So sánh miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật Hình phạt

So sánh miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo quy đinh của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). 

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung về hai chế định miễn TNHS và miễn hình phạt, đồng thời việc phân biệt hai chế định này là rất quan trọng.

 

1. Miễn trách nhiệm hình sự (TNHS)

Theo quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015 về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.

 

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy him cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác,9 người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng10 gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả11 và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp12 của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

 

2. Miễn hình phạt

Cơ sở pháp lý theo quy định tại Điều 59 BLHS năm 2015 về miễn hình phạt “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.”

Cũng theo quy định tại Điều 54 BLHS năm 2015 Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

 

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3.20 Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

 

3. So sánh miễn hình phạt và miễn TNHS trong BLHS năm 2015

a) Điểm giống nhau giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt

  • Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đều thuộc hệ thống các biện pháp tha miễn trong luật hình sự nước ta, thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nói chung và của luật hình sự Việt Nam nói riêng.
  • Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người nào bị coi là có lỗi trong việc thực hiện chính tội phạm đó. Nói cách khác, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện bị pháp luật hình sự cấm (Bộ luật hình sự (BLHS) quy định là tội phạm).
  • Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định tương ứng trong từng trường hợp cụ thể.
  • Cũng như người được miễn trách nhiệm hình sự, người được miễn hình phạt không phạt chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc (và) của việc quyết định hình phạt – án tích.
  • Cũng như việc miễn trách nhiệm hình sự, bằng các quy phạm có tính chất nhân đạo của chế định miễn hình phạt, nhà làm luật không phải dùng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự và do đó, sẽ loại trừ được việc áp dụng hình phạt trong những trường hợp mặc dù hình phạt có được Tòa án quyết định đi chăng nữa nhưng trên thực tế là bất hợp lý vì các mục đích của nó không thể đạt được.
  • Với việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, Nhà nước không cách ly khỏi xã hội những người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm thích nghi với các yêu cầu của trật tự pháp luật để trở lại cuộc sống bình thường trong cộng đồng xã hội, phấn đấu làm người lương thiện và có ích cho gia đình và xã hội.

 

b) Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt

 

STT MIỄN TNHS MIỄN  HÌNH PHẠT
Khái niệm Miễn trách nhiệm hình sự là việc ko bắt buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà họ đã thực hiện Miễn hình phạt là ko buộc người bị kết án phải chịu hình phạt về tội họ đã thực hiện.
Điều kiện + Người phạm tội được miễn TNHS khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
+ Người phạm tội có thể được miễn TNHS khi có một trong các căn cứ sau:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
+ Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn TNHS.
Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại k1,2 Đ54 BLHS năm 2015, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn TNHS.
Theo quy định khoản 1,2 Điều 54 “1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
Thẩm quyền áp dụng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Tòa án
Hậu quả pháp lý – Không có án tích.
– Có tính khoan hồng cao hơn so với miễn hình phạt.
Có án tích nhưng thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích.
Đối tượng Đối tượng của MTNHS có thể là người đã bị kết án hoặc chưa bị kết án. Người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Các trường hợp được miễn TNHS và miễn hình phạt. – Các TH miễn TNHS bao gồm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Điều 16; người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại ko lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ…Điều 91; người đã nhận làm gián điệp, nhưng ko thực hiện nhiệm vụ đc giao và tự thú, thành khẩn khai báo Điều 110; người không tố giác có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm khoản 3 Điều 390 tội Miễn hình phạt chỉ đc quy định ở 2 điều luật đó là Điều 59 và khoản 3 Điều 390 tội không tố giác tội phạm.

 

 

Kết luận:

Xuất phát từ phân biệt hai chế định nói trên trong BLHS 2015 hiện hành, có thể rút ra một số kết luận chung dưới đây:

Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt là hai chế định quan trọng thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nói chung, trong luật hình sự Việt Nam nói riêng. Hai chế định này chỉ có thể áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định.

Thứ hai, việc quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam hai chế định này thể hiện phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình sự – đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất của nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác để cải tạo, giáo dục người phạm tội, bằng cách đó hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự.

Thứ ba, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nói chung và luật hình sự nước ta nói riêng, dưới góc độ nhận thức – khoa học, nhà làm luật cần điều chỉnh hai chế định độc lập này thành hai chương riêng biệt tương ứng trong BLHS 2015 hiện hành, với sự ghi nhận bổ sung thêm một số trường hợp thường có trong thực tiễn3 có thể áp dụng hai chế định này.

Cuối cùng, việc tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt để phân biệt chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm.

 


Các tìm kiếm liên quan đến miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt: phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt, so sánh miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt, so sánh trách nhiệm hình sự và hình phạt, mien hinh phat va mien chap hanh hinh phat, miễn hình phạt là gì, không phải chịu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự là gì, miễn trách nhiệm hình sự 2015, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền