Nội dung báo cáo của các Bộ, cơ quan, địa phương, theo hướng dẫn gồm có ba phần: Phần I. Tình hình và kết quả thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1. Phần II. Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 và nguyên nhân. Phần III. Đề xuất, kiến nghị.
Trong phần I, báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 có ba nội dung cần phải báo cáo: (1) Chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1[1]. (2) Về xây dựng, hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật; (3) Về tổ chức thi hành pháp luật, bao gồm: (3.1) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp; (3.2) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp. (3.3) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật; (3.4) Về cải cách thủ tục hành chính; (3.5) Các nhiệm vụ, giải pháp khác.
Trong phần II, báo cáo về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 và nguyên nhân, gồm có hai phần: (1) Khó khăn, vướng mắc;(2) Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan).
Vậy, với mẫu báo cáo về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 như đã nêu trên, thời gian tới, các Bộ, cơ quan, địa phương sẽ báo cáo chi tiết, cụ thể những nội dung gì trong báo cáo[2]. Theo tác giả, để một số nội dung trong báo cáo thể hiện cụ thể các công việc mà các Bộ, cơ quan, địa phương đã triển khai thực hiện, bám sát vào các nhiệm vụ, giải pháp theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Tư pháp, trong từng nội dung của mẫu đề cương báo cáo, tác giả gợi ý, đề xuất (nếu có thể), các Bộ, cơ quan, địa phương ngoài việc báo cáo cụ thể nội dung các công việc về xây dựng, hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật[3] và về cải cách thủ tục hành chính[4] như yêu cầu tại mẫu báo cáo, cần báo cáo chi tiết về các nội dung sau đây:
Thứ nhất, trong báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1, phần nội dung về tổ chức thi hành pháp luật, các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, báo cáo chi tiết các nội dung:
Một là, về tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp: Nêu cụ thể (i) số lượng, hình thức công bố công khai các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hoá, các nội dung sửa đổi, bổ sung, các quy định mới trong các lĩnh vực kinh doanh dễ phát sinh các chi phí không chính thức trong tuân thủ pháp luật (xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng, trả thuế…). (ii) Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, giải thích quy định của các văn bản pháp luật mới được ban hành (Hội nghị, hội thảo, đưa tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn tài liệu, sách, sổ tay…); Nội dung, số lượng tin, bài, tài liệu, sách, sổ tay, cuộc hội nghị, hội thảo…; Đối tượng và số người/lượt người được tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, giải thích…. (iii) Số lượng doanh nghiệp đã được tuyên truyền, phát động không “lót tay” cho cán bộ, công chức, viên chức, không chi những khoản chi phí “bôi trơn”. (iv) Số lượng tài liệu về tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh đã được xây dựng, phát hành, tổ chức hướng dẫn sử dụng. (v) Kết quả phối hợp giữa Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí với các Bộ[5], ngành, địa phương trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định pháp luật về đầu tư kinh doanh; kết quả phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội doanh nghiệp.
Hai là, về tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp: Nêu cụ thể (i) Số lượng các hội nghị/lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. Số người/lượt người tham dự. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng. (ii) Kết quả phối hợp với VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp: Số lượng các hội nghị/lớp tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp. Số doanh nghiệp được tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ. Số người/lượt người tham dự. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ. (iii) Số lượng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, giải thích các điểm chưa rõ ràng, chưa cụ thể trong các quy định của pháp luật.
Ba là, về tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật: Nêu cụ thể (i) Hình thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Nội dung kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Số lượng kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo nhận được. Số lượng kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết/chưa được giải quyết. (ii) Số cuộc tổ chức đối thoại với doanh nghiệp. Hình thức, nội dung đối thoại. Kết quả các cuộc đối thoại: Số lượng các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị. Số lượng các phản ánh, kiến nghị đã được giải quyết/chưa được giải quyết/không giải quyết được (đối với trường hợp không giải quyết được, đề nghị nêu rõ cách thức giải thích, thông tin đến doanh nghiệp: qua điện thoại, trả lời bằng văn bản…). (iii) Các hình thức bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo; (iv) Số lượng các cuộc kiểm tra/thanh tra đã được tiến hành. Kết quả các cuộc kiểm tra/thanh tra. Số lượng cơ quan, đơn vị/cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiều, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp. Số lượng cơ quan, đơn vị/cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý (nếu đã bị xử lý, đề nghị nêu cụ thể hình thức xử lý)/chưa bị xử lý. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức/cơ quan, đơn vị được khen thưởng. (v) Kết quả thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. (vi) Số lượng vụ việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã công khai kết quả xử lý. Hình thức công khai kết quả xử lý.
Bốn là, về cải cách thủ tục hành chính: Ngoài việc nêu cụ thể các sáng kiến cải cách, cải tiến việc tổ chức thực thi các thủ tục hành chính đã rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp (nếu có)[6], các Bộ, cơ quan, địa phương báo cáo chi tiết, cụ thể (nếu có) số lượng các thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh đã được công khai, cập nhật; hình thức công khai, cập nhật; (ii) số lượng thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa/một cửa liên thông. Số lượng thủ tục hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ thủ tục hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4/trên tổng số thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh. Số lượng thủ tục hành chính thực hiện phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích (nếu có)/trên tổng số thủ tục hànhchính về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Thứ hai, trong mẫu báo cáo về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1[7] các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, báo cáo chi tiết, cụ thể nhất (nếu có thể) các nội dung khó khăn, vướng mắc về: (i) xây dựng, hoàn thiện thể chế; (ii) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp; (iii) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp; (iv) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật; (v) cải cách thủ tục hành chính; (vi) những khó khăn, vướng mắc khác.
Thứ ba, về đề xuất, kiến nghị: Các đề xuất, kiến nghị đưa ra cần xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1và xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan về các khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó, các Bộ, cơ quan, địa phương đưa ra những kiến nghị, đề xuất về chủ trương, giải pháp nhằm cắt giảm triệt để chi phí tuân thủ pháp luật, bảo đảm đạt được mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (theo GCI 4.0).
Trên đây là một số gợi ý, đề xuất của tác giả liên quan đến báo cáo về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật để các Bộ, cơ quan, địa phương tham khảo. Theo tác giả, nội dung báo cáo càng nêu cụ thể, chi tiết các nhiệm vụ, giải pháp đã thực hiện, các Bộ, cơ quan, địa phương sẽ có điều kiện xem xét, đánh giá đúng thực trạng về các chi phí tuân thủ pháp luật hiện nay. Trên cơ sở đó sẽ tính toán được lợi ích mang lại của chỉ số B1 cho các doanh nghiệp (giảm thiểu được các chi phí), tạo thuận lợi và giảm gánh nặng của chi phí B1 đối với các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật hiện nay[8]./.
Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL.
[1] Nội dung này chỉ thực hiện đối với báo cáo năm, không thực hiện đối với báo cáo định kỳ quý.
[2] Đối với những nội dung mà mẫu Báo cáo chỉ nêu tên nhiệm vụ mà không có yêu cầu cụ thể như tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp; Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp…
[3] Xem mục 2 phần I Phụ lục 1 Báo cáo về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 (Kèm theo Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/3/2019 của Bộ Tư pháp): Nêu cụ thể nội dung các công việc đã thực hiện về rà soát, cắt giảm các quy định pháp luật để giảm gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp: bao gồm đề án rà soát (nếu có); các dự thảo văn bản pháp luật sửa đổi và văn bản pháp luật đã tham mưu ban hành.
[4] Xem điểm 3.4 mục 3 phần I Phụ lục 1 Báo cáo về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 (Kèm theo Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/3/2019 của Bộ Tư pháp): Nêu cụ thể các sáng kiến cải cách, cải tiến việc tổ chức thực thi các thủ tục hành chính đã rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp (nếu có).
[5] Riêng Bộ Thông tin và truyền thông báo cáo cụ thể về công tác chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hiệu quả việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh.
[6] Xem điểm 3.4 mục 2 phần I Phụ lục 1 Báo cáo về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 (Kèm theo Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/3/2019 của Bộ Tư pháp).
[7] Xem phần II Phụ lục 1 Báo cáo về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 (kèm theo Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/3/2019 của Bộ Tư pháp).
[8] Xem điểm 1.2, 1.3 mục 1 phần II tài liệu hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (Kèm theo Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/3/2019 của Bộ Tư pháp).
Để lại một phản hồi