Bình luận về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Bộ luật dân sự 2015

Chuyên mụcLuật dân sự Bộ luật dân sự 2015

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015. 

 

Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.

 

Bình luận về Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Bộ luật dân sự 2015

Chúng ta đều biết các bên trong giao dịch dân sự về cơ bản sẽ thiện chí xác lập để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo như đúng trong thỏa thuận. Tuy nhiên cũng không hiếm trường hợp mà sau khi đã xác lập giao dịch, phát sinh quyền và nghĩa vụ thì một trong các bên không còn thiện chí để tiếp tục thực hiện nữa xuất phát từ nguyên nhân nội tại của các bên hoặc do tác động từ bên ngoài. Như vậy việc phát sinh thêm những ràng buộc bên ngoài nhằm bảo đảm rằng các bên nên tuân thủ đúng những gì đã cam kết và xác lập sẽ đảm bảo giao dịch được diễn ra đúng như ý chí ban đầu của các bên, không gây phương hại đến lợi ích của bên thiện chí, tuân thủ đúng nội dung giao dịch ban đầu. Mặc dù nhà làm luật không định nghĩa các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì và chỉ liệt kê ra 9 biện pháp đảm bảo. Tuy vậy qua đặc điểm của từng biện pháp chúng ta có thể rút ra một khái niệm cơ bản để có thể hiểu một cách khái quát biện pháp bảo đảm là gì. Theo quan điểm của tác giả Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là biện pháp đi kèm nhưng không bắt buộc cùng với giao dịch dân sự chính, nhằm mục đích giúp các bên thiện chí thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng nội dung giao dịch đã xác lập ban đầu bằng phương pháp ràng buộc trách nhiệm về tài sản đối với bên vi phạm.

Nếu có một sự so sánh về số biện pháp đảm bảo được liệt kê ở Bộ luật này với Bộ Luật Dân sự cũ thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, tại Điều luật này số biện pháp đã tăng lên 02 thay vì chỉ 07 biện pháp như quy định tại Bộ Luật Dân sự 2005. Cụ thể 02 biện pháp tăng thêm đó là: Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Hai biện pháp này tác giả sẽ phân tích kỹ hơn ở những Điều luật cụ thể liên quan nhưng có thể thấy rằng, theo cách tư duy lập pháp ở Bộ Luật Dân sự 2015, chế định liên quan đến quyền sở hữu được các nhà làm luật rất đầu tư.


Các tìm kiếm liên quan đến biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ví dụ về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, so sánh các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ý nghĩa của biện pháp bảo đảm, khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng, các biện pháp bảo đảm trong luật dân sự 2015, những điểm mới về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự năm 2015, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền