Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm soát quân sự

Lược lượng kiểm soát quân sự Việt Nam
Lực lượng Kiểm soát quân sự Vijet Nam đi tuần tra duy trì lỷ luật quân đội (Ảnh: HLO)

Quân đội các quốc gia trên thế giới đều tổ chức một lực lượng chấp pháp có tên gọi Cảnh sát quân sự (Quân cảnh), tại Việt Nam, lực lượng này được gọi là Kiểm soát quân sự.

Căn cứ: Thông tư số 104/2010/TT-BQP về “Ban hành Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam” do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký ngày 6/8/2010

Chức năng của Kiểm soát quân sự

Lực lượng Kiểm soát quân sự (KSQS), có chức năng giúp người chỉ huy duy trì kỷ luật quân đội, Pháp luật Nhà nước, quy tắc trật tự an toàn xã hội đối với mọi quân nhân và các phương tiện giao thông quân sự ở ngoài doanh trại;
Phát hiện ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến sức chiến đấu, đến việc hoàn thành nhiệm vụ của quân đội, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực đóng quân.

(Thông tư số 104/2010/TT-BQP)

Nhiệm vụ của Kiểm soát quân sự

  • Kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh, giúp đỡ mọi quân nhân và phương tiện giao thông quân sự chấp hành đúng quy định ở ngoài doanh trại
  • Giúp đỡ quân nhân qua lại khu vực làm nhiệm vụ, quân nhân lạc ngũ trở về đơn vị
  • Phát hiện, ngăn chặn những người xâm phạm tính mạng quân nhân, tài sản quân đội, tài sản Nhà nước và những hoạt động làm tổn hại đến sức chiến đấu, đến việc hoàn thành nhiệm vụ của quân đội
  • Phát hiện, tạm giữ quân nhân đào bỏ ngũ, quân nhân có hành vi phạm pháp quả tang và những phần tử giả danh quân nhân
  • Lập biên bản về những hành vi vi phạm kỷ luật của quân nhân và người có liên quan bị tạm giữ; Giải quyết ban đầu các vụ phạm pháp quả tang xảy ra tại khu vực làm nhiệm vụ, báo cáo cấp trên xử lý
  • Phối hợp với CSGT điều chỉnh giao thông quân sự, bảo đảm an toàn khi hành quân và phương tiện quân sự hoạt động trong khu vực được phân công
  • Phối hợp, hỗ trợ lực lượng công an và an ninh địa phương bảo vệ an toàn khu vực đóng quân, bảo vệ tài sản quốc gia, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực đóng quân
  • Là lực lượng tại chỗ sẵn sàng xử trí các tình huống xảy ra.

Chỉ huy

  • Lực lượng KSQS thuộc quyền người chỉ huy, chịu sự chỉ đạo của cơ quan quân huấn cấp trên, được tổ chức theo 2 hình thức chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp
  • Lực lượng KSQS không chuyên nghiệp được tổ chức từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (trừ bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị làm kinh tế), để hoạt động khi có yêu cầu nhiệm vụ.

Hình thức hoạt động

  • Trạm KSQS cố định được tổ chức để hoạt động thường xuyên ở các địa bàn và đầu mối giao thông quan trọng, có nhiều quân nhân và phương tiện giao thông quân sự qua lại
  • Mỗi trạm ít nhất là một tổ KSQS, do sĩ quan chỉ huy và phải có trụ sở làm việc, trong đó có nơi làm việc của nhân viên thường trực, nơi kiểm tra, kiểm soát và phải có phương tiện liên lạc
  • Trạm KSQS lâm thời và tổ KSQS cơ động được tổ chức để hoạt động thời gian nhất định tại các địa bàn và các trục đường giao thông có nhiều quân nhân và phương tiện giao thông quân sự qua lại. Mỗi trạm có một tổ KSQS do sĩ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp phụ trách
  • Lực lượng KSQS không chuyên nghiệp được tổ chức lâm thời trong khu vực đóng quân và theo sự phân công của chỉ huy khu vực đóng quân. Mỗi tổ KSQS có từ 3 quân nhân trở lên, do sĩ quan phụ trách
  • Tổ chức, biên chế, trang bị, giấy ủy nhiệm KSQS, phương tiện hoạt động của lực lượng KSQS và số lượng, vị trí các trạm KSQS cố định do Bộ Tổng tham mưu quy định
  • Các trạm KSQS lâm thời, các tổ KSQS cơ động do Bộ Tổng tham mưu chỉ định hoặc tư lệnh quân khu quy định trong địa bàn của quân khu mình
  • Lực lượng KSQS của đơn vị nào chỉ được hoạt động trong khu vực được phân công của đơn vị đó.
  • Lực lượng KSQS của cấp trên đến làm nhiệm vụ ở địa bàn nào phải thông báo cho chỉ huy khu vực đóng quân ở địa bàn đó biết và phối hợp với lực lượng KSQS của địa bàn đó (nếu cần thiết)
  • Quân nhân làm nhiệm vụ KSQS phải có biển, băng mang ký hiệu KSQS; Mang mặc trang phục, trang bị nghiệp vụ đúng quy định; Nắm vững chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi và các phương pháp hoạt động
  • Phối hợp chặt chẽ với lực lượng tuần tra, canh gác của các đơn vị trong khu vực, với công an, dân quân tự vệ, với chính quyền và nhân dân địa phương để tiến hành công tác
  • Tổ trưởng phải có giấy ủy nhiệm “Tổ Kiểm soát quân sự” do cấp có thẩm quyền cấp. Sĩ quan được cấp giấy ủy nhiệm KSQS của Tổng tham mưu trưởng không nhất thiết phải có biển, băng kiểm soát quân sự.

Quyền hạn của Kiểm soát quân sự

  • Nhắc nhở, chấn chỉnh những quân nhân vi phạm điều lệnh, kỷ luật quân đội
  • Kiểm tra, ngăn chặn, tạm giữ các quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng và các phương tiện giao thông quân sự vi phạm nghiêm trọng kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước, trật tự an toàn xã hội, gây hậu quả xấu
  • Lập biên bản, thu giữ tang vật, bảo vệ hiện trường, báo cáo người chỉ huy và bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý
  • Được sử dụng vũ khí khi người phạm pháp kháng cự lại đe dọa đến tính mạng của mình và người khác hoặc sau khi đã cảnh cáo, ra lệnh đứng lại mà kẻ phạm pháp nguy hiểm vẫn cố tình chống cự hoặc chạy trốn

Nguồn: soha.vn

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền