Các nguyên tắc hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Chuyên mụcLuật hiến pháp Tòa án nhân dân
Trụ sở TAND TP HCM (131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1)

Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Một là, việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn (khoản 1 Điều 103 Hién pháp năm 2013, Điều 8 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Như vậy, có Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân và có Hội thâm quân nhân tham gia xét xử sở thẩm của Tòa án quân sự. Theo Điều 254 BLTTHS năm 2015, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm Thẩm phán và hai Hội thẩm; trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và 3 Hội thẩm; đối với vụ án có bị bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định theo khung hình phạt có mức phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân (Điều 63). Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định Hội đồng xét xử vụ án hành chính gồm một Thẩm Phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:

  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
  • Vụ án phức tạp (Điều 154).

Theo điều 455 và Điều 456 BLTTHS năm 2015, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng trong điều tra, truy tố và xét xử khi có đủ các điều kiện sau đây: (1) Người thực hện  hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú; (2) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; (3) Tội phạm đã được thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; (4) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Khoản 2 Điều 463 còn quy định trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

Hai là, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử Của Thẩm phán và Hội thẩm (khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013); khoản 1 Điều 9 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Khoản 2 Điều 9 Luật tổ chức tòa án nhân dân còn quy định “Cá nhân, cơ quan, tổ chứ có hành vi can thiệp vào việc xét xử của của Thẩm phán, Hội thẩm…

 

Nội dung đang được cập nhật…

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền