Tổng hợp các bài tập bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (có gợi ý đáp án) thường gặp trong các đề thi kết thúc học phần môn Luật Dân sự để bạn tham khảo, ôn tập.
Các nội dung liên quan:
- Câu hỏi nhận định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có đáp án
- Cách làm bài tập bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Đề thi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Câu hỏi và đáp án môn Luật Dân sự 1
- Câu hỏi và đáp án môn Luật Dân sự 2
Bài tập bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tình huống 1:
Thấy bò nhà ông B đang ăn lúa nhà ông C, nên ông A đã xuống dắt bò về dùm cho ông. Định đưa bò về để giao lại cho ông B nhưng ông A thấy nhà ông B đóng cửa & cũng không thấy ai ở nhà, nên ông A đã đưa con bò nói trên về nhà mình, bảo 1 em trai trong xóm là D cắt cỏ cho bò ăn.Hôm sau, ông B về & sang nhà ông A để xin nhận lại bò. Ông A bảo ông B phải trả tiền công cho D vì D đã cắt cỏ cho bò ăn, dắt bò tắm & đốt lửa cho bò sưởi ấm.Ông B phản đối, vì cho rằng, ông B đâu có nhờ vả D làm gì cho tốn tiền. Đấy là chuyện riêng của ông A với D chứ ông B không biết.
a. Hãy xác định B có nghĩa vụ gì với D và ông A hay không? Vì sao?
b. Gỉa sử: ông A dắt bò về & cột ở gốc cây mà không cho ăn. Mấy ngày sau, bò đã chết vì đói hoặc vì dây mũi bị siết chặt làm đau mũi bò dẫn đến bò chết, thì ông A có phải bồi thường thiệt hại cho ông B hay không ? Vì sao ?
c.Trong trường hợp bò của ông B đi lạc, ông A bắt được mà không biết đó là bò của ai . Ông A đã thông báo công khai để chủ bò biết mà nhận lại. Trong thời gian đó, bò đã chết vì bệnh hoặc chết do không được chăm sóc chu đạo Hỏi ông A có trách nhiệm / nghĩa vụ gì với ông B không? vì sao?
Bài làm:
a. Có thể nhận thấy bò là của B, A và D ko có nghĩa vụ phải chăm sóc. Xong trong trg hợp này do B đi vắng, A và D đã có hành vi: A dắt bò của B từ ruộng về(ko để cho ăn lúa), D cắt cỏ cho bò ăn, dắt bò tắm, đốt lửa sưởi ấm cho bò; nên hành vi của A và D là thực hiện công việc ko có ủy quyền đối vs B. Vì vậy B phải có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý mà A và D đã bỏ ra để chăm sóc bò cho B. (Điều 594,596 BLDS)
b. Nếu A dẫn bò về nhà mà ko cho ăn gây đến hậu quả bò bị chết thì A phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B. Vì A đang thực hiện công việc ko có ủy quyền là chăm sóc bò của B, vì vậy A phải thực hiện công việc trong khả năng của mình, mà việc chăm sóc bò nằm trong khả năng của A vì vậy để bò chết là lỗi của A, A phải bồi thường cho B. (Điều 595, 597 BLDS).
c. Trường hợp này thi xét đến việc ông B có biết cách chăm sóc bò hay ko, nếu B là người không biết cách chăm sóc bò mà vô ý để bò bị bệnh chết thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường nhưng được giảm mức bồi thường.
Còn nếu mà B để bò chết do bị bệnh hoặc ko chăm sóc chu đáo do B cố ý thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường toàn bộ số bò (Điều 597 BLDS)
Tình huống 2:
A làm nghề lái xe ôm. Một hôm, A cho B là người hàng xóm mượn xe để về quê, từ quê lên, do uống rược say nên B đã lao xe vào gốc cây bên đường khiến xe bị hư hỏng rất nặng. Xe hỏng khiến A không thể chở khách được, thu nhập của A bị giảm sút. Vậy khi A có yêu cầu thì B có phải bồi thường thiệt hại cho A không?
Bài làm:
Theo quy định tại Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
– Tài sản bị mất;
– Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên thì B phải bồi thường thiệt hại cho A vì B mượn tài sản của A, gây hư hỏng làm ảnh hưởng đến việc khai thác lợi ích từ tài sản đó của A, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của gia đình A. Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thoả thuận trên cơ sở chi phí sửa chữa chiếc xe.
Các tìm kiếm liên quan đến bài tập bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cách làm bài tập bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2015, đề thi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhận định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có đáp án, ví dụ về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, bài tập tình huống luật dân sự 2 có đáp án, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, điều kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Để lại một phản hồi