Tóm tắt nội dung và bộ câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương

Chuyên mụcTâm lý học Tâm lý học đại cương

[Ngân hàng đề thi môn tâm lý học đại cương] xin gửi đến bạn bộ câu hỏi (bài tập) trắc nghiệm tâm lý học đại cương (có đáp án) được biên soạn và sắp xếp theo chương trình học.

..

Những nội dung liên quan:

..

Câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương

Download tài liệu về máy

Câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

MỤC LỤC: (Nhấn vào từng mục để di chuyển nhanh tới phần nội dung)

Câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương

Chương I – Khái quát chung về tâm lý học

I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

1.1. Tâm lý và tâm lý học

+ Hiện tượng tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của con người, do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra, gọi chung là hoạt động tâm lý

+ Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người. Nó nghiên cứu sự nảy sinh, quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý.

+ Tâm lý và sinh lý không tách rời, nhưng cũng không đồng nhất. Chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.

1.2. Vài nét về sự hình thành và phát triển tâm lý học

+ Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại và trung đại

+ Những tư tưởng tâm lý học thời cận đại

+ Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập

+ Các trường phái cơ bản trong tâm lý học hiện đại: Tâm lý học hành vi; Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Genstalt); Phân tâm học  (Tâm lý học Phrơt); Tâm lý học nhân văn; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học hoạt động

2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

2.1. Bản chất hiện tượng tâm lý người

+ Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của chủ thể

+ Tâm lý người là sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người biến thành kinh nghiệm riêng của mỗi người thông qua hoạt động của họ

+ Tâm lý là chức năng của não

2.2. Đặc điểm và chức năng của hiện tượng tâm lý

+ Đặc điểm của hiện tượng tâm lý: Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú; Các hiện tượng tâlm ý của con người là những hiện tượng tinh thần, tồn tại một cách chủ quan trong đầu óc con người; Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau; Các hiện tượng tâm lý của con người có sức mạnh vô cùng to lớn chi phối hoạt động của con người

+ Chức năng của các hiện tượng tâm lý: Định hướng khi bắt đầu hoạt động; Giúp cho con người nhận biết được hiện thực khách quan; Động lực thúc đẩy hành động, hoạt động của con người; Điều khiển và kiểm soát quá trình hoạt động của con người; Giúp con người điều chỉnh quá trình hoạt động của mình

2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý

+ Dựa và thời gian tồn tại và vị trí tương đối trong nhân cách (Quá trình tâm lý, Trạng thái tâm lý, Thuộc tính tâm lý)

+ Dựa vào chủ thể mang hiện tượng tâm lý (Hiện tượng tâm lý cá nhân, Hiện tượng tâm lý xã hội)

+ Dựa vào mức độ tham gia của ý thức (Hiện tượng tâm lý vô thức, Tiềm thức, Hiện tượng tâm lý có ý thức, Siêu thức)

+ Dựa vào sự biểu hiện của các hiện tượng tâm lý (Các hiện tượng tâm lý sống động, Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng)

III. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC

3.1. Đối tượng của tâm lý học

Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý

3.2. Nhiệm vụ của tâm lý học:

Nhiệm vụ cơ bản: Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý; Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý; Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của tâm lý; Nghiên cứu chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người; Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào trong hoạt động thực tiễn của con người.

3.3. Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học

+ Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học (Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; Nguyên tắc thống nhất tâm lý,  ý thức, nhân cách với hoạt động; Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến; Nguyên tắc về sự phát triển; Nguyên tắc cụ thể)

+ Các phương pháp nghiên cứu (Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp nghiên cứu “tiểu sử” cá nhân; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp đàm thoại;)

IV. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ HỌC TRONG CUỘC SỐNG VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

4.1. Vị trí của tâm lý học trong hệ thống các khoa học

Tâm lý học vừa có tính chất của một khoa học tự nhiên, vừa có tính chất của một khoa học xã hội. Nằm ở vị trí trung gian, tâm lý học có quan hệ mật thiết với tất cả các ngành khoa học tự nhiên và các ngành khoa học xã hội. Nó sử dụng thành quả của các ngành khoa học khác để nghien cứu, giải thích đời sống tâm lý con người đồng thời thành quả nghiên cứu của nó lại được ứng dụng trong các ngành khoa học khác

4.2. Vai trò của tâm lý học đối với hoạt động và cuộc sống của con người

+ Đối với hoạt động của cá nhân, chính các hiện tượng tâm lý giúp cho cá nhân định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động

+ Đối với các hoạt động xã hội của con người, tâm lý học cũng đóng vai trò rất quan trọng….

Hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý thường:

  1. Diễn ra song song trong não
  2. Đồng nhất với nhau
  3. Có quan hệ chặt chẽ với nhau
  4. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ sở vật chất là não

(Trang 14, giáo trình => kiểm tra lại với đáp án d???)

Hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý thường

  1. Diễn ra song song trong não
  2. Có quan hệ chặt chẽ với nhau
  3. Đồng nhất với nhau
  4. Không ảnh hưởng lẫn nhau

(Trang 14, giáo trình)

Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lý người là:

  1. Có thế giới khách quan và não
  2. Thế giới khách quan tác động vào não
  3. Não hoạt động bình thường
  4. Thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường

(Trang 29, giáo trình)

Tâm lý người có nguồn gốc từ

  1. Hoạt động của cá nhân
  2. Não người
  3. Thế giới khách quan
  4. Giao tiếp của cá nhân

(Trang 29, giáo trình)

Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt vì:

  1. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người
  2. Tạo ra hình ảnh tâm lý mang tính sống động và sáng tạo
  3. Tạo ra một hình ảnh mang đậm màu sắc cá nhân
  4. Cả a, b và c

(Trang 30, giáo trình)

Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở

  1. Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định
  2. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân
  3. Tâm lý người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng
  4. Cả a, b, c

(Trang 33, giáo trình)

Tâm lý người khác xa so với tâm lý của động vật ở chỗ

  1. Là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan
  2. Có tính chủ thể
  3. Có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
  4. Cả a, b, c đều đúng

(Trang 33, giáo trình)

Chức năng của tâm lý người là:

  1. Giúp định hướng hành động của cá nhân
  2. Động lực thúc đẩy hành động của cá nhân
  3. Điều khiển và điều chỉnh hành động của cá nhân
  4. Cả a, b và c

(Trang 36, giáo trình)

Nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản, có tính quy định trong hoạt động của con người

  1. Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động của con người
  2. Tâm lí điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của con người
  3. Tâm lí là động lực thúc đẩy con người hoạt động
  4. Cả a, b và c

(Trang 36, giáo trình)

Hãy chỉ ra câu nào là thuộc tính tâm lý?

  1. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ
  2. Đã hàng tháng cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp
  3. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp
  4. Cô hình dung cảnh mình được bước lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học

(Trang 37, giáo trình)

Câu nào dưới đây thể hiện là một thuộc tính tâm lý

  1. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp
  2. Cô là người thật thà, chịu khó
  3. Đã hàng tháng cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp
  4. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cồng trường đại học trong tương lai

(Trang 37, giáo trình)

Nhiệm vụ của tâm lý học là:

  1. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý
  2. Tìm ra quy luật hoạt động và phát triển của các hoạt động tâm lý
  3. Tìm ra cơ chế hình thành và phát triển của các hoạt động tâm lý
  4. Cả a, b v à c

(Trang 41, giáo trình)

Một phép thử dùng để đo lường các yếu tố tâm lí, mà trước đó đã được chuẩn hóa trên một số lượng người đủ tiêu biểu là thuộc về phương pháp

  1. Thực nghiệm
  2. Trắc nghiệm
  3. Quan sát
  4. Phân tích sản phẩm hoạt động

(Trang 48, giáo trình)

Do quan hệ tình cảm với bị can mà người làm chứng đã có hành vi bao che, cung cấp thông tin không đúng sự thật. Phương pháp tâm lý nào giúp cho điều tra viên nhận rõ thái độ nói trên của người làm chứng

  1. Quan sát
  2. Đàm thoại
  3. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
  4. Cả a, b và c

Em nghĩ phải phối hợp cả 3 phương pháp.

Khi bào chữa cho một bị cáo, luật sư đã phân tích điều kiện gia đình không thuận lợi của anh ta như: mâu thuẫn gay gắt giữa bố mẹ bị cáo, cách cư xử bạo lực của người chồng với vợ con… để làm sáng tỏ thêm về hoàn cảnh phạm tội. Luật sư đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tâm lý nào để phân tích điều kiện gia đình của bị cáo

  1. Quan sát
  2. Đàm thoại
  3. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
  4. Cả a, b và c

(????)

Tại phiên tòa, bị cáo phản cung, phủ nhận toàn bộ những gì đã khai báo tại cơ quan điều tr Anh ta cho rằng, cơ quan điều tra đã bức cung anh ta và luôn kêu oan. Phương pháp tâm lý nào cho phép hội đồng xét xử có thể hiểu được diễn biến tâm lí của bị cáo tại phiên tòa

  1. Quan sát
  2. Đàm thoại
  3. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
  4. Cả a, b và c

(????)

Tâm lý là gì

  1. Lý lẽ của cái tâm
  2. Nhìn là hiểu mà không cần nói
  3. Những hiện tượng tinh thần nảy sinh và diễn biến ở trong não
  4. Lý lẽ của trái tim

(Trang 13, giáo trình)

Theo tiếng Latinh, “Psyche” có nghĩa là gì

  1. Linh hồn, tinh thần
  2. Học thuyết
  3. Tâm lý
  4. Khoa học về tâm lý

(Trang 13, giáo trình)

Từ nào trong các từ sau có nghĩa là Tâm lý học

  1. Psychology
  2. Socialogy
  3. Biology
  4. History

(Trang 13, giáo trình)

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất?

  1. Con vật không có tâm lý
  2. Con vật có tâm lý
  3. Con vật và con người đều có tâm lý
  4. Tâm lý con vật phát triển thấp hơn so với tâm lý con người

(???)

Tâm lý học có nguồn gốc từ đâu?

  1. Sinh lý học
  2. Nhân học
  3. Triết học
  4. Xã hội học

(Trang 13, giáo trình)

Tâm lý học chính thức có tên gọi từ khi nào?

  1. Thế kỷ 15
  2. Thế kỷ 16
  3. Thế kỷ 17
  4. Thế kỷ 18

(Trang 18, giáo trình)

Tâm lý học tách khỏi sự phụ thuộc vào Triết học và trở thành một khoa học độc lập khi nào?

  1. Thế kỷ 17
  2. Thế kỷ 18
  3. Thế kỷ 19
  4. Thế kỷ 20

(Trang 20, giáo trình)

Phòng thực nghiệm tâm lý đầu tiên được thành lập khi nào, được thành lập tại đâu và do ai thành lập?

  1. Năm 1789, Leipzig (Đức), Wiheml Wundt
  2. Năm 1789, Áo, Wiheml Wundt
  3. Năm 1879, Leipzig (Đức), Wiheml Wundt
  4. Năm 1897, Mỹ, Carl Roger

(Trang 20, giáo trình)

Viện Tâm lý học đầu tiên được thành lập vào năm nào, tại đâu?

  1. 1780, Mỹ
  2. 1870, Đức
  3. 1880, Đức
  4. 1880, Mỹ

(???)

Theo quan điểm của Sigmund Freud, những hiện tượng tâm lý có thể xếp thành:

  1. Ý thức, tiền ý thức và vô thức
  2. Ý thức, chưa ý thức và vô thức
  3. Ý thức và tiềm thức
  4. A & B đều đúng

(Trang 24, giáo trình)

Theo Sigmund Freud, những hiện tượng tâm lý có thực, và đang xảy ra trong ta mà ta không biết gì về nó, không biết vì sao nó như thế được gọi là?

  1. Ý thức
  2. Tiền ý thức
  3. Vô thức
  4. Những hiện tượng bí ẩn

(Trang 24, giáo trình)

Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, có mở đầu diễn biến kết thúc rõ ràng đó là:

  1. Thuộc tính tâm lý
  2. Trạng thái tâm lý
  3. Quá trình tâm lý
  4. Phẩm chất tâm lý

(Trang 37, giáo trình)

Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong khoảng thời gian dài, có mở đầu, diễn biến, kết thúc không rõ ràng, đó là:

  1. Thuộc tính tâm lý
  2. Trạng thái tâm lý
  3. Quá trình tâm lý
  4. Phẩm chất tâm lý

(Trang 37, giáo trình)

Những đặc điểm tâm lý mang tính ổn định, trở thành nét riêng của nhân cách, khó hình thành nhưng cũng khó mất đi, muốn mất đi cần phải có thời gian dài, đó là:

  1. Thuộc tính tâm lý
  2. Trạng thái tâm lý
  3. Quá trình tâm lý
  4. Phẩm chất tâm lý

(Trang 37, giáo trình)

Quá trình tri giác có chủ định, nhằm xác định đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện của hành động, cử chỉ,… đó là:

  1. Phương pháp thực nghiệm
  2. Phương pháp quan sát
  3. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
  4. Phương pháp điều tr

(Trang 43, giáo trình)

Quá trình “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu tiểu đó là:

  1. Phương pháp điều tra
  2. Phương pháp quan sát
  3. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
  4. Phương pháp thực nghiệm

(Trang 48, giáo trình)

Quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng đó là:

  1. Phương pháp điều tr
  2. Phương đàm thoại
  3. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
  4. Phương pháp thực nghiệm

(Trang 45, giáo trình)

Quá trình đặt các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của đối tượng để trao đổi và hỏi thêm đó là:

  1. Phương đàm thoại
  2. Phương pháp điều tr
  3. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
  4. Phương pháp thực nghiệm

(Trang 49, giáo trình)

Quá trình dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về vấn đề cần nghiên cứu đó là:

  1. Phương đàm thoại
  2. Phương pháp điều tr
  3. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
  4. Phương pháp thực nghiệm

(???)

Thông qua các sản phẩm, người nghiên cứu có thể phân tích, khám phá đặc điểm tâm lý của đối tượng tạo ra sản phẩm, đó là phương pháp…

  1. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
  2. Phương pháp điều tra
  3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm lao động
  4. Phương pháp đàm thoại

(Trang 47, giáo trình)

Chương II – Cơ sở tự nhiên và xã hội của sự hình thành tâm lý, ý thức

I. CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ

1.1. Hệ nội tiếp và tâm lý

Hệ nội tiết bao gồm các tuyết tiết ra các chất hóa học đi vào trong máu giúp kiểm tra các hoạt động chức năng của cơ thể. Các chất đó gọi là hoócmôn, chúng tham gia vào sự điều chỉnh có tính chất dài hạn các quá trình sống của cơ thể. Hoócmôn có vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển sinh lý của con người, do vậy chúng cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến sự biến đổi tâm lý của con người

1.2. Di truyền và tâm lý

Các đặc điểm giải phẫu sinh lý, di truyền vàt ư chất có liên quan đáng kể đến tâm lý con người. Chúng có vai trò nhất định trong sự hình thành và phát triển tâm lý con người.

1.3. Hệ thần kinh và tâm lý

+ Não và tâm lý: Tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của não.

+ Vấn đề định khu tâm lý trong não:

+ Phản xạ có điều kiện và tâm lý

+ Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao: Quy luật hoạt động theo hệ thống; Quy luật lan tỏa và tập trung; Quy luật cảm ứng qua lại; Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích;

+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai: Hệ thống tín hiệu thứ nhất (những tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng tạo ra); Hệ thống tín hiệu thứ hai (Hệ thống tín hiệu của tín hiệu thứ nhất – tín hiệu của tín hiệu. Đó là các tín hiệu ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)).

II. CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ

2.1. Hoạt động

+ Khái niệm

+ Quá trình: Quá trình đối tượng hóa (“xuất tâm”); Quá trình chủ thể hóa (“nhập tâm”)

+ Đặc điểm: Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng; Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể; Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích; Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp

+ Phân loại hoạt động: cách chia khái quát nhất (lao động, giao tiếp); cách chia theo sự phát triển của cá thể hoạt động (vui chơi, học tập, lao động)

+ Cấu trúc của hoạt động

2.2. Giao tiếp

+ Khái niệm

+ Đặc điểm: Đối tượng của giao tiếp là những người khác; Trong quá trình giao tiếp không có ai là khách thể giữa vai trò thụ động tuyệt đối, mà đều là chủ thể giữ vai trò tích cực ở mức độ cao thấp khác nhau

+ Phân loại: Dựa vào phương tiện để giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ); Dựa vào tính chất tiếp xúc (giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp); Dựa theo quy cách (giao tiếp chính thức, giao tiếp không chính thức); Giao lưu xã hội

+ Chức năng: Chức năng thuần túy xã hội (chức năng thông tin, tổ chức; chức năng điều khiển; chức năng phối hợp hành động; chức năng động viên, kích thích); Chức năng tâm lý xã hội (tạo mối quan hệ; cân bằng cảm xúc; phát triển nhân cách)

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

3.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý:

3.2. Các thời kỳ phát triển tâm lý

+ Thời kỳ phát triển cảm giác, tri giác, tư duy

+ Thời kỳ bản năng, kỹ xảo, trí tuệ

3.3. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể

Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý người là

  1. Di truyền
  2. Tự nhận thức, tự giáo dục
  3. Sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường
  4. Sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội

(???)

Theo tâm lý học hoạt động là

  1. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới
  2. Sự tiêu hao năng lượng của con người tác động vào hiện thực khách quan để thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân
  3. Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía bên ngoài, cả về phía con người
  4. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân

(Trang 75, giáo trình)

Đối tượng của hoạt động

  1. Có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động
  2. Có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động
  3. Được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động
  4. Là mô hình tâm lý định hướng hoạt động của cá nhân

(???)

Động cơ của hoạt động là

  1. Đối tượng của hoạt động
  2. Khách thể của hoạt động
  3. Bản thân quá trình hoạt động
  4. Cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể

(???)

Giao tiếp là:

  1. Sự tiếp xúc tâm lý giữa con người – con người
  2. Con người tri giác và ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau
  3. Quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc của con người
  4. Cả a, b và c

(???)

Yếu tố tham gia hình thành những đặc điểm về giải phẫu sinh lý cơ thể và sinh lý của hệ thần kinh, được thừa hưởng từ thế hệ trước, làm tiền đề vật chất cho sự phát triển của cá nhân là…

  1. Não
  2. Di truyền
  3. Bẩm sinh
  4. A & B đều đúng

(Trang 60, giáo trình)

Là cơ sở vật chất, nơi tồn tại của cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý, ý thức, vô thức… đó là…

  1. Di truyền
  2. Bẩm sinh
  3. Não
  4. A & B đều đúng

(Trang 61, giáo trình)

Bán cầu não phải đảm trách những chức năng gì?

  1. Nhịp điệu, màu sắc, hình dạng
  2. Bản đồ, tưởng tượng, mơ mộng
  3. Từ ngữ, con số, đường kẻ
  4. A & B đều đúng

(???)

Bán cầu não trái đảm trách những chức năng gì?

  1. Từ ngữ, con số, đường kẻ
  2. Bản đồ, tưởng tượng, mơ mộng
  3. A & D đều đúng
  4. Danh sách, lý luận, phân tích

(???)

Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

  1. Bán cầu não trái điều khiển nửa cơ thể trái
  2. Bán cầu não phải điều khiển nửa cơ thể phải
  3. Bán cầu não trái, phải phối hợp điều khiển cả hai bên cơ thể
  4. Bán cầu não trái điều khiển nửa cơ thể phải và ngược lại

(???)

Làm nhiệm vụ điều hòa và phối hợp hoạt động các phần của cơ thể, đảm bảo đời sống sinh vật diễn ra bình thường, do thế hệ trước truyền lại, ít khi thay đổi hoặc không thay đổi, có cơ sở là phản xạ vô điều kiện là…

  1. Hoạt động của hệ thần kinh
  2. Hoạt động của hệ thần kinh cấp thấp
  3. Hoạt động của hệ thần kinh cấp cao
  4. Hoạt động của hệ thần kinh trung ương

(Trang 69, 70)

Hoạt động của não để thành lập các phản xạ có điều kiện, là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý phức tạp như: ý thức, tư duy, ngôn ngữ…, là hoạt động tự tạo của cơ thể trong quá trình sống đó là…

  1. Hoạt động của hệ thần kinh
  2. Hoạt động của hệ thần kinh cấp thấp
  3. Hoạt động của hệ thần kinh cấp cao
  4. Hoạt động của hệ thần kinh trung ương

(Trang 69, 70)

Hoạt động của thần kinh trung ương dựa vào…

  1. Hoạt động của não và tủy sống
  2. Quá trình hưng phấn và ức chế
  3. Các tuyến nội tiết
  4. Các hóc-môn trong cơ thể

(???)

Quá trình thần kinh giúp hệ thần kinh thực hiện hoặc tăng độ mạnh của phản xạ đó là…

  1. Quá trình hưng phấn
  2. Quá trình ức chế
  3. Quá trình vừa hưng phấn vừa ức chế
  4. Quá trình liên hợp

(???)

Quá trình hoạt động thần kinh nhằm làm yếu hoặc mất đi tính hưng phấn của tế bào thần kinh đó là…

  1. Quá trình hưng phấn
  2. Quá trình ức chế
  3. Quá trình vừa hưng phấn vừa ức chế
  4. Quá trình liên hợp

(???)

Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan được phản ánh trực tiếp vào não và để lại dấu vết trong não, là cơ sở sinh lý của các hoạt động tâm lý như: nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể, cảm xúc của người và động vật đó là…

  1. Hệ thống tín hiệu của não
  2. Hệ thống tín hiệu thứ I
  3. Hệ thống tín hiệu thứ II
  4. Hệ thống tín hiệu đặc trưng

(Trang 74, giáo trình)

Toàn bộ những ký hiệu tượng trưng như: tiếng nói, chữ viết, biểu tượng…về sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan phản ánh vào não người là…

  1. Hệ thống tín hiệu của não
  2. Hệ thống tín hiệu thứ I
  3. Hệ thống tín hiệu thứ II
  4. Hệ thống tín hiệu đặc trưng

(Trang 74, giáo trình)

Phản xạ tự tạo trong đời sống để thích ứng với môi trường luôn biến đổi. Loại phản xạ này thường không bền vững, bản chất là hình thành đường mòn liên hệ thần kinh tạm thời giữa các trung khu thần kinh đó là…

  1. Phản xạ có điều kiện
  2. Phản xạ vô điều kiện
  3. Phản xạ của đầu gối
  4. Phản xạ của tủy sống

(Trang 69, giáo trình)

Con người luôn chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội nhất định. Trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp, con người lĩnh hội các yếu tố này một cách có ý thức hay vô thức, giúp con người hình thành những chức năng tâm lý mới, những năng lực mới đó là…

  1. Hoạt động
  2. Giao tiếp
  3. Quan hệ xã hội và nền văn hóa xã hội
  4. Ý thức

Loại hoạt động tạo ra những biến đổi lớn quá trình phát triển tâm lý và đặc điểm tâm lý nhân cách của chủ thể trong những giai đoạn nhất định, đó là…

  1. Hoạt động
  2. Hoạt động của chủ thể
  3. Hoạt động chủ đạo
  4. Hoạt động vui chơi, giải trí

Quá trình xác lập và vận hành các quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể hoặc khách thể và thực hiện các chức năng: chức năng thông tin, chức năng cảm xúc, chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau, chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng phối hợp hoạt động đó là…

  1. Hoạt động
  2. Hoạt động giao tiếp
  3. Giao tiếp
  4. Giao tế

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất?

  1. Tâm lý người do Thượng đế sinh ra
  2. Tâm lý người mang tính bẩm sinh
  3. Tâm lý người do con người tạo ra
  4. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua não

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

  1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua não
  2. Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
  3. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
  4. Tâm lý người là sản phẩm của thói quen

Chương III – Ý thức và chú ý

I. Ý THỨC

1.1. Khái niệm ý thức

1.2. Cấu trúc của ý thức

+ Mặt nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng và tư duy)

+ Mặt thái độ của ý thức

+ Mặt năng động của ý thức

1.3. Cấp độ của ý thức:

+ Cấp độ chưa ý thức

+ Cấp độ ý thức và tự ý thức

+ Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể

1.4. Chức năng của ý thức

+ Hình thành các mục đích của hoạt động, vạch ra phương án hoạt động, động viên ý chí, vượt khó khăn trong quá trình hoạt động, điều chỉnh các khâu hành động của hoạt động..

+ Tách bạch rõ ràng chủ thể và khách thể, tách những gì thuộc về “cái tôi” ra khỏi những gì thuộc về “cái không tôi”

1.5. Sự hình thành và phát triển ý thức

+ Sự hình thành ý thức của con người (về phương diện loài): lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của loài người

+ Sự hình thành ý thức cá nhân: Ý thức cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân; Ý thức cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với cá nhân khác, với xã hội; Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội; Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân

II. CHÚ Ý – ĐIỀU KIỆN TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG CÓ Ý THỨC

2.1. Khái niệm chú ý

2.2. Các loại chú ý

+ Chú ý không chủ định

+ Chú ý có chủ định

+ Chú ý sau chủ định

2.3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý

+ Sức tập trung chú ý+ Sự bền vững của chú ý

+ Sự phân phối chú ý

+ Sự di chuyển chú ý

Về phương diện loài, ý thức con người được hình thành nhờ

  1. Lao động, ngôn ngữ
  2. Tiếp thu nền văn hóa xã hội
  3. Tự nhận thức, tự đánh giá, tự giáo dục
  4. Cả a, b v à c

(Trang 102, giáo trình)

Tự ý thức được hiểu là:

  1. Khả năng tự giáo dục theo một hình thức lý tưởng
  2. Tự nhận thức, tự tỏ thái độ và điều khiển hành vi, hoàn thiện bản thân
  3. Tự nhận xét, đánh giá người khác theo quan điểm của bản thân
  4. Cả a, b và c

(Trang 101, giáo trình)

Nội dung nào dưới đây không thể hiện rõ con đường hình thành ý thức cá nhân

  1. Ý thức được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp với người khác
  2. Ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội
  3. Tác động của môi trường sống đến nhận thức của cá nhân
  4. Tự nhận thức, tự phân tích, đánh giá hành vi của bản thân

(Trang 104, giáo trình)

Sự tập trung của ý thức vào sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động bảo đảm  cho hoạt động tiến hành hiệu quả được gọi là?

  1. Năng lực
  2. Sự tập trung
  3. Khả năng
  4. Chú ý

(Trang 105, giáo trình)

Loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần đến sự nỗ lực của bản thân được gọi là gì?

  1. Chú ý có chủ định
  2. Chú ý sau chủ định
  3. Chú ý tập trung
  4. Chú ý không chủ định

(Trang 105, giáo trình)

Loại chú ý có mục đích từ trước và cần sự nỗ lực của bản thân được gọi là gì?

  1. Chú ý có chủ định
  2. Chú ý sau chủ định
  3. Chú ý tập trung
  4. Chú ý không chủ định

(Trang 106, giáo trình)

Chú ý này vốn là chú ý có chủ định nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí, lôi  cuốn con người vào nội dung hoạt động tới mức khoái cảm, đem lại hiệu quả cao của ý chí. Nói cách khác, đó là sự lưu tâm của đối tượng sau khi chủ thể có một liên hệ tích cực nào đó

đối với đối tượng đựơc gọi là gì?

  1. Chú ý có chủ định
  2. Chú ý sau chủ định
  3. Chú ý tập trung
  4. Chú ý không chủ định

(Trang 106, giáo trình)

Chương IV – Hoạt động nhận thức

I. NHẬN THỨC CẢM TÍNH

1.1. Cảm giác

+ Khái niệm

+ Đặc điểm: là một quá trình tâm lý; phản ánh riêng rẽ từng sự vật, hiện tượng thông qua từng cơ quan cảm giác riêng rẽ; phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp; phản ánh sự vật hiện tượng một cách cụ thể

+ Phân loại: cảm giác bên ngoài (cảm giác nhìn, cảm giác nghe, cảm giác ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da); cảm giác bên trong (cảm giác cơ thể, cảm giác thăng bằng, cảm giác vận động)

+ Vai trò: là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan, tạo mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh; là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn; là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của võ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường; là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người khuyết tật

+ Các quy luật cơ bản của cảm giác: Quy luật về ngưỡng cảm giác; Quy luật về sự thích ứng của cảm giác; Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác; Quy luật bù trừ; Quy luật sức ỳ và quán tính của cảm giác

1.2. Tri giác

+ Khái niệm

+ Đặc điểm: là một quá trình tâm lý; phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng; thể hiện tính trực quan trong sự phản ánh của nhận thức cảm tính; hình ảnh của tri giác bao giờ cũng thuộc  về một sự vật, hiện tượng nhất định

+ Phân loại: Dựa theo cơ quan phân tích có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác (tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác ngửi, tri giác nếm, tri giác sờ mò); Dựa vào mục đích khi tri giác (tri giác không chủ định, tri giác có chủ định); Dựa vào đặc điểm của đối tượng tri giác (tri giác những thuộc tính không gian, tri giác những thuộc tính thời gian, tri giác những thuộc tính vận động, tri giác xã hội)

+ Vai trò: mang lại hình ảnh rõ ràng hơn về đối tượng so với hình ảnh mà cảm giác đem lại về đối tượng; là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và họat động của con người trong môi trường xung quanh;thông qua quá trình quan sát (hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích) trong hoạt động và nhờ rèn luyện, năng lực quan sát của con người được hình thành.

+ Các quy luật cơ bản của tri giác: Quy luật về tính đối tượng của tri giác; Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác; Quy luật về tính chọn lọc của tri giác; Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác; Quy luật về tính ổn định của tri giác; Tổng giác; Ảo ảnh của tri giác;

II. NHẬN THỨC LÝ TÍNH

2.1. Tư duy

+ Khái niệm

+ Đặc điểm: Tính “có vấn đề” của tư duy;  Tính trừu tượng và khái quát của tư duy; Tính gián tiếp của tư duy; Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ; Tư duy gắn liền với nhận thức cảm tính

+ Các loại tư duy: Dựa theo lịch sử hình thành và phát triển của tư duy (tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng; Dựa vào hình thức biểu hiện nhiệm vụ và phương pháp giải quyết vấn đề (tư duy thực hành, tư duy hình ảnh cụ thể, tư duy lý luận); Dựa vào mức độ sáng tạo (tư duy Angorit, tư duy Oritxtic)

+ Các thao tác của quá trình tư duy: Phân tích và tổng hợp; So sánh; Trừu tượng hóa và khái quát hóa; Cụ thể hó Các thao tác tư duy đều có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ của tư duy quy định. Trong thực tế tư duy, các thao tác đó đan xen vào nhau, chứ không theo trình tự máy móc như trên. Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động, tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.

+ Các giai đoạn của quá trình tư duy: Giai đoạn nhận thức vấn đề; Giai đoạn xuất hiện các liên tưởng; Giai đoạn sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết; Giai đoạn kiểm tra giả thuyết; Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ

+ Sản phẩm của tư duy: Khái niệm; Phán đoán; Suy lý…

+ Các phẩm chất cá nhân của tư duy: những phẩm chất tư duy tích cực (tính khái quát và sâu sắc của tư duy, tính linh hoạt của tư duy, tính độc lập của tư duy, tính nhanh chóng của tư duy, tính phê phán của tư duy); những phẩm chất tiê ucực của tư duy (tính hẹp hòi, tính hời hợt của tư duy, tính ỷ lại của tư duy, tính chậm chạp của tư duy…)

2.2. Tưởng tượng

+ Khái niệm

+ Vai trò: là cơ sở để tiếp thu tri thức, là cơ sở của sự sáng tạo; Tạo ra sản phẩm trung gian của lao động, làm cho lao động của con người khác hẳn những hành vi của động vật; Có vai trò lớn trong đời sống tinh thần của con người

+ Các loại tưởng tượng: Dựa vào sự chủ động của tưởng tượng (tưởng tượng không chủ định, tưởng tượng có chủ định, tưởng tượng tái tạo, tưởng tượng sáng tạo); Dựa vào tính tích cực của tưởng tượng (tưởng tượng tiêu cực, tưởng tượng tích cực); Ước mơ và lý tưởng

+ Các cách tạo ra biểu tượng của tưởng tượng (chắp ghép, liên hợp, thay đổi kích thước, số lượng, nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy)

Sự phân chia cảm giác bên ngoài hay cảm giác bên trong dựa trên cơ sở nào:

  1. Nơi nảy sinh cảm giác
  2. Tính chất và cường độ kích thích
  3. Vị trí nguồn gốc kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể
  4. Cả a, b và c

(Trang 115, giáo trình)

Trường hợp nào đã dùng từ “cảm giác” đúng với khái niệm cảm giác trong tâm lý học

  1. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem
  2. Tôi cảm giác việc ấy đã xảy ra lâu lắm rồi
  3. Cảm giác cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần suy sụp
  4. Khi “người ấy” xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong tôi.

(Trang 116, giáo trình)

Điều nào dưới đây là sự tương phản?

  1. Khi dùng khăn lạnh lau mặt thì người lái xe sẽ tinh mắt hơn
  2. Ăn chè nguội có cảm giác ngọt hơn ăn chè nóng
  3. Uống nước đường nếu cho một chút muối vào sẽ có cảm giác ngọt hơn
  4. Cả a, b, c

(Trang 123, giáo trình)

Sự thay đổi độ nhạy cảm của cơ quan phân tích nào đó là do

  1. Trạng thái tâm sinh lý của cơ thể
  2. Sự tác động của cơ quan phân tích khác
  3. Cường độ kích thích thay đổi
  4. Cả a, b, c đều đúng

(Trang 119, giáo trình => kiểm tra lại???)

Ý nào dưới đây không đúng với tri giác:

  1. Phản ánh những thuộc tích chung bên ngoài của một loạt sự vật, hiện tượng cùng loại
  2. Có thể đạt tới trình độ cao không có ở động vật
  3. Là phương thức phản ánh thế giới trực tiếp
  4. Luôn phản ánh một cách trọn vẹn theo một cấu trúc nhất định của sự vật, hiện tượng.

(Trang 126, giáo trình => kiểm tra lại =>một loạt  sự vật, hiện tượng?)

Thuộc tính nào của sự vật không được phản ánh trong tri giác không gian:

  1. Hình dáng, độ lớn của sự vật
  2. Chiều sâu, độ xa của sự vật
  3. Vị trí tương đối của sự vật
  4. Sự biến đổi vị trí của sự vật trong không gian

(Trang 129, giáo trình)

Hãy chỉ ra yếu tố chi phối ít nhất đến tính ý nghĩa của tri giác

  1. Đặc điểm của giác quan
  2. Tính trọn vẹn của tri giác
  3. Kinh nghiệm, vốn hiểu biết của chủ thể
  4. Khả năng tư duy

(Trang 135, giáo trình)

Quy luật tổng giác thể hiện ở nội dung nào

  1. Sự phụ thuộc của tri giác vào đặc điểm đối tượng tri giác
  2. Sự ổn định của hình ảnh tri giác
  3. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý của cá thể
  4. Cả a, b và c

(Trang 136, giáo trình)

Quá trình chủ thể dùng trí tuệ để phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật và hiện tượng đó là thao tác

  1. So sánh
  2. Phân tích
  3. Tổng hợp
  4. Cụ thể hóa

(Trang 146, giáo trình)

Có thể thay thế khái niệm “tư duy” và “tưởng tượng” bằng khái niệm nào sau đây?

  1. Quá trình nhận thức
  2. Nhận thức lý tính
  3. Hoạt động nhận thức
  4. Các quá trình tâm lý

(Trang 110, giáo trình)

Tìm dấu hiệu không phù hợp với quá trình tư duy

  1. Phản ánh hiện thực bằng con đường gián tiếp
  2. Kết quả nhận thức mang tính khái quát
  3. Diễn ra theo một quá trình
  4. Phản ánh những trải nghiệm của cuộc sống

(????)

Ý nào không phản ánh đúng vai trò của tư duy đối với con người

  1. Giúp con người vượt khỏi sự thích nghi thụ động với môi trường
  2. Mở rộng vô hạn phạm vi nhận thức của con người
  3. Không bao giờ sai lầm trong nhận thức
  4. Giúp con người hành động có ý thức

(???)

Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau: “Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ bề ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết được họ bị bệnh gì”

  1. Tính có vấn đề của tư duy
  2. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
  3. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
  4. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

(Trang 142, giáo trình)

Nội dung bên trong của mỗi giai đoạn trong quá trình tư duy được thực hiện bởi yếu tố nào

  1. Phân tích, tổng hợp
  2. Thao tác tư duy
  3. Hành động tư duy
  4. Khái quát hóa

(???)

Đặc điểm thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa tư duy và nhận thức cảm tính là

  1. Phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng
  2. Một quá trình tâm lý
  3. Phản ánh bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng
  4. Mang bản chất xã hội, gắn liền với ngôn ngữ

(Trang 110, giáo trình)

Đặc điểm thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa tư duy và nhận thức cảm tính là

  1. Phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng
  2. Mang bản chất xã hội, gắn liền với ngôn ngữ
  3. Một quá trình tâm lý
  4. Phản ánh bản chất, những mối liên hệ

(Trang 110, giáo trình)

Trong hành động tư duy, việc thực hiện các thao tác thường diễn ra như thế nào:

  1. Mỗi thao tác tiến hành độc lập
  2. Thực hiện các thao tác theo đúng một trình tự nhất định
  3. Thực hiện đầy đủ các thao tác
  4. Linh hoạt tùy theo nhiệm vụ tư duy

(Trang 147, giáo trình)

Tưởng tượng sáng tạo có đặc điểm

  1. Luôn tạo ra cái mới cho cá nhân và xã hội
  2. Luôn được thực hiện có ý thức
  3. Luôn có giá trị với xã hội
  4. Cả a, b và c

(Trang 154, giáo trình => kiểm tra lại???)

Tri giác và tưởng tượng giống nhau là

  1. Đều phản ánh thể giới bằng hình ảnh
  2. Đều mang tính trực quan
  3. Mang bản chất xã hội
  4. Cả a, b và c

(???)

Điều nào không đúng với tưởng tượng

  1. Nảy sinh trước tình huống có vấn đề
  2. Luôn phản ánh cái mới với cá nhân (hoặc xã hội)
  3. Luôn giải quyết vấn đề một cách cụ thể
  4. Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát

(Trang 153, giáo trình => kiểm tra lại)

Quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng, khi sự vật hiện tượng đó đang tác động vào các giác quan của con người, đó là cấp độ:

  1. Nhận thức cảm tính
  2. Nhận thức lý tính
  3. Nhận thức toàn diện
  4. A & B đều đúng

(Trang 110, giáo trình)

Quá trình tâm lý đơn giản nhất phản ánh những thuộc tính riêng lẽ của sự vật, hiện tượng, những trạng thái bên trong cơ thể được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của các kích thích lên các giác quan của con người đó là:

  1. Tri giác
  2. Cảm giác
  3. Tư duy
  4. Tưởng tượng

(Trang 112, giáo trình)

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất?

  1. Cảm giác phản ánh bản chất bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng
  2. Tri giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng
  3. Cảm giác phản ánh trọn vẹn những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng
  4. Tri giác phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng

(Trang 125, giáo trình)

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

  1. Ở cấp độ cảm giác chúng ta không thể gọi được tên, hiểu được ý nghĩa của sự vật, hiện tượng
  2. Ở cấp độ tri giác chúng ta không thể gọi được tên, hiểu được ý nghĩa của sự vật, hiện tượng
  3. Ở cấp độ nhận thức cảm tính chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng
  4. Ở cấp độ tri giác chúng ta có thể gọi được tên, hiểu được ý nghĩa của sự vật, hiện tượng

(Trang 125, giáo trình)

Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác được gọi là:

  1. Ngưỡng tuyệt đối
  2. Ngưỡng sai biệt
  3. Ngưỡng cảm giác
  4. B & C đều đúng

(Trang 119, giáo trình)

Cường độ kích thích yếu nhất và mạnh nhất để có thể có được cảm giác gọi là:

  1. Ngưỡng tuyệt đối
  2. Ngưỡng sai biệt
  3. Ngưỡng cảm giác
  4. A & C đều đúng

(Trang 119, giáo trình)

Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là:

  1. Ngưỡng tuyệt đối
  2. Ngưỡng sai biệt
  3. Ngưỡng cảm giác
  4. B & C đều đúng

(Trang 120, giáo trình)

Khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích đó là:

  1. Quy luật tác động qua lại
  2. Quy luật thích ứng
  3. Quy luật pha trộn
  4. Quy luật tổng giác

(Trang 120, giáo trình)

“Đang đi ngoài nắng, chúng ta vào trong phòng thấy tối sầm nhưng lát sau thấy sáng trở lại” đó là quy luật nào?

  1. Quy luật tác động qua lại
  2. Quy luật thích ứng
  3. Quy luật pha trộn
  4. Quy luật tổng giác

(Trang 120, giáo trình)

Sự kích thích yếu lên giác quan này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của các giác quan khác và ngược lại đó là:

  1. Quy luật thích ứng
  2. Quy luật pha trộn
  3. Quy luật tác động qua lại
  4. Quy luật tổng giác

(Trang 122,giáo trình)

Quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.

  1. Tri giác
  2. Cảm giác
  3. Tư duy
  4. Tưởng tượng

(Trang 125, giáo trình)

Bao gồm sự tri giác hình dáng, độ lớn, chiều sâu, độ xa, phương hướng của sự vật đó là:

  1. Tri giác thời gian
  2. Tri giác không gian
  3. Tri giác vận động
  4. Tri giác con người

(Trang 128, giáo trình)

Phản ánh độ lâu, độ nhanh, nhịp điệu, tính liên tục hoặc gián đoạn của sự vật đó là:

  1. Tri giác thời gian
  2. Tri giác không gian
  3. Tri giác vận động
  4. Tri giác con người

(Trang 128, giáo trình)

Sự phản ảnh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian đó là:

  1. Tri giác con người
  2. Tri giác không gian
  3. Tri giác vận động
  4. Tri giác thời gian

(Trang 129, giáo trình)

Quá trình nhận thức lẫn nhau của con người trong những điều kiện giao lưu trực tiếp đó là:

  1. Tri giác thời gian
  2. Tri giác không gian
  3. Tri giác vận động
  4. Tri giác con người

(Trang 129, giáo trình)

Quá trình tri giác của con người chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

  1. Nhu cầu hiện tại
  2. Tình cảm hiện tại
  3. Kinh nghiệm trong quá khứ
  4. A, B & C đều đúng

 “Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới xung quanh”. Đây là nội dung của quy luật:

  1. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
  2. Quy luật tổng giác
  3. Quy luật tính đối tượng của tri giác
  4. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

(Trang 131, giáo trình)

“Con người không thể đồng thời tri giác tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác động mà chỉ tách đối tượng ra khỏi hoàn cảnh”. Đây là nội dung của quy luật:

  1. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
  2. Quy luật tổng giác
  3. Quy luật tính đối tượng của tri giác
  4. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

(Trang 132, giáo trình)

Tri giác con người diễn ra có ý thức và bao giờ con người cũng gọi được tên của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể hoặc khái quát”. Đây là nội dung của quy luật:

  1. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
  2. Quy luật tổng giác
  3. Quy luật tính đối tượng của tri giác
  4. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

(Trang 135, giáo trình)

“Ngoài các yếu tố kích thích bên ngoài, tri giác còn bị quy định bởi một loạt các nhân tố nằm bên trong chủ thể tri giác như: thái độ, động cơ, mục đích, sở thích…” Đây là nội dung của quy luật:

  1. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
  2. Quy luật tổng giác
  3. Quy luật tính đối tượng của tri giác
  4. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

(Trang 136, giáo trình)

Quá trình chủ thể tri giác không chính xác về một sự vật, hiện tượng có thật gọi là gì?

  1. Ảo giác
  2. Sự sai lầm của tri giác
  3. Hoang tưởng
  4. Ảo thanh

Quá trình chủ thể tri giác về một sự vật, hiện tượng không có thật gọi là gì?

  1. Ảo giác
  2. Sự sai lầm của tri giác
  3. Hoang tưởng
  4. Ảo thanh

Quá trình con người đi tìm câu trả lời cho những nan đề mà hiện thực cuộc sống đã đặt ra mà trước đó con người chưa biết, đó là…

  1. Cảm giác
  2. Tri giác
  3. Tư duy
  4. Tưởng tượng

Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ, bằng phương pháp hành động cũ, con người không thể giải quyết đượ Điều này thể hiện đặc điểm gì của tư duy?

  1. Tính gián tiếp
  2. Tính có vấn đề
  3. Tính trừu tượng và khái quát
  4. Là một quá trình tâm lý

(Trang 141, giáo trình)

Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng các công cụ, phương tiện… Điều này thể hiện đặc điểm gì của tư duy?

  1. Tính có vấn đề
  2. Tính gián tiếp
  3. Quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
  4. Quan hệ mật thiết với cảm xúc

(Trang 143, giáo trình)

Con đường nhận thức hiện thực bắt đầu từ những điều tai nghe mắt thấy rồi mới đến tích cực suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Điều này thể hiện đặc điểm nào của tư duy?

  1. Quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
  2. Quan hệ mật thiết với cảm xúc
  3. Quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
  4. Là một quá trình tâm lý

(Trang 144, giáo trình)

Quá trình tư duy có những giai đoạn nào?

  1. Xác định, xuất hiện các liên tưởng, sàng lọc, kiểm tra, giải quyết
  2. Xác định, kiểm tra, giải quyết
  3. Sàng lọc, kiểm tra và giải quyết
  4. B & C đều đúng

(Trang 150, giáo trình)

Quá trình tách toàn thể thành các yếu tố, các thành phần cấu tạo nên nó thể hiện thao tác

nào của tư duy?

  1. Tổng hợp
  2. So sánh
  3. Phân tích
  4. Cụ thể hoá

(Trang 146, giáo trình)

Chủ thể đưa ra những thuộc tính, những thành phần đã được phân tích thành một chỉnh thể, một toàn thể thể hiện thao tác nào của tư duy?

  1. Cụ thể hoá
  2. Tổng hợp
  3. Trừu tượng hoá
  4. Khái quát hoá

(Trang 146, giáo trình)

Dùng trí tuệ để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng đó là thao tác…

  1. Phân tích
  2. Tổng hợp
  3. So sánh
  4. Cụ thể hoá

(Trang 146, giáo trình)

Quá trình gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận những quan hệ không cần thiết, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy. Đây là thao tác nào của tư duy?

  1. Trừu tượng hoá
  2. Cụ thể hoá
  3. Khái quát hoá
  4. Phân tích

(Trang 146, giáo trình)

Quá trình chủ thể tìm ra một thuộc tính chung cho vô số hiện tượng hay sự vật thể hiện thao tác nào của tư duy?

  1. Phân tích
  2. Tổng hợp
  3. Trừu tượng hoá
  4. Khái quát hoá

(Trang 147, giáo trình)

Trẻ em làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật cụ thể tương ứng với các dữ kiện của bài toán. Đây là loại tư duy nào?

  1. Tư duy trực quan hình ảnh
  2. Tư duy trực quan hành động
  3. Tư duy trừu tượng
  4. Tư duy sáng tạo

Trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thật hay các vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán. Đây là loại tư duy nào?

  1. Tư duy trực quan hình ảnh
  2. Tư duy trực quan hành động
  3. Tư duy trừu tượng
  4. Tư duy sáng tạo

Loại tư duy mà việc giải quyết vấn đề được dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu logíc, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ, đó là…

  1. Tư duy trực quan hình ảnh
  2. Tư duy trực quan hành động
  3. Tư duy trừu tượng
  4. Tư duy sáng tạo

Loại tư duy theo kiểu cứ làm rồi sẽ rõ, đó là…

  1. Tư duy sáng tạo
  2. Tư duy trực quan hình ảnh
  3. Tư duy trực quan hành động
  4. Tư duy thực hành.

Quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có (những hình ảnh cũ trong trí nhớ)

  1. Cảm giác
  2. Tri giác
  3. Tư duy
  4. Tưởng tượng

(Trang 152, giáo trình)

Loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người, đó là…

  1. Tưởng tượng lành mạnh
  2. Tưởng tượng không lành mạnh
  3. Tưởng tượng tái tạo
  4. Tưởng tượng sáng tạo

(Trang 154, giáo trình)

Quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên sự mô tả của người khác, tài liệu, đó là…

  1. Tưởng tượng lành mạnh
  2. Tưởng tượng không lành mạnh
  3. Tưởng tượng tái tạo
  4. Tưởng tượng sáng tạo

(Trang 154, giáo trình)

Quá trình xây dựng nên những hình ảnh mới chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân cũng như chưa từng có trong xã hội được hiện thực hoá trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị, đó là…

  1. Tưởng tượng lành mạnh
  2. Tưởng tượng không lành mạnh
  3. Tưởng tượng sáng tạo
  4. Tưởng tượng tái tạo

(Trang 154, giáo trình => kiểm tra lại)

Quá trình tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình và hành vi không được thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, đó là…

  1. Tưởng tượng lành mạnh
  2. Tưởng tượng không lành mạnh
  3. Tưởng tượng tái tạo
  4. Tưởng tượng sáng tạo

(Trang 154, giáo trình)

Mình người, đầu dê là cách sáng tạo hình ảnh nào của tưởng tượng?

  1. Thay đổi kích thước, số lượng
  2. Nhấn mạnh
  3. Chắp ghép
  4. Điển hình hoá

(Trang 155, giáo trình)

Cậu bé đầu to là cách sáng tạo hình ảnh nào của tưởng tượng?

  1. Thay đổi kích thước, số lượng
  2. Nhấn mạnh
  3. Chắp ghép
  4. Điển hình hoá

(Trang 156, giáo trình)

Nhà văn Nam Cao đã sử dụng cách sáng tạo hình ảnh nào của tưởng tượng để xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo?

  1. Thay đổi kích thước, số lượng
  2. Nhấn mạnh
  3. Chắp ghép
  4. Điển hình hoá

(Trang 156, giáo trình)

Chương V – Ngôn ngữ và trí nhớ

I. NGÔN NGỮ

1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ

+ Các khái niệm: ngữ ngôn, ngôn ngữ

+ Chức năng của ngôn ngữ: chức năng tư duy (chỉ nghĩa, khái quát, lập kế hoạch); chức năng giao tiếp (thông tin, biểu cảm, điều chỉnh hành động)

+ Các loại ngôn ngữ: ngôn ngữ bên ngoài (đối thoại, độc thoại); ngôn ngữ bên trong (ngôn ngữ thầm, ngôn ngữ thuần túy bên trong)

+ Vai trò của ngôn ngữ

1.2. Hoạt động ngôn ngữ

+ Biểu đạt và hiểu biểu đạt trong hoạt động ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ cá nhân và vấn đề trau dồi ngôn ngữ

II. TRÍ NHỚ

2.1. Khái niệm trí nhớ

2.2. Vai trò của trí nhớ

2.3. Các loại trí nhớ

+ Dựa theo nội dung được phản ánh, trí nhớ được chia thành: trí nhớ hình ảnh ,trí nhớ xúc cảm, trí nhớ vận động, trí nhớ từ ngữ – logic

+ Dựa theo tính mục đích của hoạt động, trí nhớ được phân thành: trí nhớ không chủ định, trí nhớ có chủ định

+ Dựa theo thời gian củng cố và lưu giữ tài liệu đ/v hoạt động: trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn

+ Dựa vào tính chủ đạo, ưu thế của cơ quan cảm giác nào đó trong trí nhớ: trí nhớ bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay, trí nhớ bằng mũi

2.4. Các giai đoạn của quá trình trí nhớ

2.4.1. Quá trình ghi nhớ

2.4.2. Quá trình giữ gìn

2.4.3. Quá trình tái hiện

2.5. Sự quên

Cơ sở để phân loại trí nhớ thành trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ, logic là

  1. Tính mục đích của trí nhớ
  2. Thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu
  3. Giác quan đóng vai trò chủ đạo
  4. Nội dung được phản ánh trong trí nhớ

(Trang 173, giáo trình)

Hệ thống ký hiệu, từ ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ để tư duy gọi là gì?

  1. Từ ngữ và ký hiệu
  2. Ngôn ngữ
  3. Ngôn từ
  4. B & C đều đúng

Ngôn ngữ có thể được phân thành những loại nào?

  1. Ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài
  2. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại
  3. Ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời
  4. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

(Trang 167, giáo trình)

Mục đích ghi nhớ rõ ràng, đồng thời chủ thể tìm kiếm những biện pháp kỹ thuật để đạt được mục đích ghi nhớ, đó là…

  1. Trí nhớ ngắn hạn
  2. Trí nhớ dài hạn
  3. Ghi nhớ có chủ định
  4. Ghi nhớ không chủ định

(Trang 176, giáo trình)

Loại ghi nhớ mà không cần phải đặt ra mục đích từ trước và cũng không đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nào của chủ thể, đó là…

  1. Trí nhớ ngắn hạn
  2. Ghi nhớ không chủ định
  3. Ghi nhớ có chủ định
  4. Trí nhớ dài hạn

(Trang 176, giáo trình)

Loại trí nhớ phản ánh những cử động và hệ thống cử động, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những kỹ xảo thực hành và lao động, đó là…

  1. Trí nhớ ngắn hạn
  2. Trí nhớ không chủ định
  3. Trí nhớ vận động
  4. Trí nhớ dài hạn

(Trang 174,giáo trình)

Trí nhớ phản ánh những rung cảm, tình cảm đã diễn ra trong hoạt động trước đây, giúp chủ thể cảm nhận được giá trị thẩm mỹ trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật, đó là…

  1. Trí nhớ thẩm mỹ
  2. Trí nhớ hình ảnh
  3. Trí nhớ hành động
  4. Trí nhớ xúc cảm

(Trang 174, giáo trình)

Loại trí nhớ được hình thành kèm theo quá trình cảm giác, tồn tại với mục đích lưu giữ những cảm giác khi kích thích từ môi trường tác động vào các giác quan, đó là…

  1. Trí nhớ ngắn hạn
  2. Trí nhớ dài hạn
  3. Trí nhớ cảm giác
  4. Trí nhớ hình ảnh

(Trang 173, giáo trình)

Loại trí nhớ tồn tại ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ, tồn tại với mục đích lưu giữ những điều mà chúng ta tri giác được, đó là…

  1. Trí nhớ ngắn hạn
  2. Trí nhớ dài hạn
  3. Trí nhớ cảm giác
  4. Trí nhớ hình ảnh

(Trang 175, giáo trình)

Loại trí nhớ chứa đựng mối liên hệ giữa các thành phần của nội dung ghi nhớ, là sản phẩm của quá trình củng cố, lặp đi lặp lại nhiều lần và sự tập trung chú ý, đó là…

  1. Trí nhớ ngắn hạn
  2. Trí nhớ dài hạn
  3. Trí nhớ cảm giác
  4. Trí nhớ hình ảnh

(Trang 175, giáo trình)

Trí nhớ phản ánh những tư tưởng, ý nghĩ của con người?

  1. Trí nhớ thẩm mỹ
  2. Trí nhớ hình ảnh
  3. Trí nhớ hành động
  4. Trí nhớ từ ngữ-logíc

(Trang 174, giáo trình)

Quá trình hình thành trí nhớ có mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

  1. 3 giai đoạn: ghi nhớ, lưu trữ và tái hiện
  2. 2 giai đoạn: ghi nhớ và tái hiện
  3. 4 giai đoạn: ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện và quên
  4. 1 giai đoạn: ghi nhớ

(Trang 176, giáo trình)

Quá trình không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đó vào những thời điểm cần thiết gọi là gì?

  1. Mất trí nhớ
  2. Đãng trí
  3. Lơ đãng
  4. Quên

(Trang 179, giáo trình)

Chương VI – Xúc cảm – tình cảm

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1.1 Xúc cảm, tình cảm là gì

1.2. Vai trò của xúc cảm, tình cảm

1.3. Những biểu hiện của xúc cảm, tình cảm

+ Động tác biểu hiện ra bên ngoài (lời nói, nét mặt, điệu bộ)

+ Thể  hiện da dạng của thân thể

II. CÁC MỨC ĐỘ CỦA XÚC CẢM – TÌNH CẢM

2.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác

2.2. Xúc cảm

+ Xúc động: là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn, và khi xảy ra, con người thường không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình

+ Tâm trạng: là một dạng khác của xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong khoảng thời gian tương đối dài, đôi khi con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó

2.3. Tình cảm

+ là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Nó mang tính ổn định và là thuộc tính tâm lý của nhân cách

+Đặc điểm đặc trưng của tình cảm: tính nhận thức, tính xã hội, tính ổn định, tính chân thực, tính đối cực

+ Phân loại tình cảm: tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao

III. QUY LUẬT CỦA XÚC CẢM – TÌNH CẢM

3.1. Quy luật về sự hình thành tình cảm

3.2. Quy luật lây lan

3.3. Quy luật thích ứng

3.4. Quy luật tương phản

3.5. Quy luật di chuyển

3.6. Quy luật pha trộn

Câu tục ngữ “Điếc không sợ súng” phản ánh đặc điểm nào của tình cảm

  1. Tính xã hội
  2. Tính chân thực
  3. Tính nhận thức
  4. Tính đối cực

(Trang 193, giáo trình)

Đặc điểm nào không đặc trưng cho tình cảm

  1. Là một thuộc tính tâm lý
  2. Ở dạng tiềm năng
  3. Có tính nhất thời, đa dạng
  4. Chỉ có ở người

(Trang 194, giáo trình)

Nguyên tắc sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” là sự thể hiện

  1. Tình cảm trí tuệ
  2. Tình cảm đạo đức
  3. Tình cảm thẩm mỹ
  4. Tình cảm mang tính chất thế giới quan

(Trang 197, giáo trình)

“Nắng mưa thì giếng năng dầy, anh năng đi lại mẹ thầy năng thương” thể hiện quy luật nào của tình cảm

  1. Quy luật di chuyển
  2. Quy luật lây lan
  3. Quy luật thích ứng
  4. Quy luật hình thành tình cảm

(Trang 198, giáo trình)

Câu ca dao sau thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm : “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, qua sông nhớ núi, có ngày nhớ đêm”

  1. Quy luật pha trộn
  2. Di chuyển
  3. Quy luật lây lan
  4. Quy luật tương phản

(Trang 199, giáo trình ??? => chưa rõ lắm)

Câu ca dao “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” nói lên vai trò của tình cảm với

  1. Nhận thức
  2. Năng lực
  3. Hành động
  4. Cả a, b và c

(Trang 188, giáo trình => ??? chưa rõ lắm)

Câu tục ngữ “Vơ đũa cả nắm” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?

  1. Quy luật tương phản
  2. Quy luật di chuyển
  3. Quy luật pha trộn
  4. Quy luật lây lan

(Trang 200, giáo trình)

“Giận cá chém thớt” nói lên quy luật

  1. Lây lan XC
  2. Tương phản XC
  3. Di chuyển XC
  4. Thích ứng XC

(Trang 200, giáo trình)

Sự rung động của con người đối với hiện thực cũng như sự rung động của trạng thái chủ quan nảy sinh trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và trong quá trình thoả mãn nhu cầu của mình, đó là…

  1. Xúc cảm
  2. Tình cảm
  3. Cảm xúc
  4. Xúc động

(Trang 186, 187, giáo trình)

Có mấy loại cảm xúc cơ bản? Đó là những loại nào?

  1. 3; vui, buồn, giận dữ
  2. 4; vui, buồn, sợ hãi, giận dữ
  3. 6; vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên, ghê tởm
  4. 5; vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, ghét

Thái độ cảm xúc ổn định thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ, đó là…

  1. Xúc cảm
  2. Xúc động
  3. Cảm xúc
  4. Tình cảm

(Trang 193, giáo trình)

Cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và khi xảy ra chủ thể không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình, đó là…

  1. Xúc cảm
  2. Xúc động
  3. Tâm trạng
  4. Tình cảm

(Trang 191, giáo trình)

Một trong những dạng phổ biến nhất của các trạng thái cảm xúc của con người có cường độ yếu nhưng thời gian lại kéo dài đáng kể và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và thường không rõ ràng, đó là…

  1. Xúc cảm
  2. Xúc động
  3. Tâm trạng
  4. Tình cảm

(Trang 192, giáo trình)

“Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”?

  1. Quy luật di chuyển
  2. Quy luật lây lan
  3. Quy luật tương phản
  4. Quy luật hình thành tình cảm

(Trang 200, giáo trình)

“Giận cá chém thớt”?

  1. Quy luật di chuyển
  2. Quy luật lây lan
  3. Quy luật tương phản
  4. Quy luật hình thành tình cảm

(Trang 200, giáo trình)

 “Giận thì giận mà thương thì thương”?

  1. Quy luật về sự hình thành tình cảm
  2. Quy luật lây lan
  3. Quy luật tương phản
  4. Quy luật pha trộn

 (Trang 200, giáo trình => kiểm tra lại với quy luật tương phản)

“Xa thương, gần thường”?

  1. Quy luật di chuyển
  2. Quy luật thích ứng
  3. Quy luật tương phản
  4. Quy luật hình thành tình cảm

(Trang 199, giáo trình)

Tình cảm được hình thành từ các cảm xúc, do các cảm xúc cùng loại được động hình hoá đó là nội dung của qui luật tình cảm nào?

  1. Quy luật di chuyển
  2. Quy luật thích ứng
  3. Quy luật tương phản
  4. Quy luật hình thành tình cảm

(Trang 198, giáo trình)

“Năng mưa thì giếng năng đầy, anh năng đi lại mẹ thầy năng thương” thể hiện quy luật nào của tình cảm?

  1. Quy luật di chuyển
  2. Quy luật thích ứng
  3. Quy luật tương phản
  4. Quy luật hình thành tình cảm

(Trang 198, giáo trình)

Chương VII – Ý chí và hành động ý chí

I. Ý CHÍ

1.1. Khái niệm ý chí

1.2. Vai trò của ý chí

1.3. Các phẩm chất của ý chí

+ Tính mục đích

+ Tính độc lập

+ Tính quyết đoán

+ Tính kiên trì

II. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

2.1. Khái niệm hành động ý chí

2.2. Phân loại hành động ý chí

+ Hành động ý chí đơn giản

+ Hành động ý chí cấp bách

+ Hành động ý chí phức tạp

2.3. Cấu trúc của một hành động ý chí

+ Giai đoạn chuẩn bị

+ Giai đoạn thực hiện

+ Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động

2.4. Hành động tự động hóa

+ Kỹ xảo:

+ Thói quen:

Là một hiện tượng tâm lí, ý chí phản ánh:

  1. Bản thân hành động
  2. Phương thức hành động
  3. Mục đích hành động
  4. Năng lực thực hiện

(Trang 204, giáo trình ??? => kiểm tra lại)

Giá trị chân chính của ý chí thể hiện ở:

  1. Tính tự giác
  2. Cường độ ý chí
  3. Tính ý thức
  4. Nội dung đạo đức

(Trang 205, giáo trình)

Mặt thể hiện tập trung nhất, đậm nét nhất của nhân cách con người là

  1. Nhận thức
  2. Ý chí
  3. Hành động
  4. Tình cảm

(Trang 205 giáo trình)

Phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo quan điểm và niềm tin của mình là

  1. Tính kiên trì
  2. Tính mục đích
  3. Tính độc lập
  4. Tính quyết đoán

(Trang 207, giáo trình)

Đặc điểm nào sau đây thuộc về hành động tự động hóa

  1. Do luyện tập
  2. Được lặp đi lặp lại nhiều lần
  3. Không cần sự kiểm soát của ý thức
  4. Cả a, b và c

(Trang 213, Giáo trình)

Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về thói quen

  1. Bền vững, ăn sâu vào nếp sống
  2. Ít gắn với tình huống
  3. Mang tính nhu cầu, nếp sống
  4. Được đánh giá về mặt đạo đức

(Trang 214, giáo trình)

Khả năng giúp con người hoàn thành những hành vi đã định nhằm đạt được mục đích đã được đặt ra, khả năng điều hoà và điều khiển có ý thức hành vi của bản thân được gọi là?

  1. Kiên trì
  2. Chí khí
  3. Ý chí
  4. Hành vi ý chí

(Trang 203, giáo trình)

Khả năng phấn đấu, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn trong quá trình hoàn thành những nhiệm vụ nhất định nhằm đạt được mục đích đã đề ra, đó là…

  1. Kiên trì
  2. Chí khí
  3. Ý chí
  4. Hành vi ý chí

(Trang 204, giáo trình)

Những hành vi có ý thức, có suy nghĩ hướng về một mục đích đã được xác định.

  1. Hành vi sai lạc
  2. Hành vi lệch chuẩn
  3. Hành vi có ý thức
  4. Hành vi ý chí

(Trang 209 giáo trình => hành động ý chí)

Hành động lúc đầu vốn là hành vi, hành động ý chí nhưng do được lặp đi lặp lại nhiều lần hay do luyện tập mà trở nên thành thạo không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức gọi là gì?

  1. Kỹ xảo
  2. Thói quen
  3. Hành động tự động hoá
  4. Tự động hoá

(Trang 213 giáo trình)

Là hành động tự động hoá một cách có ý thức, được hình thành nhờ luyện tập, không có sự kiểm soát thường xuyên của ý chí, không cần sự kiểm tra của thị giác, động tác mang tính chất khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn năng lượng thần kinh và cơ bắp và được hình thành trên những kỹ năng sơ đẳng gọi là?

  1. Kỹ xảo
  2. Thói quen
  3. Hành động tự động hoá
  4. Tự động hoá

(Trang 214, giáo trình)

Là hành động tự động hoá, mang tính chất nhu cầu, nếp sống của con người, được hình thành từ nhiều con đường khác nhau, có tính bền vững cao, khó thay đổi, sữa chữa, được đánh giá về mặt đạo đức được gọi là gì?

  1. Kỹ xảo
  2. Thói quen
  3. Hành động tự động hoá
  4. Tự động hoá

(Trang 214, giáo trình)

Chương VIII – Nhân cách

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN CÁCH

1.1. Khái niệm nhân cách

1.2. Đặc điểm của nhân cách:

+ Tính thống nhất của nhân cách

+ Tính ổn định của nhân cách

+ Tính tích cực của nhân cách

+ Tính giao tiếp của nhân cách

1.3. Cấu trúc của nhân cách

Phẩm chất (đức) + năng lực (tài)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

+ Bẩm sinh di truyền: đóng vai trò tiền đề thể chất, không có tính quyết định

+ Hoàn cảnh sống: đóng vai trò quan trọng, nhưng không có tính quyết định

+ Giáo dục: đóng vai trò chủ đạo nhưng không phải là vạn năng

+ Hoạt động: là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

+ Giao tiếp: là yếu tố quyết định thứ hai trong sự hình thành và phát triển nhân cách

II. CÁC THUỘC TÍNH CỦA NHÂN CÁCH

2.1. Xu hướng

+ Động cơ – nhu câu

+ Hứng thú

+ Lý tưởng

+ Thế giới quan

+ Niềm tin

2.2. Năng lực

2.3. Tính cách

2.4. Khí chất

Nhân cách là:

  1. Một con người với những thuộc tính tâm lý tạo nên hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội của cá nhân
  2. Tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân ấy
  3. Một cá nhân có ý thức đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định
  4. Một con người, với đầy đủ các thuộc tính tâm lý do các mối quan hệ xã hội quy định

(Trang 223, giáo trình)

Yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách là

  1. Hoạt động và giao tiếp của cá nhân
  2. Bẩm sinh, di truyền
  3. Giáo dục
  4. Môi trường sống

(Trang 235, giáo trình)

Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách con người là

  1. Hoàn cảnh sống
  2. Bẩm sinh di truyền
  3. Hoạt động và giao tiếp
  4. Giáo dục

(Trang 235, giáo trình)

Yếu tố tâm lý nào dưới đây không thuộc xu hướng của nhân cách

  1. Động cơ
  2. Hứng thú
  3. Hiểu biết
  4. Thế giới quan, lý tưởng

(Trang 238, giáo trình)

Sự sai lệch hành vi trong sự phát triển nhân cách là do

  1. Cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ, hoặc do sự biến dạng của các chuẩn mực xã hội
  2. Quan điểm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung
  3. Cá nhân cố tình vi phạm các chuẩn mực
  4. Cả a, b và c

Yếu tố tâm lí nào dưới đây không thuộc xu hướng của nhân cách

  1. Nhu cầu
  2. Hứng thú, niềm tin
  3. Hiểu biết
  4. Thế giới quan, lý tương

Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhu cầu

  1. Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng
  2. Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định
  3. Nhu cầu bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cơ thể
  4. Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội

(Trang 240, giáo trình)

Thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động, được gọi là

  1. Thích thú
  2. Quan tâm
  3. Hứng thú
  4. Yêu thích

(Trang 251, giáo trình)

Yếu tố nào dưới đây không thuộc về lí tưởng

  1. Một hình ảnh tương đối mẫu mực, có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn con người vươn tới
  2. Phản ánh đời sống hiện tại của cá nhân và xã hội
  3. Hình ảnh tâm lý vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn
  4. Có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng và động lực phát triển của nhân cách

(Trang 261, giáo trình)

Tính cách là

  1. Sự phản ánh các quan hệ xã hội, mang tính độc đáo cá biệt của cá nhân
  2. Một thuộc tính tâm lý phù hợp là hệ thống thái độ của cá nhân đ/v hiện thức, biểu hiện qua hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng
  3. Một thuộc tính tâm lý mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất
  4. Một thuộc tính tâm lý mang tính độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân

(???)

[Download] Đáp án câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương

Download tài liệu về máy

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến bài tập trắc nghiệm tâm lý học đại cương có đáp án, trắc nghiệm tâm lý học đại cương violet, ngân hàng trắc nghiệm tâm lý học đại cương, ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn tâm lý học đại cương, ngân hàng đề thi môn tâm lý học đại cương, câu hỏi và đáp án môn tâm lý học đại cương, câu hỏi ôn tập tâm lý học đại cương, trắc nghiệm tâm lý học đại cương pdf, ngân hàng câu hỏi tâm lý học đại cương

5/5 - (17372 bình chọn)

Phản hồi

  1. Cho mình xin File PDF đáp án câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương nhé.
    Mình cảm ơn nhiều ạ!

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền