Xin chia sẻ với bạn: Đề cương môn kinh tế vĩ mô mới nhất 2017 được biên soạn bởi các giảng viên khoa pháp luật kinh tế – Trường Đại học luật Hà Nội
Bảng từ viết tắt | |
BT | Bài tập |
KTĐG | Kiểm tra đánh giá |
GV | Giảng viên |
GVC
GVM |
Giảng viên chính
Giảng viên mời |
LVN | Làm việc nhóm |
NC | Nghiên cứu |
Nxb | Nhà xuất bản |
TC | Tín chỉ |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ HỌC
1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1.1.. ThS. Nguyễn Văn Đợi – GVC. P.Trưởng Bộ môn
E-mail: doicho1966@yahoo.com.vn
1.2. ThS. Nguyễn Văn Luân – GV
E-mail: luan14389@yahoo.com.vn
1.3. Th.S. Lương Thị Thoa – GV
E-mail: luongthoa.hlu@gmail.com
1.4. Th.S. Trần Phương Tâm An – GV
E- mail:tamanhbb@gmail.com
Văn phòng Bộ môn Kinh tế học
P202, Nhà K4. Trường Đại học Luật Hà Nội
Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: 8h00 – 16h30 hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
2. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT
Kinh tế học vi mô
3. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Kinh tế học vĩ mô là phân ngành của kinh tế học dựa trên lí thuyết kinh tế hiện đại có tính ứng dụng cao đã được giảng dạy phổ biến ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển trong hơn nửa thế kỉ qua. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như tổng cung, tổng cầu, các yếu tố cầu thành tổng cầu, mối quan hệ giữa tổng cung – tổng cầu và sự tác động điều tiết của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tạo công ăn việc làm; giảm lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng; giữ ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phân phối công bằng thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại) đồng thời phân tích các công cụ và cơ chế tác động của các chính sách đó trong nền kinh tế thị trường.
Nội dung môn học bao gồm 7 vấn đề cơ bản sau:
- Vấn đề 1. Khái quát về kinh tế học vĩ mô
- Vấn đề 2. Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
- Vấn đề 3. Tổng cầu, sản lượng cân bằng và chính sách tài khoá
- Vấn đề 4. Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ
- Vấn đề 5. Tổng cầu, tổng cung và chu kì kinh doanh
- Vấn đề 6. Thất nghiệp và lạm phát
- Vấn đề 7. Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC
Vấn đề 1. Khái quát về kinh tế học vĩ mô
1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
1.1.1. Đối tượng của kinh tế học vĩ mô
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô
1.2. Hệ thống kinh tế vĩ mô
1.2.1. Tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
1.2.2. Mô hình về tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế
1.3. Mục tiêu kinh tế vĩ mô và các chính sách kinh tế vĩ mô
1.3.1. Mục tiêu kinh tế vĩ mô
1.3.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu
1.3.3. Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
Vấn đề 2. Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
2.1. Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
2.1.2. Tổng sản phẩm quốc nội(GDP)
2.1.3. Ý nghĩa của GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô
2.2. Phương pháp xác định GDP
2.2.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô
2.2.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm
2.2.3. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập hoặc chi phí
2.2.4. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng
2.3. Các chỉ tiêu khác
2.3.1. Sản phẩm quốc dân ròng
2.3.2. Thu nhập quốc dân và thu nhập khả dụng
2.4. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
2.4.1. Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
2.4.2. Đồng nhất thức mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế
Vấn đề 3. Tổng cầu, sản lượng cân bằng và chính sách tài khoá
3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng
3.1.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong mô hình giản đơn
3.1.2. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ
3.1.3. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
3.2. Chính sách tài khoá
3.2.1. Chính sách tài khoá trong lí thuyết
3.2.2. Chính sách tài khoá trong thực tế
3.2.3. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách
Vấn đề 4. Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ
4.1. Tiền tệ và hệ thống ngân hàng
4.1.1. Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ
4.1.2. Hệ thống ngân hàng và các chức năng của nó
4.2. Thị trường tiền tệ
4.2.1. Mức cung tiền
4.2.2. Mức cầu tiền
4.2.3. Cân bằng thị trường tiền tệ
4.3. Chính sách tiền tệ
4.3.1. Tác động của lãi suất đến tổng cầu
4.3.2. Chính sách tiền tệ
4.4. Mô hình IS – LM và sự phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
4.4.1. Mô hình IS – LM
4.4.2. Sự phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
Vấn đề 5. Tổng cầu, tổng cung và chu kì kinh doanh
5.1. Mức giá và đường tổng cầu
5.1.1. Mức giá
5.1.2. Đường tổng cầu
5.2. Tổng cung và thị trường lao động
5.2.1. Khái quát về tổng cung và quy tắc lựa chọn các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
5.2.2. Khái quát thị trường lao động
5.2.3. Các quan niệm khác nhau về sự vận động của giá cả, tiền công và về hình dáng của đường tổng cung
5.2.4. Xây dựng đường tổng cung trong ngắn hạn
5.3. Mối quan hệ giữa tổng cung, tổng cầu và quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế
5.3.1. Cân bằng tổng cung – tổng cầu trong ngắn hạn
5.3.2. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế, cân bằng trong dài hạn
5.4. Chu kì kinh doanh
5.4.1. Giả thuyết và khái niệm
5.4.2. Nguyên nhân của các chu kì kinh doanh
Vấn đề 6. Thất nghiệp và lạm phát
6.1. Thất nghiệp
6.1.1.Tác hại của thất nghiệp
6.1.2. Các khái niệm về thất nghiệp và lao động
6.1.3. Các loại hình thất nghiệp
6.1.4. Thất nghiệp tự nhiên
6.1.5. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp
6.2. Lạm phát
6.2.1. Khái niệm
6.2.2. Quy mô của lạm phát
6.2.3. Tác hại của lạm phát
6.2.4. Các lí thuyết về lạm phát
6.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
6.3.1. Đường philips ban đầu
6.3.2. Đường philips mở rộng
6.3.3. Đường philips dài hạn
6.3.4. Khắc phục lạm phát
Vấn đề 7. Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
7.1. Cơ sở kinh tế của thương mại quốc tế
7.1.1. Lợi thế tuyệt đối
7.1.2. Lợi thế tương đối – nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế
7.2. Cán cân thanh toán quốc tế
7.2.1. Khái niệm
7.2.2. Các bộ phận cấu thành
7.3. Tỉ giá hối đoái và thị trường ngoại hối
7.3.1. Khái niệm tỉ giá hối đoái
7.3.2. Thị trường ngoại hối (cung và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối, cân bằng trên thị trường ngoại hối)
7.3.3. Vai trò của tỉ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái với cán cân thanh toán quốc tế
7.3.4. Các chế độ tỉ giá hối đoái
7.4. Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
7.4.1. Tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỉ giá cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do
7.4.2. Tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỉ giá linh hoạt, tư bản vận động hoàn toàn tự do
5. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC
5.1. Mục tiêu nhận thức
* Về kiến thức
- Cung cấp kiến thức cơ bản nhất về nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô.
- Giúp cho sinh viên nắm được mục tiêu kinh tế vĩ mô, thước đo thành tựu của một nền kinh tế, công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô mà Chính phủ sử dụng để tác động vào nền kinh tế và cơ chế tác động của chúng.
- Giúp cho sinh viên nắm được cơ sở kinh tế của nền kinh tế mở và tác động của chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu trong nền kinh tế mở.
- Nhìn chung, ngày nay, việc nghiên cứu kinh tế học vĩ mô có tầm quan trọng đặc biệt. Sự thành công hay thất bại của nền kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ. Mặc dù mỗi quốc gia có thể có những sự lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào các ràng buộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị. Song, sự lựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tính khách quan của hệ thống kinh tế. Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích đó.
* Về kĩ năng
- Có khả năng phân tích, giải thích và bình luận hoạt động kinh tế vĩ mô một cách khoa học và gắn với thực tiễn vận hành của nền kinh tế thị trường trong nước cũng như quốc tế.
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để giải thích, đánh giá, bình luận chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản của Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường.
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu những môn chuyên ngành pháp luật kinh tế như luật thương mại, luật tài chính, luật ngân hàng…
- Hình thành các kĩ năng thu thập và xử lí các thông tin kinh tế.
* Về thái độ
- Nhìn nhận và đánh giá một cách khoa học các vấn đề của nền kinh tế thị trường.
- Tự tin và chủ động xử lí các tình huống kinh tế trước sự biến động của thị trường.
- Chủ động tham gia các hoạt động kinh tế làm giàu một cách hợp pháp.
- Tuyên truyền và tích cực thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong phạm vi và khả năng có thể.
5.2. Các mục tiêu khác
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng tự nghiên cứu.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, LVN.
- Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.
- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch hành động.
6. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT
Vấn đề | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 |
1. Khái quát về kinh tế học vĩ mô
|
1A1. Nêu được đối tượng của kinh tế học vĩ mô.
1A2. Nêu được các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô. 1A3. Nêu được khái niệm tổng cung, tổng cầu trong nền kinh tế. 1A4. Nêu được các biến số và mục tiêu kinh tế vĩ mô. 1A5. Nêu được các chính sách kinh tế vĩ mô. 1A6. Nêu được mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản. |
1B1. Phân tích được mô hình khái quát về hệ thống kinh tế vĩ mô.
1B2. Phân biệt được đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn. 1B3. Biểu diễn được đường tổng cung, tổng cầu trên đồ thị. 1B4. Phân biệt được sự di chuyển và sự dịch chuyển của đường tổng cung và tổng cầu.
|
1C1. Vận dụng được mô hình AD – AS vào việc khái quát thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 1C2. Liên hệ việc thực hiên các mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay.
|
2. Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân | 2A1. Nêu được khái niệm GDP, GNP, GNP danh nghĩa và GNP thực tế, công thức tính GNP thực tế.
2A2. Vẽ được sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô. 2A3. Nêu được các phương pháp xác định GDP. 2A4. Nêu được công thức tính GDP theo luồng sản phẩm hoặc theo tổng chi tiêu của xã hội về hàng hoá và dịch vụ. 2A5. Nêu được công thức tính GDP theo luồng thu nhập hay theo chi phí các yếu tố sản xuất. 2A6. Nêu được hạn chế của hai phương pháp xác định GDP (theo luồng sản phẩm hoặc theo chi phí) dẫn đến phương pháp giá trị gia tăng. 2A7. Nêu được các công thức tính GNP, NNP, Y và YD. |
2B1. Phân biệt được GNP và GDP và hiểu được ý nghĩa của các chỉ tiêu trên trong phân tích kinh tế vĩ mô.
2B2. Phân tích được dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô. 2B3. Hiểu được cách thức xác định GDP theo ba phương pháp: Theo luồng sản phẩm, theo chi phí và theo giá trị gia tăng. 2B4. Phân biệt được NNP, Y, YD và hiểu được ý nghĩa của các chỉ tiêu trên trong phân tích kinh tế vĩ mô. 2B5. Hiểu được mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế.
|
2C1. Vận dụng các chỉ tiêu hạch toán kinh tế vĩ mô để tìm hiểu, đánh giá các chỉ tiêu đó ở Việt Nam trong 5 năm gần đây.
2C2. Vận dụng được các công thức để giải các BT về xác định các chỉ tiêu hạch toán của nền kinh tế
|
3. Tổng cầu, sản lượng cân băng và chính sách tài khoá | 3A1. Nêu được khái niệm tổng cầu và các bộ phận của tổng cầu trong mô hình giản đơn.
3A2. Nêu được các bộ phận của tổng cầu trong mô hình kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ. 3A3. Nêu được các bộ phận của tổng cầu trong mô hình kinh tế mở. 3A4. Nêu được khái niệm, mục tiêu và các công cụ của chính sách tài khoá. 3A5.. Nêu được khái niệm về ngân sách, thâm hụt ngân sách và thặng dư ngân sách. 3A6. Chỉ ra được tác động của chu kì kinh doanh đối với vấn đề thâm hụt ngân sách. 3A7. Nêu được các biện pháp tài trợ cho thậm hụt ngân sách. |
3B1. Phân tích được các bộ phận của tổng cầu và sản lượng cân bằng trong mô hình giản đơn. 3B2. Phân tích được các bộ phận của tổng cầu và sản lượng cân bằng trong mô hình nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ. 3B3. Phân tích được các bộ phận của tổng cầu và sản lượng cân bằng trong mô hình kinh tế mở. 3B4. Phân tích được mục tiêu và tác động của chính sách tài khoá. 3B5. Phân tích được vấn đề sử dụng chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều.
|
3C1. Liên hệ được với thực tiễn tác động của các bộ phận của tổng cầu đối với sản lượng cân bằng trong mô hình giản đơn.
3C2. Liên hệ được với thực tiễn tác động của thuế, chi tiêu của Chính phủ, xuất nhập khẩu đối với việc làm và sản lượng cân bằng. 3C3. Bình luận và đánh giá được tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế thị trường. |
4. Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ
|
4A1. Nêu được khái niệm tiền và các loại tiền.
4A2. Nêu được hai bộ phận của hệ thống ngân hàng. 4A3. Nêu được các chức năng của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. 4A4. Nêu được khái niệm về tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tỉ lệ dự trữ thực tế. 4A5. Nêu được khái niệm về mức cung tiền. 4A6. Liệt kê được các mức cung tiền. 4A7. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền. 4A8. Nêu được khái niệm mức cầu tiền và các yếu tố quy định mức cầu tiền. 4A9. Nêu được khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ. 4A10. Nêu được các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ và các loại chính sách tiền tệ. |
4B1. Phân biệt được tỉ lệ dự trữ bắt buộc với tỉ lệ dự trữ thực tế.
4B2. Phân tích được vai trò tạo tiền của ngân hàng thương mại. 4B3. Phân tích được công thức xác định số nhân tiền và mức cung tiền. 4B4. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới mức cung tiền. 4B5. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền. 4B6. Phân tích được các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ. 4B7. Phân tích được sự phối hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô. |
4C1. Liên hệ được sự vận động của thị trường tiền tệ trong thực tế.
4C2. Bình luận được chính sách tiền tệ của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. 4C3. Đánh giá và bình luận được sự phối hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. |
5. Tổng cầu, tổng cung và chu kì kinh doanh | 5A1. Nêu được khái niệm: Mức giá (mức giá chung).
5A2. Nêu được khái niệm đường tổng cầu (xây dựng từ mô hình IS – LM). 5A3. Nêu được các nhận xét về đường tổng cầu. 5A4. Nêu được khái quát về mối quan hệ giữa tổng cung và thị trường lao động. 5A5. Nêu được khái quát về thị trường lao động. 5A6. Nêu được các quan niệm khác nhau về sự vận động của giá cả, tiền công và về hình dáng của đường tổng cung. 5A7. Nêu được trạng thái cân bằng tổng cung – tổng cầu (cân bằng kinh tế vĩ mô) trong ngắn hạn. 5A8. Nêu được trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô trong dài hạn. 5A9. Nêu được giả thuyết và khái niệm về chu kì kinh doanh. 5A10. Nêu được nguyên nhân của các chu kì kinh doanh. |
5B1. Biết cách chuyển biến số danh nghĩa về biến số thực tế.
5B2. Xây dựng được đường tổng cầu từ mô hình IS – LM. 5B3. Phân tích được các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cầu. 5B4. Vẽ được đường tổng cung theo quan niệm của các trường phái khác nhau. 5B5. Xây dựng được đường tổng cung trong ngắn hạn. 5B6. Sử dụng được mô hình tổng cung – tổng cầu trên để phân tích quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khi có tác động làm tăng tổng cầu. 5B7. Phân tích được nguyên nhân của các chu kì kinh doanh.
|
5C1. Vận dụng được mô hình tổng cung – tổng cầu để phân tích quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế khi có tác động làm giảm tổng cầu.
5C2. Rút ra được những kết luận từ quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế.
|
6. Thất nghiệp và lạm phát | 6A1. Nêu được các khái niệm: Những người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động, người có việc là, người thất nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp.
6A2. Nêu được các loại thất nghiệp phân theo loại hình thất nghiệp, lí do thất nghiệp và nguồn gốc thất nghiệp. 6A3. Nêu được tác hại của thất nghiệp. 6A4. Nêu được khái niệm tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. 6A5. Nêu được khái niệm lạm phát và các mức độ của lạm phát (quy mô lạm phát). 6A6. Nêu được tác hại của lạm phát. 6A7. Nêu được các lí thuyết về lạm phát. 6A8. Nêu được mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn và trong dài hạn. |
6B1. Nắm được cách đánh giá quy mô của thất nghiệp.
6B2. Phân biệt được các loại hình thất nghiệp và phân tích được tác hại của thất nghiệp. 6B3. Trình bày được các biện pháp hạ thấp tỉ lệ thất nghệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì. 6B4. Nắm được cách tính lạm phát và trình bày được tác hại của lạm phát ở các quy mô khác nhau. 6B5. Sử dụng được đồ thị để phân tích các lí thuyết về lạm phát và trình bày được mối quan hệ giữa lạm phát với mức cung tiền, lạm phát với lãi suất. 6B6. Sử dụng được đồ thị để minh họa mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. 6B7. Trình bày được các biện pháp nhằm khắc phục lạm phát. |
6C1. Liên hệ được với thực tế để thấy rõ tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam (về các loại hình thất nghiệp, quy mô thất nghiệp)
6C2. Liên hệ được với thực tế để thấy rõ tình trạng lạm phát ở Việt Nam và nỗ lực khắc phục lạm phát của Chính phủ. 6C3. Liên hệ với thực tế để thấy được lạm phát ở một số nước và các biện pháp khắc phục. 6C4. Đưa ra những gợi ý về chính sách để Chính phủ có thể giải quyết các căn bệnh thất nghiệp và lạm phát.
|
7. Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
|
7A1. Nêu được khái niệm lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối – cơ sở kinh tế của thương mại quốc tế.
7A2. Nêu được khái niệm cán cân thanh toán quốc tế và các bộ phận cấu thành của nó. 7A3. Nêu được khái niệm tỉ giá hối đoái và thị trường ngoại hối. 7A4. Nêu được các yếu tố ảnh hưởg đến cầu về tiền trên thị trường ngoại hối. 7A5. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến cung về tiền trên thị trường ngoại hối. 7A6. Nêu được các nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển đường cung và đường cầu về tiền trên thị trường ngoại hối. 7A7. Nêu được vai trò của tỉ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán. 7A8. Nêu được các chế độ tỉ giá hối đoái. 7A9. Nêu được tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỉ giá cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do. 7A10. Nêu được tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỉ giá linh hoạt, tư bản vận động hoàn toàn tự do. |
7B1. Phân tích được lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế.
7B2. Hiểu được các bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế. 7B3. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. 7B4. Phân biêt được tỉ giá hối đoái danh nghĩa và tỉ giá hối đoái thực tế quy định khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. 7B5. Phân tích được vai trò của tỉ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán. 7B6. Phân tích được tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với với hệ thống tỉ giá cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do. 7B7. Phân tích được tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với với hệ thống tỉ giá linh hoạt, tư bản vận động hoàn toàn tự do.
|
7C1. Liên hệ với thực tế để làm rõ vai trò của tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái trong nền kinh tế ở Việt Nam.
7C2. Liên hệ với thực tế để làm rõ khả năng cạnh tranh của một số hàng hóa chủ yếu của Việt Nam trên thị trường thế giới. 7C3. Liên hệ với thực tế để làm rõ vai trò của chính sách tỉ giá hối đoái của một số quốc gia phát triển đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các quốc gia đó. 7C4. Liên hệ với thực tế để làm rõ ảnh hưởng của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở ở Việt Nam cũng như ở một số quốc gia khác.
|
7. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC
Vấn đề | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Tổng |
Vấn đề 1 |
6 | 4 | 2 | 12 |
Vấn đề 2 |
7 | 5 | 2 | 14 |
Vấn đề 3 |
7 | 5 | 3 | 15 |
Vấn đề 4 |
10 | 7 | 3 | 20 |
Vấn đề 5 |
10 | 7 | 2 | 19 |
Vấn đề 6 |
8 | 7 | 4 | 20 |
Vấn đề 7 |
10 | 7 | 4 | 21 |
Tổng mục tiêu |
58 | 42 | 20 | 120 |
8. HỌC LIỆU
- GIÁO TRÌNH
- Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Nxb. Giáo dục Việt Nam, 1997 – 2009.
- David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học vĩ mô, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC
- TÀI LIỆU THAM KHẢO LỰA CHỌN
* Giáo trình
- Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
- David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Bài tập kinh tế học vĩ mô, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009.
- Robert C. Guell, Kinh tế vĩ mô, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2009.
- Trường đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình nguyên lí kinh tế vĩ mô, Lao động, Hà Nội, 2008.
- Trường đại học kinh tế quốc dân, Bài tập nguyên lí kinh tế vĩ mô, Lao động, Hà Nội, 2008.
* Tạp chí
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
- Tạp chí kinh tế và dự báo.
- Tạp chí kinh tế và phát triển.
- Tạp chí thương mại.
- Tạp chí phát triển kinh tế.
- Tạp chí ngân hàng.
- Thời báo kinh tế.
* Website
- http://www.mof. gov.vn
- http://www.chinhphu.vn
- http://www.gso.gov.vn
- http://www.mpi.gov.vn
- http://www.vneconomy.vn
9. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY – HỌC
9.1. Lịch trình chung
Tuần | VÐ | Hình thức tổ chức dạy-học | Tổng số | ||||
LT | Seminar | LVN | Tự NC | KTÐG | |||
0 | GTĐC | 2 | 2 | Nhận BT nhóm và BT học kì | |||
1 | VĐ1 | 2 | 2 | ||||
2 | VĐ2 | 2 | 2 | ||||
3 | VĐ2 | 2 | 2 | ||||
4 | VĐ3 | 2 | 2 | ||||
5 | VĐ3 | 2 | 2 | ||||
6 | VĐ3 | 2 | 2 | Làm bài tập cá nhân 1 | |||
7 | VĐ4 | 2 | 2 | ||||
8 | VĐ4 | 2 | 2 | ||||
9 | VĐ4 | 2 | 2 | ||||
10 | VĐ5 | 2 | 2 | 2 | |||
11 | VĐ5 | 2 | 2 | Làm bài tập cá nhân 2. | |||
12 | VĐ6 | 2 | 2 | 2 | |||
13 | VĐ7 | 2 | 2 | Nộp bài tập nhóm | |||
14 | VĐ7 | 2 | |||||
15 | 2 | 2 | Thuyết trình bài tập nhóm
Nộp bài tập lớn học kỳ |
||||
Tổng | 24 tiết | 22 tiết | |||||
24 giờ TC | 11 giờ TC | 6 giờ TC | 4 giờ TC | 45 giờ TC |
9.2. Lịch trình chi tiết
Tuần 0: Giới thiệu môn học
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết 1
|
2 giờ TC
|
– Giới thiệu đề cương môn học.
– Giới thiệu các BT. – Chia nhóm sinh viên. * KTĐG: Nhận BT cá nhân, BT nhóm, BT lớn. – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô.
|
– Đọc đề cương môn học.
– Chuẩn bị câu hỏi về đề cương và các tài liệu học tập. * Đọc: – Chương I & II Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 5 – 35. – Chương IV Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 45 – 47 . |
TNC
1 |
1 giờ TC | Chuẩn bị tài liệu để học tập | |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 1: Vấn đề 1
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
2
|
2 giờ TC
|
– Hệ thống kinh tế vĩ mô
+ Tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. + Mô hình về tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế. – Mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô. + Mục tiêu kinh tế vĩ mô. + Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu. – Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản.
|
* Đọc:
– Chương II Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 35 -50. – Chương IV Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 45 – 47 . |
LVN
1 |
1 giờ TC | Họp nhóm và chuẩn bị chủ đề cho bài tập nhóm | – Làm biên bản họp nhóm |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 2: Vấn đề 2
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
3
|
2 giờ TC
|
– Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội:
– Phương pháp xác định GDP: + Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô. + Phương pháp xác định GDP
|
* Đọc:
– Chương III Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 51 – 68. – Chương IV Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 47 – 49, 51 – 57, 59 – 62. |
TNC
2 |
1 giờ TC | ||
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 3: Vấn đề 2
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Semina 1 | 1 giờ TC
|
– Cách tính các chỉ tiêu Khác: GNP, NNP, Y, YD.
– Các đồng nhất thức trong kinh tế vĩ mô. – Khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. – Làm và chữa bài tập.
|
* Đọc:
Chương III Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 68 – 77. – Chương IV Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 49 – 51, 57 – 59. |
LVN
2 |
1 giờ TC | Họp nhóm thống nhất chủ đề cho BT nhóm | – Làm biên bản họp nhóm |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 4: Vấn đề 3
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
4
|
2 giờ TC
|
-Tổng cầu và sản lượng cân bằng.
+ Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong mô hình giản đơn. + Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ.
|
* Đọc:
– Chương IV Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 78 – 96. – Chương V Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 67 – 78. |
TNC
3 |
1 giờ TC | Chuẩn bị tài liệu để học tập | |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 5: Vấn đề 3
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
5
|
2 giờ TC
|
+ Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở.
– Chính sách tài khoá + Chính sách tài khoá trong lí thuyết. + Chính sách tài khoá trong thực tế. + Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách; chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều.
|
* Đọc:
– Chương IV Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 97 – 112. – Chương V Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 67 – 78. |
Semina 2 | 1 giờ TC
|
-Thâm hụt ngân sách và giải pháp.
– Bài tập |
|
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 6: Vấn đề 3
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Seminar 3
|
1 giờ TC | -Giải đáp thắc mắc.
– Kiểm tra BTCN 1 |
|
TNC
4 |
1 giờ TC | ||
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 7: Vấn đề 3
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
6
|
2 giờTC | – Tiền tệ và hệ thống ngân hàng
+ Các loại tiền. + Hệ thống ngân hàng, chức năng của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại – Thị trường tiền tệ + Mức cung tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền.
|
* Đọc:
– Chương V. Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 113 – 124. – Chương VI Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 113 – 125. |
Seminar 4
|
1 giờTC | – Giải đáp thắc mắc
– Làm bài tập về chính sách tài khoá. |
– Chuẩn bị câu hỏi trước khi đến lớp. |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 8: Vấn đề 3
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
7
|
2 giờTC | + Mức cầu tiền tệ, các yếu tố quy định cầu tiền.
+ Cân bằng thị trường tiền tệ. – Chính sách tiền tệ. + Mối quan hệ giữa tiền tệ, lãi suất và tổng cầu.
|
* Đọc:
– Chương V Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 126 – 133. – Chương VII Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 99 – 108. |
LVN
3
|
1 giờ TC | Triển khai làm bài tập nhóm | – Làm biên bản họp nhóm |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua Email |
Tuần 9: Vấn đề 4
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
8
|
2 giờTC | + Chính sách tiền tệ.
– Mô hình IS – LM và sự phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ theo mô hình IS – LM. + Mô hình IS – LM trong nền kinh tế đóng:
|
* Đọc:
Chương V Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.134 – 140. – Chương VII Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 110 – 114, Chương VIII, tr. 117 – 124. |
Seminar 5
|
1 giờTC | – Giải đáp thắc mắc
– Làm bài tập về mức cung, cầu tiền. |
– Chuẩn bị câu hỏi trước khi đến lớp. |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 10: Vấn đề 5
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
9
|
2 giờTC | – Mức giá và tổng cầu.
+ Mức giá + Đường tổng cầu. -Tổng cung và thị trường lao động. + Khái quát về tổng cung. + Khái quát thị trường lao động.
|
* Đọc:
– Chương VI Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 144 – 147. – Chương X Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 148 – 156. |
Seminar 6
|
1 giờTC | – Giải đáp thắc mắc
+ Các quan niệm khác nhau về sự vận động của giá cả, tiền công và về hình dáng của đường tổng cung.
|
– Chuẩn bị câu hỏi trước khi đến lớp. |
LVN
4 |
1 giờ TC | Triển khai bài tập nhóm | – Làm biên bản họp nhóm |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 11: Vấn đề 5
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
10
|
2 giờTC | + Xây dựng đường tổng cung trong ngắn hạn.
– Mối quan hệ giữa tổng cung, tổng cầu và quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế. – Chu kỳ kinh doanh
|
* Đọc:
– Chương VI Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 147 – 162. – Chương X Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 157 – 160. |
Seminar 7
|
1 giờTC | – Giải đáp thắc mắc
– Kiểm tra bài tập cá nhân 2. |
– Chuẩn bị câu hỏi trước khi đến lớp. |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua Email |
Tuần 12: Vấn đề 6
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
11
|
2 giờTC | – Lạm phát:
+ Khái niệm và thước đo + Quy mô của lạm phát. + Các lí thuyết về lạm phát. +Tác hại của lạm phát.
– Thất nghiệp: + Các khái niệm và thước đo
|
* Đọc:
– Chương VII Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 163 – 176. – Chương XII Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 203 – 204. |
Seminar 8
|
1 giờTC | + Các loại hình thất nghiệp.
+ Các biện pháp hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp |
– Chuẩn bị câu hỏi trước khi đến lớp. |
LVN
6 |
1 giờ TC | Hoàn tất bài tập nhóm | – Làm biên bản họp nhóm |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua Email |
Tuần 13: Vấn đề 7
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Lí thuyết
12
|
2 giờTC | – Cơ sở kinh tế của thương mại quốc tế: Lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối.
– Cán cân thanh toán quốc tế: Khái niệm và các bộ phận cấu thành. – Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối + Khái niệm tỉ giá hối đoái. + Thị trường ngoại hối |
* Đọc:
– Chương VIII Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 195 – 204. – Chương XIII Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 208 – 219. |
Seminar 9
|
1 giờTC | + Vai trò của tỉ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.
+ Các chế độ tỉ giá hối đoái +Tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỉ giá cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do. |
– Chuẩn bị câu hỏi trước khi đến lớp. |
KTĐG | Nộp Bài tập nhóm vào giờ Seminar | ||
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua E.mail |
Tuần 14: Vấn đề 7
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
Seminar 10
|
1 giờTC |
+Tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỉ giá linh hoạt, tư bản vận động hoàn toàn tự do. – Hệ thống chương trình và giải đáp thắc mắc |
* Đọc:
– Chương VIII Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 217 – 226. – Chương XIV Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 229 – 239. Chương XVIII, tr. 294 – 299. |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua Email |
Tuần 15:
Hình thức tổ chức dạy-học | Số giờ TC | Nội dung chính | Yêu cầu sinh viên chuẩn bị |
LVN
6 |
1 giờ TC | Thống nhất kịch bản cho bài thuyết trình của nhóm. | – Làm biên bản họp nhóm |
Seminar
11
|
1 giờTC | – Thuyết trình bài tập nhóm | |
Tư vấn | – Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu… – Tư vấn qua các giờ thảo luận và qua Email |
10. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC
Theo quy chế đào tạo hiện hành
11. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
11.1. Đánh giá thường xuyên
– Kiểm diện.
– Minh chứng tham gia seminar.
11.2. Đánh giá định kì
10.1. Hình thức đánh giá
Hình thức | Tỉ lệ |
2 BT cá nhân | 10% |
1 BT nhóm | 10% |
1 BT lớn | 10% |
Thi kết thúc học phần | 70% |
11.3. Tiêu chí đánh giá
BT cá nhân
– Hình thức: 2 trang A4.
– Nội dung: Kiểm tra kiến thức tự học, tự nghiên cứu mục tiêu cụ thể trong nội dung từng phần và những nội dung đã học của các tuần trước.
– Tiêu chí đánh giá: Trình bày ngắn gọn, súc tích, đủ ý hoặc giải được BT.
Tổng: 10 điểm
BT nhóm
Hình thức: Đánh máy, 8 đến 10 trang A4 (không tính mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục); cỡ chữ 14; font chữ Times New Roman; kích thước các lề trên, dưới, trái, phải theo thứ tự: 2.5cm, 2.5cm, 3.5cm, 2cm; giãn dòng 1.5 lines.
– Nội dung: Làm một trong các BT nhóm
– Tiêu chí đánh giá:
+ Xác định đúng vấn đề nghiên cứu, kết cấu hợp lí, sử dụng tài liệu phong phú, trích dẫn đúng quy định, ngôn ngữ trong sáng, súc tích (1 điểm)
+ Trình bày được phần lí luận (3 điểm)
+ Vận dụng lí luận để phân tích thực tiễn logic, sâu sắc (6 điểm)
Tổng: 10 điểm
BT lớn
– Hình thức: 5 đến 7 trang A4 (không tính mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục).
– Nội dung: Giải quyết một trong số các BT lớn
– Tiêu chí đánh giá:
+ Xác định đúng vấn đề nghiên cứu (1 điểm)
+ Trình bày được phần lí luận, phân tích logic,
sâu sắc, liên hệ được với thực tế hoặc giải được BT (7 điểm)
+ Sử dụng tài liệu phong phú, trích dẫn đúng quy định (1 điểm)
+ Ngôn ngữ trong sáng, súc tích (1 điểm)
Tổng: 10 điểm
Lưu ý: Tất cả loại BT đều có thể đánh máy hoặc viết tay. Nếu đánh máy thì phải đánh theo yêu cầu: Cỡ chữ 14; font chữ Times New Roman; kích thước các lề trên, dưới, trái, phải theo thứ tự: 2.5cm, 2.5cm, 3.5cm, 2cm; giãn dòng 1.5 lines.
Thi kết thúc học phần
Hình thức: Thi viết, 90 phút, câu hỏi dưới dạng bán trắc nghiệm có giải thích; câu hỏi tự luận và bài tập
– Nội dung: 7 vấn đề đã được nghiên cứu.
– Tiêu chí đánh giá:
+ Đối với câu hỏi đúng/sai giải thích: Cần phải khẳng định rõ nhận định là đúng (hay là sai) rồi mới chuyển sang phần giải thích. Phần giải thích cần ngắn gọn, có căn cứ, lập luận logic.
+ Đối với câu hỏi tự luận cần trình bày rõ ràng, súc tích.
+ Đối với bài tập cần tóm tắt dữ kiện bài ra, phần giải cần thể hiện đầy đủ các bước giải, kết quả phải rõ ràng.
– Tổng: 10 điểm.
Các tìm kiếm liên quan đến đề cương môn kinh tế vi mô: lý thuyết kinh tế học vi mô, bài tập môn kinh tế vi mô có lời giải, đề cương kinh tế vĩ mô có đáp án, tóm tắt lý thuyết kinh tế vi mô, tổng hợp kiến thức kinh tế vi mô, tổng hợp lý thuyết kinh tế vi mô, tóm tắt công thức kinh tế vi mô, tóm tắt kinh tế vi mô 1
Để lại một phản hồi