Tổng hợp các trường hợp làm chết người nhưng không phạm tội giết người theo quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)
Tình hình là có rất nhiều bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp, rất tự tin về kiến thức pháp luật hình sự của mình khi nhà tuyển dụng nói hãy chọn lĩnh vực kiến thức mà em vững nhất thì đa số chọn hình sự (có thể do điểm số môn học cao).
Tuy nhiên khi được hỏi những trường hợp có hậu quả chết người nhưng không phạm tội giết người thì đa số trả lời sai hoặc thiếu hoặc trình bày kiểu nhớ đâu nói đó, không mang tính khái quát, hệ thống. Topic này mình lập ra để phần nào giải quyết câu hỏi trên.
LÀM CHẾT NGƯỜI NHƯNG KHÔNG TRUY TỐ TỘI GIẾT NGƯỜI (ĐIỀU 93 BLHS 1999) |
||||
Không phạm tội | Không đảm bảo yêu cầu về chủ thể | Độ tuổi | Dưới 14 tuổi (Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự) | Ví dụ: 1 đứa trẻ 8 tuổi trong lức tức giận đã ném 1 hòn đá vào đầu đứa trẻ chơi cùng gây hậu quả chết người. |
Năng lực hành vi | Không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13)
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình |
Ví dụ: 1 bệnh nhân tâm thần của Bệnh viện đã được xác nhận hoàn toàn mất khả năng kiểm soát hành vi đã trốn ra khỏi bệnh và chém chết người đi đường | ||
Không đảm bảo yêu cầu về mặt chủ quan |
Không có lỗi | Gây chết người do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra | Ví dụ: Tài xế điều khiển xe chạy trên đường do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất dẫn đến phanh không ăn (mất phanh), xe đâm vào người đi đường và làm người bị tai nạn tử vong | |
Không đảm bảo yêu cầu về mặt khách quan | Không có hành vi trái pháp luật | Có hành vi gây chết người nhưng hành vi đó không được xem là hành vi trái pháp luật | Ví dụ: Gây chết người trong trường hợp Phòng vệ chính đáng (Điều 15). Tình thế cấp thiết (Điều 16) | |
Không có quan hệ nhân quả | Ví dụ: Trong lúc cãi nhau A tát B một cái vào mặt, sau đó B về nhà và trên đường đi vô tình vấp phải ổ gà té ngã xuống đường, đầu đập vào hòn đá, hâu quả B chết do chấn thương sọ não. | |||
Hết thời hiệu truy cứu TNHS | Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
|
Ví dụ: A thực hiện hành vi giết người nhưng không trốn tránh, không có lệnh truy nã thì đến năm 21 nếu phát hiện A cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. | ||
Phạm một tội khác | Hậu quả chết người là tình tiết định tội | Điều 94. Tội giết con mới đẻ | Đặc điểm chung của nhóm tội này là hành vi giết người và hậu quả chết người là yếu tố để xác định có phạm vào tội đó hay không (không nhất thiết là tội phạm đã hoàn thành hay chưa). Ví dụ: Do vô ý trong lúc đang sửa xe ô tô. A đã làm văng bánh xe ra đường, bánh xe này lăn trúng một bé gái đang đi trên đường dẫn đến bé gái đó tử vong. Trong trường hợp này A đã phạm tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 98. |
|
Điều 95. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh | ||||
Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng | ||||
Điều 97. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ | ||||
Điều 98. Tội vô ý làm chết người | ||||
Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính | ||||
Điều 100. Tội bức tử | ||||
Điều 101. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát | ||||
Điều 98. Tội vô ý làm chết người | ||||
Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính | ||||
Điều 100. Tội bức tử | ||||
Điều 101. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát | ||||
Hậu quả chết người là tình tiết định khung hình phạt | Điều 104. Tội cố ý gây thương tích | Đặc điểm chung của những tội này là hậu quả chết người sẽ xem xét để xác định khung hình phạt chứ không hề ảnh hưởng đến tội đang phạm phải.
Ví dụ: A giật túi xách của B khi B đang tham gia giao thông. Hành vi giật túi xách này của A đã phạm tội cướp giật tại Điều 136. Tuy nhiên do bị giật bất ngờ nên B té ngã ra đường và bị tử vong do chấn thương sọ não. Nên A phạm Điều 136 nhưng sẽ bị truy cứu ở Khoản 4 chứ không phải khoản 1 (gây hậu quả chết người) |
||
Điều 136. Tội cướp giật tài sản | ||||
Điều 133.Tội cướp tài sản | ||||
Điều 111. Tội hiếp dâm
|
||||
Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em
|
||||
Điều 113. Tội cưỡng dâm
|
||||
Điều 114. Tội cưỡng dâm trẻ em
|
Nguồn: Lawnet.vn
Các tìm kiếm liên quan đến làm chết người nhưng không phạm tội giết người: tội vô ý giết người, tội cố ý giết người nhưng không thành, tội cố ý giết người bao nhiêu năm tù, khung hình phạt tội giết người, bình luận tội giết người, cấu thành tội giết người, hành vi cố ý giết người, tội giết người điều 93
Để lại một phản hồi