Bài tập tình huống môn Luật an sinh xã hội

Luật an sinh xã hội

Tổng hơp các bài tập tình huống môn Luật an sinh xã hội (có đáp án) để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả như mong muốn!

 

Những nội dung liên quan:

 

Bài tập tình huống môn Luật an sinh xã hội

Câu 1: Phân tích đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Câu 2: Anh A ký hợp đồng lao động làm việc tại nhà máy xi măng B từ tháng 8/2000. Tháng 5/2018 a bị phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 4 tháng. Sau khi ra viện anh bị kết luận suy giảm khả năng lao động 61%. Do không đủ sức khỏe để thực hiện công việc nên anh A xin chấm dứt HĐLĐ.

Căn cứ các quy định của Luật an sinh xã hội hiện hành, A/C giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho anh A trong tình huống trên?

Bài làm

Câu 1: Phân tích đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng:

Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, tại Điều 5 Nghị định này quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như sau:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ mất tích theo quđịnh của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thi gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

3. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

4. Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

6. Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Câu 2: Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật lao động số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012.

– Luật An toàn, vệ sinh lao động số: 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

Luật Bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;

– Luật Bảo hiểm y tế sô: 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014;

– Luật việc làm số: 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013.

Căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành về an sinh xã hội, anh A được hưởng những quyền lợi như sau:

1. Quyền lợi từ phía người sử dụng lao động – Nhà máy xi măng B

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 NSDLĐ thanh toán đủ toàn bộ số lương trong thời gian 4 tháng anh A nằm điều trị tại bệnh viện ; Được NSDLĐ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do Bảo hiểm y tế chi trả;

Theo quy định tại Điểm a, khoản 4, Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động anh A được bồi thường khi xin nghỉ việc do không đủ sức khỏe thực hiện công việc cũ với mức được :

1,5 tháng + (0,4*50%) = 21.5 tháng lương cơ sở.

2. Quyền lợi từ phía bảo hiểm.

a. Bảo hiểm y tế: chi trả 80% phí khám bệnh nếu khám chữa bệnh đúng tuyến, 40% giám định thương tật phí khám bệnh nếu khám chữa bệnh nếu trái tuyến cho anh A trong thời gian anh A nằm viện (4 tháng) theo Điểm đ Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2014;

b. Bảo hiểm xã hội:

* Anh A bị suy giảm khả năng lao động 61% nên theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 anh A được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức hưởng như sau:

+ Tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

Suy giảm 31% KNLĐ = 30% mức lương cơ sở

Suy giảm thêm 1% = 2% mức lương cơ sở (suy giảm thêm 30%=60% mức lương cơ sở)

Anh A được hưởng mức = 60% + 30% = 90% mức lương cơ sở

+ Tính theo năm đóng bảo hiểm: Anh A công tác và đóng bảo hiểm tại nhà máy xi măng B tính đến thời điểm phát hiện ra bị mắc bệnh nghề nghiệp là 17 năm 9 tháng.

Do đó mức trợ cấp theo năm đóng bảo hiểm anh A được hưởng là:
0,5% + (17 năm * 0,3%) = 5,6% mức tiền lương đóng vào quỹ tháng 4 năm 2018.

Như vậy hàng tháng anh A sẽ được hưởng trợ cấp bắt đầu từ tháng 10/2018 với mức hưởng như sau:
90% mức lương cơ sở + 5,6% mức tiền lương đóng vào quỹ

* Chế độ bảo hiểm:

Theo giả định bài ra không nói rõ số tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội của anh A. Vậy ta mặc định anh A đóng BHXH từ Tháng 8/2000 đếm khi nghỉ bệnh là chưa đủ 20 năm tham gia BHXH.

Ta chia ra 2 trường hợp:

TH1: Anh A đến năm 2018 đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về số tuổi nghỉ hưu đối với lao động làm công việc nặng nhọc độc hại mà có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần thì được hưởng BHXH 1 lần theo Điều 60 Luật BHXH.

Mức BHXH 1 lần mà anh A được hưởng là:

1,5 tháng L(bình quân) * 14 năm (trước 2014) + 2 tháng L(bình quân)* 4.6 năm (sau 2014).

TH2: Anh A đến năm 2018 chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về số tuổi nghỉ hưu đối với lao động làm công việc nặng nhọc độc hại và không có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần, cũng chưa tìm được công việc mới thì có thể bảo lưu thời gian tham gia BHXH đóng tiếp những năm tiếp theo bằng mức NSDLD và NLĐ đóng cho đủ tuổi và năm tham gia BHXH là 20 năm trở lên, chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định rồi hưởng lương hưu hàng tháng.
Trong khoảng thời gian này anh A có thể xin hưởng Bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 với mức hưởng và thời gian hưởng theo quy định tại điều 50 Luật việc làm 2013.


Các tìm kiếm liên quan đến Bài tập tình huống môn Luật an sinh xã hội, các dạng bài tập môn luật an sinh xã hội, bài tập tình huống an sinh xã hội có đáp án, giải quyết tình huống an sinh xã hội, đề thi môn an sinh xã hội có đáp án, đề thi luật an sinh xã hội, bài tập học kì an sinh xã hội, bài tập ưu đãi xã hội, nguyên tắc quan trọng nhất của luật an sinh xã hội việt nam

1.8/5 - (13 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Ngày 03/9/2021 anh A bị tai nạn lao động, xuất viện vào ngày 10/10/2021. Anh A bị suy giảm khả năng lao động 25%. Biết tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của anh A vào tháng 8/2021 là 5 triệu đồng và anh có 8 năm 4 tháng thăm niên tham gia vào Quỹ bảo hiểm Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp. Tính chế độ trợ cấp tai nạn lao động cho anh? (Biết mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng)