Gần đây có rất nhiều trường hợp bị lừa đảo qua mạng với chiêu trò giả mạo Yody tặng quà tri ân, tuyển nhân sự, cộng tác viên Yody tại nhà, tuyển mẫu nhí Yody, cọc tiền để mua hàng Yody,… Bài viết này làm rõ (nhận diện) các chiêu trò lừa đảo liên quan đến thương hiệu Yody và cách xử lý khi vô tình gặp phải.
Nhận diện các chiêu trò lừa đảo, mạo danh Yody
Dưới đây là các chiêu trò lừa đảo qua mạng thường gặp bằng cách mạo danh thương hiệu Yody:
Lừa đảo bằng chiêu trò mạo danh Yody tặng quà miễn phí, chỉ tặng không bán
– Các đối tượng lừa đảo, mạo danh YODY tạo các fanpage, đăng bài kêu gọi khách hàng nhận quà online, tặng mẫu set đồ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, CHỈ TẶNG KHÔNG BÁN.
– Thông qua fanpage lừa đảo, mạo danh YODY các nhóm đối tượng này đã mời gọi khách hàng “comment”, “nhắn tin” để nhận quà.
– Sau đó, khách hàng sẽ bị điều hướng sang nhóm chat của app telegram để “LÀM NHIỆM VỤ” với nhiều GÓI NHIỆM VỤ hấp dẫn.
– Và đặc biệt là khách hàng sẽ phải “chuyển tiền/đặt cọc/tạm ứng” cho những đối tượng lừa đảo để nhận và làm các NHIỆM VỤ này!
Ngoài ra : Để tăng niềm tin cho khách hàng, nhiệm vụ đầu tiên sẽ không yêu cầu khách hàng chuyển tiền mà chỉ cần vào youtube xem 01 video của Yody, chụp ảnh màn hình lại sau đó sẽ được nhận tiền “lì xì, hoa hồng”. Các nhiệm vụ sau đó sẽ yêu cầu KH chuyển tiền nhận 10% hoa hồng nhưng sẽ báo thực hiện sai cú pháp/ thực hiện nhiệm vụ chậm nên bị phạt thực hiện nhiệm vụ bổ sung để hoàn tiền.
Lừa đảo bằng chiêu trò tuyển dụng, cộng tác viên Yody làm việc tại nhà
Trong thời gian qua, nắm bắt được tâm lý của nhiều người muốn có công việc nhẹ nhàng, thu nhập cao, các nhóm đối tượng đã sử dụng thủ đoạn lừa đảo tuyển cộng tác viên Yody làm việc online với tỷ lệ hoa hồng cao.
Thủ đoạn các đối tượng lừa đảo thường dùng là cho các nạn nhân được hưởng mức hoa hồng cao. Thời gian đầu, với các đơn hàng giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ được thanh toán hoa hồng đầy đủ. Sau đó, với những đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền các nạn nhân ứng ra để nhận sản phẩm của các đơn hàng và tiếp tục yêu cầu nạn nhân chuyển thêm tiền làm những nhiệm vụ mới để có thể nhận được gốc + hoa hồng. Đã có không ít người đã “sập bẫy” các thủ đoạn này với số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng tỷ đồng. Đặc điểm nhận diện chiêu trò lừa đảo tuyển CTV Yody:
– Mời khách hàng tham gia đăng ký ứng tuyển với các vị trí công việc, cộng tác viên tại nhà,… với MỨC LƯƠNG CỰC KỲ THU HÚT.
– Sau đó cọc tiền nhận hàng về nhà làm -> Không có hàng nào cả, mất cọc.
– Mời tham gia nhóm telegram làm nhiệm vụ được 10% hoa hồng sau đó số tiền làm nhiệm vụ tăng lên rồi không trả lại nữa.
– Thường nhắn tin trao đổi ở các Fanpage có tên ký tự được Teencode để tránh quét: “Tuyển dụng Yody”,…
Lừa đảo bằng chiêu trò tuyển mẫu nhí Yody
Trong xu hướng phát triển chung của xã hội, bên cạnh việc học tập, chăm chút dinh dưỡng, sức khỏe cho các con, các bậc phụ huynh còn mong muốn con mình phát triển toàn diện. Bởi thế mà việc đầu tư cho con học thêm các môn năng khiếu, giao tiếp… cũng được chú trọng.
Đánh vào tâm lý đó, nhiều đối tượng đã lập ra các fanpage giả danh Yody chạy quảng cáo với chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí lương cao nhằm lừa đảo. Khi phụ huynh đăng kí tham gia và chuyển tiền cọc thì các đối tượng chặn tin nhắn, ôm tiền cao chạy xa bay. Và dưới đây là những đặc điểm nhận diện chiêu trò này:
– Các đối tượng lừa đào gọi điện, nhắn tin mời ba mẹ đăng ký cho con ứng tuyển làm mẫu nhí của Yody.
– Mời tham gia thử thách online qua các kênh chat riêng như Telegram, Zalo,… và dụ dỗ ba mẹ chuyển tiền để được hưởng % hoa hồng cho mỗi sản phẩm mà bé quảng cáo, thực hiện.
– Mời khách hàng ấn vào các link, các app mạo danh ngân hàng để lấy thông tin tài khoản, mã OTP và rút hết tiền trong tài khoản của khách hàng.
– Để tăng lòng tin từ khách hàng, các đối tượng lừa đảo còn lấy các hình ảnh, thông tin của YODY, tên người đại diện theo pháp luật, trụ sở và mã số thuế của YODY.
Lừa đảo bằng chiêu trò giả danh Yody bán hàng giá rẻ, cọc trước để nhận ưu đãi
Bằng thủ đoạn này, các đối tượng lừa đảo thường tạo các fanpage giả danh Yody hoặc rao bán các sản phẩm của Yody với giá “khuyến mại”. Sau khi có người hỏi mua, các đối tượng yêu cầu cọc tiền trước để mua với giá “siêu rẻ” hoặc giữ “khuyến mại”. Khi nhận được tiền thì biết mất không dấu vết.
Khi thấy các fanpage hoặc các nick mạo danh YODY hãy báo cáo ngay cho YODY qua đường link: https://bit.ly/baocaogiamaoYODY
Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên Yody
Khi các đối tượng lừa đảo bạn qua mạng, điện thoại là có chủ đích ngay từ ban đầu chiếm đoạt tài sản của bạn. Hành vi, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyết và che giấu toàn bộ các thông tin thật của các đối tượng. Các đối tượng sẽ không bao giờ tự nguyện hoàn trả lại tiền cho bạn và càng không có chuyện các đối tượng chịu đàm phán, thương lượng. Các thông tin mà các đối tượng cho bạn biết đều là giả mạo, gian dối và rất khó có thể liên hệ, tìm được các đối tượng này.
Vì vậy, ngay khi phát hiện thấy trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như đề cập ở trên, Quý khách hãy dừng mọi giao dịch và mau chóng liên hệ Trung tâm tiếp nhận khiếu nại và phòng ngừa lừa đảo trực tuyến qua hotline: 1900.0140 để phán ánh, báo cáo về tình trạng giao dịch do bị lừa dối cũng như đề nghị áp dụng biện pháp tạm giữ số tiền. Đồng thời, thu thập toàn bộ những chứng từ, tài liệu phản ánh hành vi lừa đảo để cung cấp cho cơ quan chức năng “tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo hướng dẫn của tổng đài viên.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.
Cách 1: Làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú
Bước 1: Làm hồ sơ tố giác tội phạm
Hồ sơ tố giác tội phạm, bao gồm:
– Đơn tố giác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản chứng thực);
– Tài liệu, chứng cứ liên quan để chứng minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như:
+ Sao kê giao dịch xin trực tiếp tại quầy giao dịch gần nhất của ngân hàng chủ quản hoặc ảnh chụp màn hình giao dịch thành công (bản cứng);
+ Ảnh chụp màn hình toàn bộ tin nhắn đã trao đổi với đối tượng có hành vi lừa đảo (bản cứng);
+ Ghi âm, ghi hình trên thiết bị di động hoặc các thiết bị kỹ thuật khác,…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Công dân gửi hồ sơ đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
– Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Lưu ý:
Theo điểm a, điểm b khoản 5 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc điều tra của cơ quan điều tra sẽ được phân cấp dựa theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Nghĩa là, cơ quan điều tra cấp huyện có thẩm quyền điều tra vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện. Cơ quan điều tra cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh.
Ví dụ:
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên có khung hình phạt lần lượt là 12 – 20 năm hoặc tù chung thân.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì tội phạm này là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng => Thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh (Điều 268 BLTTHS 2015). Do đó, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm ở đây là cơ quan điều tra cấp tỉnh.
– Tương tự như vậy, tài sản bị chiếm đoạt dưới 500 triệu đồng thì thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra cấp huyện.
Cách 2: Tố cáo lừa đảo qua mạng online
* Đối với lừa đảo qua mạng
Người dân là nạn nhân của lừa đảo qua mạng có thể liên hệ đến những địa chỉ sau để trình báo:
– Đường dây nóng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
– Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (https://canhbao.ncsc.gov.vn/) của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – National Cyber Security Center.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.
Cách 3: Tố cáo lừa đảo qua ứng dụng điện tử VNeID
Để tố giác các hành vi phạm tội trên VNeID, công dân có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản VneID, truy cập chức năng tố giác tội phạm trên ứng dụng VNeID. Sau khi đăng nhập thành công tài khoản. Từ trang chủ, người dùng thực hiện chọn nhóm chức năng dịch vụ khác để hiển thị danh sách tính năng thuộc nhóm dịch vụ khác sau đó chọn chức năng tố giác tội phạm. Hoặc người dùng có thể sử dụng chức năng tìm kiếm ở trang chủ để thực hiện tìm kiếm chức năng tố giác tội phạm. Ngoài ra, người dùng có thể ghim tính năng tố giác tội phạm ngoài trang chủ để thực hiện truy cập nhanh chức năng cho những lần sau.
Bước 2: Vào Dịch vụ khác > Kiến nghị, phản ánh về an ninh, trật tự > Tạo mới yêu cầu.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin > Ấn tiếp tục > Đánh dấu vào ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình báo ở trên > Gửi yêu cầu.
Người tố giác tiến hành nhập thông tin, trong đó các thông tin có (*) là thông tin bắt buộc. Nếu người tố giác muốn giữ bí mật về thông tin của mình vui lòng tích chọn ô “Ẩn danh”. Hệ thống sẽ đánh dấu người dùng muốn ẩn thông tin của mình và hiển thị thông báo. Nếu người tố giác đại diện cho một cơ quan tổ chức nào để tạo hồ sơ vui lòng tích chọn ô “Là đại diện cơ quan tổ chức”. Hệ thống sẽ hiển thị thêm các trường thông tin để người dùng nhập bổ sung:
Đối với thông tin về địa điểm xảy ra vụ việc, người tố giác biết rõ về địa điểm xảy ra, hệ thống sẽ tự động gửi hồ sơ tố giác, tin báo tới cơ quan công an phụ trách địa bàn đó để tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Hoặc người tố giác không biết rõ về địa điểm xảy ra vụ việc vui lòng tích chọn ô “Không rõ địa điểm xảy ra vụ việc”. Hệ thống sẽ mặc định là hồ sơ tố giác, tin báo sẽ gửi tới cơ quan công an nơi công dân đang thường trú.
Đối với trường “Tóm tắt nội dung” thì yêu cầu người dùng phải nhập ít nhất các nội dung sau: Tóm tắt về diễn biến sự việc; đặc điểm nhận dạng người bị tố giác; thông tin tóm tắt người bị hại; hậu quả.
Sau khi đã nhập đủ và đúng các trường thông tin, người dùng ấn “Tiếp tục” để chuyển sang màn hình xác nhận nội dung hồ sơ tố giác, tin báo đã nhập. Người tố giác cần tích chọn ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai ở trên” trước khi ấn “Xác nhận” để xác nhận lại các thông tin trong hồ sơ tin báo, tố giác là đúng sự thậtỨng dụng VNeID từ chối tiếp nhận tin đối với các trường hợp tin không có nội dung (nội dung bỏ trống), tin có nội dung không liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự, nội dung tin có liên quan an ninh, trật tự nhưng không đủ thông tin, căn cứ để xác minh. Hằng ngày, Công an cấp xã thường xuyên kiểm tra phần mềm tin báo để xử lý tin người dân gửi từ ứng dụng VNeID, trong thời hạn tối đa 24 giờ từ khi Công an cấp xã nhận được tin VNeID trên phần mềm, Công an cấp xã phải phân loại ngay (tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận tin) để tổ chức thực hiện
Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.
Quý khách cũng lưu ý: Hiện nay, có rất nhiều đối tượng lợi dụng mong muốn sớm lấy lại tiền của nạn nhân để tiếp tục lừa bằng thủ đoạn nộp thêm ít tiền (cọc trước) để các đối tượng này sử dụng các biện pháp can thiệp, tác động vào hệ thống để lấy lại tiền. Các đối tượng đưa ra rất nhiều thủ đoạn hứa hẹn, đánh vào tâm lý muốn lấy lại tiền và chấp nhận bỏ ra trước một ít tiền.
Cần cảnh giác với chiêu trò giả danh luật sư hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo
Sau khi bị lừa đảo, rất nhiều người đã chia sẻ câu chuyện của mình lên một số Group để cảnh báo lừa đảo nhưng rồi lại tiếp tục bị lừa đảo lần thứ 2 bằng thủ đoạn thu hồi tiền lừa đảo.
Tại những Group này, khi thấy có nạn nhân vừa bị lừa đảo đăng bài hoặc bình luận kể câu chuyện của mình, các đối tượng lừa đảo đã chủ động bình luận, nhắn tin để dụ dỗ họ kết nối với các fanpage hoặc một chuyên gia giả danh (ví dụ như: luật sư) để được giúp đỡ. Với mục đích tìm kiếm nhiều nạn nhân nhất có thể, các đối tượng sử dụng thu đoạn lừa đảo lần 2 này còn dùng các phần mềm spam bình luận, tin nhắn để đưa thông tin của các “chuyên gia” đến nhiều Group mà có đối tượng phù hợp.
Do đang hoang mang khi bị lừa đảo mất một số tiền lớn, nhiều nạn nhân đã tin tưởng vào những lời giới thiệu và chủ động kết nối với các “chuyên gia” này. Sau khi yêu cầu nạn nhân gửi các thông tin sao kê ngân hàng và tài khoản của các đối tượng lừa đảo trước đó, “chuyên gia” sẽ đưa ra các thông tin không có thật nhưng đầy những ngôn ngữ chuyên ngành để nạn nhân thêm tin tưởng.
Trong giai đoạn đầu, các “chuyên gia” này luôn nhấn mạnh việc sẽ thu hồi được tiền lừa đảo giúp nạn nhân mà không cần mất một đồng tiền phí nào. Tuy nhiên, các đối tượng sử dụng các chiêu trò để bịa ra một lý do phù hợp, đẩy cho nạn nhân một lỗi nào đó và yêu cầu người này phải chuyển khoản tiền phí nằm vắt kiệt nạn nhân đến đồng tiền cuối cùng.
Chính vì vậy, khi phát hiện thấy dấu hiệu lừa đảo, Quý khách hãy mau chóng liên hệ Trung tâm tiếp nhận khiếu nại và phòng ngừa lừa đảo trực tuyến qua hotline: 1900.0140 để phán ánh, báo cáo về tình trạng giao dịch do bị lừa dối cũng như đề nghị áp dụng biện pháp tạm giữ số tiền và chuyển hồ sơ qua cơ quan chức năng theo hướng dẫn để giải quyết theo quy định.
Nội dung liên quan: YODY tặng quà miễn phí có lừa đảo không, YODY lừa đảo trên Telegram, Cộng tác viên YODY lừa đảo
Mình cũng mới bị yody lừa hết 1triệu , xong bên thu hồi nợ hết 986k thật buồn ,ngày hôm nay thật xui xẻo
Tố cáo lừa đảo nhận quà từ yody.mất tiền từ yody k lấy lại được