kỷ XV – XVII.
Câu 3: (4 điểm)
Hình sự hóa các quan hệ xã hội là đặc trưng cơ bản của pháp luật thời Lê thế kỷ XV. Hãy lý giải tại sao và chứng minh?
Đáp án đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật – Đại học Luật TP.HCM
Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đáp án đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Các tìm kiếm liên quan đến Đề thi môn lịch sử nhà nước và pháp luật, đề thi môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, nhận định đúng sai môn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam, câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử nhà nước và pháp luật, câu hỏi và đáp án môn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam, câu hỏi và đáp án môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, trắc nghiệm môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, trắc nghiệm lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam có đáp án, đề thi đáp án môn lịch sử nhà nước và pháp luật
cho em xin file đáp án với ạ
em cảm ơn ạ
cho em xin đáp án với ạ
caophuong18122006@gmail.com
cho e xin file đáp án ạ
caophuong18122006@gmail.com
Cho mình xin file đáp án
Email: dainguyen040589@gmail.com
cho em xin file đáp án với ạ. Em cảm ơn ạ. Antheapttt2503@gmail.com
em xin tài liệu và đáp án với ạ
nguoiyeuluat@gmail.com
Xin file pdf