Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.
Những nội dung liên quan:
- Tóm tắt nội dung bài giảng môn Tâm lý học đại cương
- Câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương (có đáp án)
- Đề thi bán trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương (có đáp án)
- Câu hỏi tự luận môn Tâm lý học đại cương
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học đại cương
Bài 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC:
1. Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.
2. Đối tượng của tâm lý học:
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là toàn bộ đời sống tâm lý của con người như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách…
II. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI:
1. Tâm lý có bản chất phản ánh: Tâm lý là hình ảnh của từng người về hiện thực khách quan.
Tất cả các hiện tượng tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý đơn giản đến những thuộc tính, phẩm chất phức tạp của nhân cách con người đều tồn tại ở trong não dưới dạng hình ảnh này hay hình ảnh khác với mức độ phức tạp khác nhau. Điều kiện đầu tiên để có các hình ảnh đó là phải có các hiện tượng, sự vật khách quan của thế giới bên ngoài tác động tới các giác quan và não bộ bình thường của con người.
Tâm lý mang tính chủ quan của từng người. Tâm lý là phản ánh tồn tại khách quan, nhưng sự phản ánh tâm lý không máy móc, nguyên xi như phản ánh cơ học, mà tâm lý là tổng hoà các hình ảnh chủ quan ( hình ảnh tâm lý) về tồn tại khách quan.
2. Bản chất xã hội – lịch sử của tâm lý.
Để tồn tại và phát triển, thế hệ trước đã truyền đạt kinh nghiệm xã hội- lịch sử cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp thu những kinh nghiệm và sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới. Qua đó tâm lý con người được hình thành và phát triển
Con người tiếp thu nền văn minh nhân loại và biến thành tâm lý của bản thân. Tâm lý mỗi người có cái chung của loài người, của dân tộc, của vùng, của địa phương nhưng cũng có cái riêng của mỗi con người cụ thể.
Như vậy, mỗi người có một đời sống tâm lý riêng, một tâm hồn riêng. Tâm lý mỗi người là kinh nghiệm xã hội- lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân.
3. Tâm lý có bản chất phản xạ.
Tất cả các hình ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống bản thân đều tồn tại trong não bộ. Nhưng không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan tác động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động ấy.
Để tiếp nhận tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động. Não hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ có bốn khâu: Khâu dẫn vào, khâu trung tâm, khâu dẫn ra, khâu liên hệ ngược.
Có hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý thần kinh của bản năng, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các các hoạt động tâm lý khác, đặc trưng của con người. Nhưng mỗi hiện tượng tâm lý không phải gồm một phản xạ có điều kiện mà gồm nhiều hoặc một hệ thống phản xạ có điều kiện.
Như vậy, muốn có tâm lý nhất thiết phải có phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện. Tâm lý có bản chất phản xạ.
III. CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ:
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý:
1. Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lý học là việc phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính:
a. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
+ Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu…
+ Quá trình hành động ý chí.
b. Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng…
c. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý thành: các hiện tượng tâm lý có ý thức và các hiện tượng tâm lý chua được ý thức.
3. Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lý thành: hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng.
4. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội.
Bài 2: Ý THỨC VÀ VÔ THỨC
I. Ý THỨC:
1. Khái niệm:
Ý thức là một hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có. Đó là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà người đó đã tiếp thu được.
Có thể ví ý thức như “ cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do “cặp mắt thứ nhất“ (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc…) mang lại. Với ý nghĩa đó có thể nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.
2. Đặc điểm của ý thức:
Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người đều được người đó nhận thức. Nghĩa là, con người biết rõ mình đang làm gì, nghĩ gì, hiểu rõ hành vi của bản thân đúng hay sai, tốt hay xấu.
Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Con người dùng ngôn ngữ để nhận xét, đánh giá phân tích những hiện tượng tâm lý của mình.
Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người thường bao hàm thái độ ít nhiều rõ rệt của người ấy.
Ở mức độ cao, ý thức thường được kèm theo sự dự kiến trước, tính có chủ định… và nhờ đó mà dẫn tới hành động.
3. Sự hình thành và phát triển ý thức:
Khác với con vật, con người không chỉ thích ứng một cách thụ động với môi trường không chỉ lấy những gì có sẵn trong thiên nhiên mà con người chủ yếu tác động làm biến đổi thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình. Sở dĩ con người làm được như vậy là nhờ lao động. Lao động là một quá trình đòi hỏi con người phải thấy trước kết quả lao động, có chương trình lao động, có phương pháp lao động, biết phân tích đánh giá kết quả lao động. Làm như vậy, chính là ý thức. Như vậy ý thức ra đời trong lao động.
Khi lao động cùng nhau, con người cần phải nói với nhau ý muốn của họ, xác định mục đích của cả nhóm, cùng nhau bàn bạc… Nhờ đó làm nảy sinh ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ con người gọi tên sự vật, hiện tượng, đánh giá hành vi, hành động của mình hay của cả nhóm. Như vậy ngôn ngữ là một yếu tố hình thành nên ý thức.
Lao động là một dạng hoạt động tập thể. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội. Vì vậy, ý thức ngay từ đầu là sản phẩm của xã hội và luôn luôn là sản phẩm của xã hội. Cùng với lao động và ngôn ngữ, xã hội là yếu tố hình thành nên ý thức.
Ở mỗi người, ý thức hình thành bằng hoạt động của bản thân thông qua sản phẩm của hoạt động, trong quan hệ giữa mình và người khác và sử dụng ngôn ngữ của mình làm công cụ.
II. VÔ THỨC:
1. Khái niệm:
Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức, chúng ta thường gặp những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người (người mắc chứng mộng du, người bị thôi miên…). Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được, trong tâm lý học gọi là vô thức.
Vô thức là các hiện tượng tâm lý mà con người chưa nhận thức được, không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.
2. Đặc điểm của vô thức:
Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lý, các hành vi, cảm nghĩ của mình. Những cảm nghĩ mà con người không nhận ra được, chúng như ẩn náu trong một “ cõi lòng” tối tăm, nhưng vẫn chi phối hành vi.
Không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.
Vô thức không bao hàm thái độ của con người. Lúc ở trạng thái vô thức, con người không nhận xét, đánh giá gì về hành vi, thái độ, ngôn ngữ, cách cư xử của mình. Vô thức thường không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ định
3. Vai trò của vô thức:
Vô thức đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người. Qua phân tích các hành vi biểu hiện ở trạng thái vô thức giúp ta hiểu được các hiệ tượng tâm lý (thái độ, suy nghĩ, quan hệ… của con người)
Toàn bộ đời sống tâm lý trẻ từ lọt lòng đến khoảng 15 – 18 tháng tuổi do vô thức điều khiển. Một số biểu hiện vô thức trong đời sống tâm lý của trẻ là:
+ Trẻ chưa nhận ra được sơ đồ thân thể của mình, chưa nhận biết mình đau ở đâu…
+ Chưa biết chủ động hướng âm thanh ngôn ngữ về phía người thân quen.
+ Chưa biết nhận ra mẹ, ra người thân.
+ Chưa sử dụng được âm thanh, lời nói để diễn đạt được nhu cầu sinh lý của mình.
+ Trẻ làm theo, nói theo, bắt chước hành vi của người lớn một cách không chủ định…
III. TỰ Ý THỨC:
1. Khái niệm:
Tự ý thức là sự phản ánh bản thân mình theo một mẫu mực nào đó và cố gắng hoạt động theo đúng khuôn mẫu đó.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ tuổi lên ba. Thông thường tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:
+ Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội.
+ Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, đánh giá.
+ Tự điều khiển, tự điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác.
+ Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện
2. Vai trò của tự ý thức:
Tự ý thức tạo điều kiện cho con người tự điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi, hành động của họ.
Giúp con người xác định mục đích phù hợp, đánh giá mục đích hành động trong mối tương quan với những đặc điểm của bản thân, lựa chọn các phương tiện, biện pháp hành động phù hợp với khả năng, nhu cầu của bản thân.
Tự ý thức là điều kiện để con người trở thành chủ thể hành động độc lập, trở thành chủ thể của xã hội.
BÀI 3: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH
I. HOẠT ĐỘNG:
1. Khái niệm về hoạt động:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm tương ứng, nhằm thoả mãn (trực tiếp hay gián tiếp ) nhu cầu của bản thân, nhóm và xã hội.
2. Cấu trúc của hoạt động:
Tất cả các hoạt động đều có một cấu trúc chung. Cấu trúc đó được nhà tâm lý học A.N Lêônchiev mô tả như sau:
Động cơ của hoạt động là cái thúc đẩy con người hoạt động. Tuy nhiên động cơ không hình thành rõ ngay một lúc.
Động cơ thường hiện thân trong đối tượng, cùng biến động theo đối tượng, mà lộ rõ dần dần theo tiến trình của hoạt động.
Hoạt động hợp thành bởi các hành động như là các bộ phận của hoạt động. Cái mà hành động nhằm tới gọi là mục đích. Có thể coi động cơ là mục đích chung, còn mục đích mà hành động nhằm tới là mục đích bộ phận. Có thể coi mục đích chung là động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần.
Hành động bao giờ cũng để giải quyết một nhiệm vụ nhằm đạt tới mục đích đề ra trong những điều kiện cụ thể nhất định, tức là mục đích bộ phận phải được cụ thể hoá thêm một bước nữa, sự cụ thể hoá này được quy định bởi những điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động. Nói cách khác là hành động của chủ thể phải hành động theo một cách nào đó ứng với phương tiện tức là thao tác.
3. Phân loại hoạt động:
Có nhiều cách phân loại hoạt động:
a. Xét về phương diện phát triển cá thể, ta thấy trong đời người có bốn loại hình hoạt động kế tiếp nhau:
- Hoạt động vui chơi
- Hoạt động học tập
- Hoạt động lao động
- Hoạt động nghỉ ngơi
Đối với sự phát triển của từng con người cụ thể, trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ phát triển của nhân cách con người, tuy có nhiều loại hình hoạt động trong đó vẫn có một (hoặc có thể nhiều hơn ) hoạt động đóng vai trò chủ đạo.
b. Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần ) người ta chia thành hai loại hoạt động:
- Hoạt động thực tiễn
- Hoạt động lý luận
c. Còn có cách phân loại khác, chia hoạt động thành bốn loại:
- Hoạt động biến đổi
- Hoạt động nhận thức
- Hoạt động định hướng giá trị
- Hoạt động giao lưu
II. GIAO TIẾP:
1. Khái niệm giao tiếp:
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân.
Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình thành nhân cách trẻ.
2. Chức năng của giao tiếp:
Chức năng thông báo, định hướng: Qua quá trình giao tiếp, con người thông báo cho nhau thông tin, tư tưởng, tình cảm… giúp con người định hướng hoạt động của mình.
Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thái độ… con người điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ, hành động của mình cho phù hợp yêu cầu hoạt động.
Chức năng liên kết (nối mạch, tiếp xúc ): Nhờ có giao tiếp con người hợp đồng được cùng nhau để làm việc cùng nhau.
Chức năng đồng nhất: Qua giao tiếp, cá nhân sẽ hoà nhập vào trong các nhóm xã hội.
3. Các loại giao tiếp:
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
a. Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau:
Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
Giao tiếp bằng tín hiệu: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt…
Giao tiếp bằng ngôn ngữ:đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội.
b. Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.
Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, báo chí truyền hình…
c. Qua quy cách, người ta chia hai loại giao tiếp:
Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế.
Giao tiếp không chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.
Các loại quan hệ trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng, phong phú.
III. HÀNH VI:
1. Khái niệm hành vi:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng chỉ tiến hành hoạt động, hành động với ý thức, mục đích động cơ rõ rệt, con người còn có những hành động mà sự tham gia của ý thức không rõ rệt hoặc không có ý thức tham gia. Đó là những hành động bản năng và hành động tự động hoá. Những hành động này ta có thể gọi là hành vi.
Hành vi là toàn bộ những cử chỉ, phản ứng, thao tác trả lời đáp ứng những yêu cầu tác động của thế giới khách quan hoặc do nhu cầu của con người.
2. Phân loại hành vi:
Theo lịch sử tiến hoá có ba loại hành vi:
a. Hành vi bản năng:
Bản năng là hành vi bẩm sinh, sản phẩm của sự phát triển chủng loại di truyền có cơ chế sinh lý là phản xạ không điều kiện hoặc chuỗi phản xạ không điều kiện.
Bản năng xuất phát trực tiếp cơ thể và trực tiếp thoả mãn nhu cầu cơ thể. Nhờ bản năng, mỗi thế hệ không cần được huấn luyện đặc biệt nào vẫn có thể làm được những cái tổ tiên đã làm.
Ở động vật và trẻ mới sinh bản năng bị chi phối bởi vô thức. Nhưng với người trưởng thành, do giáo dục, rèn luyện, bản năng con người mang đặc điểm lịch sử loài người, mang tính chất xã hội.
b. Hành vi kỹ xảo:
Kỹ xảo là các thao tác hành động, cơ thể tự tạo nên bằng cách luyện tập, lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục.
Cơ sở sinh lý của kỹ xảo là các phản xạ có điều kiện. Các kỹ xảo được hình thành ở tất cả các động vật. Tuy nhiên ở người kỹ xảo chứa đựng nhiều yếu tố trí tuệ hơn và quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo ở người có sự tham gia của ý chí và ý thức với mức độ khác nhau.
c. Hành vi trí tuệ:
Hành vi trí tuệ là hành vi đặc trưng cho các động vật bậc cao. Hành vi trí tuệ là kiểu hành vi mềm dẻo và hợp lý nhất trong những điều kiện sống luôn biến đổi.
IV. NHÂN CÁCH:
1. Khái niệm về nhân cách:
Nhân cách là tổng hoà những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý được nảy sinh hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người có nhân cách là thành viên của các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối của các mối quan hệ đó.
2. Cấu trúc tâm lý của nhân cách:
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc tâm lý của nhân cách. Ở đây chúng ta xem xét cấu trúc tâm lý của nhân cách theo quan điểm coi nhân cách gồm có các thành tố sau:
a. Tính cách và khí chất:
* Tính cách:
Tính cách là thái độ của con người, thể hiện mối quan hệ của người đó đối với thế giới xung quanh, biểu lộ ra bên ngoài bằng những phương thức hành vi quen thuộc.
Tính cách của con người là một chỉnh thể không thể chia cắt, ta có thể xem xét tính cách qua những biểu hiện đặc trưng từng mặt được gọi là những nét tính cách như:
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với xã hội, đối với nhóm và những người xung quanh. Ví dụ: Tinh thần giúp đỡ bạn bè, lòng nhân ái, tính cởi mở …
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với lao động. Ví dụ: Yêu lao động, tính kỷ luật, tinh thần tiết kiệm…
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với chính mình. Ví dụ: Tính khiêm tốn, tự trọng, tự ti…
Những nét tính cách biểu hiện ý chí của con người. Ví dụ: Tính mục đích, tính độc lập, tính tự kiềm chế…
Khi xem xét, đánh giá tính cách của trẻ, giáo viên cần chú đến từng nét tính cách trong mối quan hệ lẫn nhau.
* Khí chất:
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Các kiểu khí chất:
+ Kiểu khí chất linh hoạt: Những trẻ thuộc loại khí chất này thường năng động, linh hoạt, ham thích tìm tòi cái mới. Các em thường nhạy cảm, vui vẻ, nhưng xúc cảm không bền vững, sâu sắc. Các em dễ tiếp xúc, dễ hoà nhập vào nhóm bạn, dễ tiếp thu cái mới nhưng cũng dễ di chuyển chú ý, chóng quên, khó ngồi yên một chỗ. Nếu có phương pháp giáo dục thích hợp thì trẻ sẽ hăng say học tập, có lòng vị tha, quan tâm bạn bè… ngược lại, nếu phương pháp giáo dục không tốt trẻ sẽ dễ bị nhẹ dạ, nông nổi, vô tâm, không thực hiện công việc đến nơi đến chốn…
+ Kiểu khí chất bình thản: Trẻ thuộc loại này thường điềm tĩnh, chậm chạp, không hiếu động, khó quen với hoàn cảnh mới. Trong vui chơi, sinh hoạt thường kiên trì, cố gắng hoàn thành công việc. Nếu biết động viên, lôi kéo trẻ vào hoạt động của nhóm thì sẽ dễ hình thành những nét tính cách tốt như chuyên cần, kiên trì, chắc chắn. Ngược lại sẽ dễ phát triển tính ỳ, thụ động, thờ ơ, lãnh đạm…
+ Kiểu khí chất nóng nảy: Trẻ thuộc loại này thường dễ xúc động, hành động nhanh nhưng không bền vững. Xúc cảm mạnh, dễ thay đổi, dễ cáu, tính tình nóng nảy. Nếu giáo viên nhẹ nhàng, tế nhị, không quát tháo, trẻ sẽ nhiệt tình, hăng say, có sáng kiến. Ngược lại, trẻ dễ thô lỗ, cục cằn, dễ bị kích động.
+ Kiểu khí chất ưu tư: Trẻ thuộc loại này các quá trình tâm lý diễn ra chậm chạp, khó đáp ứng với những kích thích mạnh, kéo dài, khó thích nghi với môi trường mới. Trẻ dễ lo sợ, xúc cảm xuất hiện muộn nhưng sâu sắc, bền vững. Nếu giáo viên tế nhị, luôn động viên, khuyến khích trẻ sẽ tạo cho trẻ tính kiên trì, tế nhị, nhạy cảm. Ngược lại sẽ làm trẻ nhút nhát, xa lánh bạn bè.
Bốn kiểu khí chất trên không có kiểu nào là tốt và xấu, mỗi kiểu đều có mặt tích cực và tiêu cực. Dù trẻ thuộc bất kỳ kiểu khí chất nào, ta đều có thể giáo dục, hình thành ở trẻ những nét tính cách tích cực, những phẩm chất tốt của nhân cách.
b. Xu hướng và năng lực:
* Xu hướng:
Xu hướng xác định mục đích mà cá nhân hướng tới, xác định động cơ tương ứng với hoạt động của con người.
Các mặt biểu hiện của xu hướng:
+ Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cần thoả mãn để tồn tại và phát triển.
+ Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại một khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
+ Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động nhằm vươn tới mục tiêu cao đẹp đó.
+ Thế giới quan: Là hệ thống quan điểm của mỗi người về thế giới.
Niềm tin: Là cái kết tinh, đọng lại thành chân lý vững bền, không thay đổi trong nhận thức và tình cảm của mỗi người.
* Năng lực:
Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó.
Tiền đề tự nhiên của sự phát triển năng lực gọi là tư chất.
Sự xuất hiện sớm (lúc tuổi còn nhỏ ) của năng lực ở mức độ cao gọi là năng khiếu.
3. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách:
a. Yếu tố bẩm sinh di truyền:
Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan…Những yếu tố này sinh ra đã có do được bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh ).
Các yếu tố bẩm sinh, di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên trong sự phát triển nhân cách.
b. Môi trường:
Môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ.
Môi trường xã hội bao gồm: môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá … có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách.
Đối với trẻ em, môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, hàng xóm và những phương tiện thông tin đại chúng… có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đối với sự phát triển nhân cách các em.
Giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nếu được tổ chức đúng đắn, có cơ sở khoa học, đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách trẻ.
Tuy nhiên nếu trẻ không tham gia vui chơi với bạn bè, không bắt chước những hành vi, cách xử sự của người lớn, không học tập thì trẻ sẽ không thể phát triển đầy đủ những phẩm chất và năng lực của nhân cách. Vì vậy, người lớn cần phải hướng dẫn, tổ chức và lôi kéo trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động để giúp hình thành và phát triển nhân cách trẻ
Bài 4: CHÚ Ý
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÚ Ý:
1. Định nghĩa chú ý:
Chú ý là sự tập trung vào một hay một nhóm đối tượng, sự vật nào đó để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có kết quả.
2. Vai trò của chú ý:
Chú ý là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động. Do tính chọn lọc của chú ý, nên nó giúp cho hoạt động tâm lý ở người tập trung vào đối tượng này mà bỏ qua hoặc xao lãng đối tượng khác. Nhờ vậy, hoạt động tâm lý có ý thức hơn, các hoạt động tập trung hơn, kết quả hoạt động sẽ cao hơn.
II. PHÂN LOẠI CHÚ Ý:
Có 3 loại chú ý:
1. Chú ý không chủ định:
Là loại chú ý không có mục đích đặt ra trước, không cần sự nỗ lực của bản thân. Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích như:
- Độ mới lạ của kích thích.
- Cường độ kích thích.
- Độ hấp dẫn của kích thích.
Loại kích thích này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững, khó duy trì lâu.
2. Chú ý có chủ định:
Là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bản thân. Do đã xác định mục đích của hoạt động nên chủ thể vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, vẫn tiến hành hoạt động không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích.
3. Chú ý sau chủ định:
Là chú ý lúc đầu do mục đích định trước, về sao do hứng thú với hoạt động mà chú ý có chủ định đã phát triển đến mức chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.
Loại chú ý này giúp cho hoạt động của con người giảm được căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng lượng. Nó bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc của con người.
III. CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚ Ý:
1. Sức tập trung của chú ý: Là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho hoạt động lúc đó và không để ý đến mọi chuyện khác. Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý.
2. Cường độ của chú ý: Là sự tiêu hao năng lượng thần kinh để thực hiện hoạt động.
3. Sự bền vững của chú ý: Là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hoặc một số đối tượng. Ngược với tính bền vững của chú ý là sự phân tán chú ý. Tính bền vững của chú ý có liên quan mật thiết với những điều kiện khách quan của hoạt động và những đặc điểm của mỗi cá nhân.
4. Sự di chuyển chú ý: Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
5. Sự phân phối chú ý: Là khả năng chú ý đồng thời tới một số đối tượng với mức độ rõ ràng như nhau.
Đáp án đề cương ôn tập môn Tâm lý học đại cương
Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án đề cương ôn tập môn Tâm lý học đại cương PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Các tìm kiếm liên quan đến Đề cương ôn tập môn Tâm lý học đại cương, đề thi trắc nghiệm môn tâm lý học đại cương, tài liệu môn tâm lý học đại cương, tâm lý học đại cương là gì, bộ câu hỏi ôn tập và đánh giá kết quả học tập môn tâm lý học đại cương, bài tập tâm lý học đại cương, ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn tâm lý học đại cương, tâm lý học đại cương chương 2, đề cương tâm lý học hutech
Ngày nay, kiến thức Tâm lý học cần thiết cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và được giảng dạy trong các trường đại học thuộc các nhóm ngành, nghề khác nhau. Môn Tâm lý học đại cương là môn học chung nhất cung cấp những kiến thức cơ bản nhận dạng khoa học tâm lý và là tri thức nền tảng để tiếp thu các kiến thức tâm lý học chuyên sâu và tâm lý học liên ngành. Môn Tâm lý học đại cương là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo đại cương ở các trường đại học và cao đẳng.
Nội dung chương trình Tâm lý học đại cương bao gồm: Những vấn đề khái quát về tâm lý học với tư cách là một khoa học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; sự hình thành và phát triển tâm lý – ý thức; hoạt động nhận thức; ngôn ngữ và nhận thức; tình cảm và ý chí; nhân cách và các thuộc tính tâm lý của nhân cách.
Dạ cho em xin file bài ạ
thaithienhoangkim2002@gmail.com
Cho em xin file đề cương với ạ. Em cảm ơn page
Gm: duonghuong2704@gmail.com
Cho em xin file pdf với ạ. Em cảm ơn
Cho mình xin đáp án và đề cương với ạ. Mình cảm ơn!
E xin file
Cho minh xin file giao an voi a
cho em xin file với ạ
dodangdat7@gmail.com
cho em xin file với ạ
thole2499@gmail.com
cho mình xin file đề cương ôn tập ạ
em xin bản pdf ạ, daophuongnamcdc@gmail.com
cho em xin file PDF và đáp án ạ
cho em xin file với ạ
haiyen.yn16@gmail.com
Cho mình xin file ạ. Mình cảm ơn nhiều
cho mình xin file nhé! cảm ơn ad!
Cho mình xin file PDF nhé
Cho em xin file pdf và câu hỏi ôn tập có đáp án với ạ!
Cho e xin file và đáp án với ạ
cho e xin file pdf và đáp án vs ạ. E cảm ơn ạ
E xin tài liệu này ạ
Cho em xin file ạ. Duonghonguyetbang@gmail.com
Cho em xin file với ạ . Em cảm ơn
Cho mình xin file ạ
Cho mình xin tài
cho mình xin file pdf và đáp án vs ạ
doyennhu2002@gmail.com
cho mình xin đáp án và file PDF nhé