Đề cương môn luật hôn nhân và gia đình – Học viện phụ nữ Việt Nam

Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là học phần chuyên ngành bắt buộc đối với sinh viên ngành luật. Đây là
môn khoa học có tính ứng dụng cao và gắn với cuộc sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan đến pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Học phần bao gồm những nội dung cơ bản như: các khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân
và gia đình; sự phát triển của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ Cách mạng Tháng tám đến nay; quan hệ pháp
luật hôn nhân và gia đình; những quy định của pháp luật hiện hành về kết hôn và hủy hôn trái pháp luật; quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên
trong gia đình; chấm dứt hôn nhân; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

 

Mục tiêu của học phần

 

Sau khi sinh viên học xong, sinh viên đạt được các mục tiêu sau:

 

Về kiến thức:

– Nhớ, hiểu được khái niệm ly hôn, người có quyền ly hôn, căn cứ ly hôn, các điều kiện hạn chế ly hôn, các
trường hợp ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn; các quy định của pháp luật về các trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng; hậu quả pháp lý đối với từng trường hợp chia tài sản chung của vợ và chồng; các căn cứ xác định
quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh do sự kiện sinh đẻ; do sự kiện nuôi con nuôi, ý nghĩa của vấn đề mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo và phân tích được quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ; các quyền
và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con; các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Hiểu được bản chất của quan hệ cấp dưỡng và căn cứ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng; nêu và vận dụng được các quy định về các trường hợp cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình.
– Hiểu được các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

 

Về kỹ năng:

Sinh viên được rèn luyện kỹ năng phát hiện và phân tích những vấn đề mang tính pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;

+ Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, nhận định và đánh giá các vấn pháp lý cũng như tình huống
trong thực tiễn ;

+ Trau dồi thói quen nghe, đọc, và phân tích các vấn đề và bước đầu đầu hình thành cho sinh viên phương
pháp tư duy phê phán, phản biện các vấn đề liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

 

Tài liệu học tập:

Giáo trình bắt buộc

Giáo trình luật Hôn nhân gia đình – Đại học Luật Hà Nội (2016) hoặc Giáo trình luật Hôn nhân gia đình – Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

 

Tài liệu tham khảo:

1. Văn kiện Đảng, văn bản quy phạm pháp luật
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Liên hợp quốc, Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979 (CEDAW)
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2014, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật nuôi con nuôi năm 2010, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định của Chính phủ số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định của Chính phủ số 19/2011/NĐ- CP ngày 21/5/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi năm 2010.
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định của Chính Phủ số
110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định của Chính phủ số 167/2013/NĐ-
CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định của Chính phủ số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định của Chính phủ số 10/2015/NĐ-
CP ngày 28/01/2015 quy định sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo.
15. Tòa án nhân dân tối cáo, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ Tư pháp (2016), Thông tư liên tịch Số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình.

 

Sách

16. C. Mác – Ph. Ăngghen, Tuyển tập, tập VI, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (từ tr. 24 – 273), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984.
17. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 1, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
18. Tưởng Duy Lượng, Bình luận một số vụ án dân sự và Hôn nhân và gia đình, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
19. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2014.
20. Viện đại học mở, Giáo trình luật Hôn nhân gia đình, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015
21. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2014.

 

Đề cương môn luật hôn nhân và gia đình

5/5 - (8896 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền