120 câu hỏi trắc nghiệm testonline môn Luật Hiến Pháp

Hiến pháp

120 câu hỏi trắc nghiệm testonline môn Luật Hiến pháp (có kèm theo file đáp án). Xin chia sẻ để các bạn tham khảo ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

 

Những nội dung liên quan:

 

Câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Hiến pháp

1. Câu 1: Về tính chất của văn bản Hiến pháp được xác định là?

Một bộ luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất.
Một đạo luật gốc có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất.
Một văn bản dưới luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
Tất cả các phương án trên.
——————————-
2. Câu 2: Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Luật Hiến pháp được xác định là?

Luật Hiến pháp là một bộ phận của Hiến pháp.
Luật Hiến pháp và Hiến pháp đồng nhất với nhau.
Hiến pháp là một bộ phận quan trọng nhất của Luật Hiến pháp.
Luật Hiến pháp và Hiến pháp là hai đạo luật độc lập với nhau.
——————————-
3. Câu 3: Chủ thể có thẩm quyền ban hành Hiến pháp là:

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và HĐND các cấp).
Hệ thống cơ quan nhà nước ở Trung ương.
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
——————————-
4. Câu 4: Quy trình bắt buộc khi ban hành một Bản Hiến pháp là?

Phải lấy ý kiến đóng góp của cử tri cả nước (trưng cầu ý dân).
Phải được thông qua tại kỳ họp Quốc hội với tỷ kệ từ đủ 2/3 tổng số Đại biểu Quốc hội đồng thuận.
Phải được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố.
Tất cả các phương án trên.

>>> Xem thêm: [PDF] Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội

Luật Hiến pháp
5. Câu 5: Vi phạm Hiến pháp (vi hiến) được hiểu là:

Các văn bản quy phạm pháp luật khác do Nhà nước ban hành có nội dung điều chỉnh trái với Hiến pháp.
Hoạt động hành pháp và tư pháp trái với nội dung điều chỉnh của Hiến pháp.
Người đứng đầu Bộ máy nhà nước không chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp.
Tất cả các phương án trên.
——————————-
6. Câu 6: Để thực hiện cơ chế Bảo hiến các quốc gia thường thành lập cơ quan nào sau đây?

Tòa án bảo hiến.
Hội động bảo hiến.
Ủy ban bảo hiến.
Một trong các phương án A, B, C
——————————-
7. Câu 7. So với các Điều ước quốc tế, Hiến pháp có giá trị hiệu lực như thế nào:

Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Hiến pháp có hiệu lực pháp lý thấp hơn các Điều ước quốc tế.
Hiến pháp không có mối quan hệ về mặt pháp lý đối với các Điều ước quốc tế.
Hiến pháp có hiệu lực ngang bằng so với Điều ước quốc tế.
——————————-
8. Câu 8. Hiến pháp đã tồn tại trong các Kiểu nhà nước nào sau đây:

Nhà nước Chủ nô và Phong kiến.
Nhà nước Tư bản chủ nghĩa.
Nhà nước TBCN và XHCN.
Trong tất cả các Kiểu nhà nước.
——————————-
9. Câu 9. Bản Hiến pháp sơ lược đầu tiên của lịch sử thế giới được xác định là bản Hiến pháp nào sau đây:

Hiến pháp nước Anh năm 1640.
Hiến pháp Liến bang Mỹ năm 1787.
Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1789.
Hiến pháp Vô viết Nga năm 1918.
——————————-
10. Câu 10. Sự xuất hiện của các bản Hiến pháp trong lịch sử xuất phát từ yêu cầu nào sau đây:

Yêu cầu về kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người và quyền công dân.
Yêu cầu về việc tăng cường quyền lực và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Yêu cầu về hoàn thiện một hệ thống pháp luật thành văn.
Tất cả các yêu cầu nêu trên.
——————————-
11. Câu 11: Tiền đề cho sự xuất hiện của bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử là:

Hệ tư tưởng về lập pháp đã được hình thành và từng bước phát triển trong lịch sử các Kiểu nhà nước trước đó.
Thắng lợi của các cuộc cánh mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Sự nhượng bộ quyền lực có tính tất yếu của chính quyền.
Cả ba phương án trên.
——————————-
12. Câu 12: Hiến pháp không tồn tại trong các Chính thể nhà nước nào sau đây?

Nhà nước quân chủ lập hiến.
Nhà nước quân chủ chuyên chế.
Nhà nước Cộng hòa Nghị viện.
Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
——————————-
13. Câu 13: Tư tưởng Lập hiến đâu tiên ở Việt Nam được xác định là tư tưởng của ai?

Phan chu Trinh.
Phan Bội Châu.
Nguyễn Ái Quốc.
Võ Nguyên Giáp.
——————————-
14. Câu 14: Câu nói: “Bảy xin Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền” đã được Nguyễn Ái Quốc nêu ra trong sự kiện lịch sử nào sau đây?

Luận cương thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong bài viết “Cách mệnh”.
Trong Hội nghị Vecsxai, tổ chức tại Pari – Pháp năm 1919.
Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945.
——————————-
15. Câu 15: Bản Hiến pháp Việt Nam năm 1946 được ban hành vào ngày nào sau đây?

Ngày 9/11/1945.
Ngày 9/11/1946.
Ngày 6/1/1945.
Ngày 6/1/1946.
——————————-
16. Câu 16: Bản Hiến pháp năm 1946 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?

10 chương 120 điều.
8 chương 100 điều.
7 chương 90 điều.
7 chương 70 điều.
——————————-
17. Câu 17: Theo Hiến pháp năm 1946, người đứng đầu Chính phủ được xác định là?

Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng Bộ trưởng.
Chủ tịch nước.
Ủy ban Nhà nước.
——————————-
18. Câu 18: Hệ thống Tòa án của Việt Nam theo Hiến pháp năm 1946 được tổ chức theo cấp nào?

Cấp hành chính – lãnh thổ.
Cấp xét xử
Cấp thẩm vấn.
Cấp tranh tụng.
——————————-
19. Câu 19: Theo Hiến pháp năm 1980, người đứng đầu bộ máy nhà nước Việt Nam được xác định là:

Chủ tịch nước (chế định độc lập và là một cá nhân trong bộ máy nhà nước).
Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng nhà nước (chủ tịch nước tập thể).
Không có đáp án nào đúng.
——————————-

Hiến pháp
20. Câu 10: Kết cấu của Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam bao gồm:

Hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Đảng cộng sản, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức đoàn thể khác.
Đảng cộng sản, Quốc hội, Chính phủ và Chủ tịch nước Việt Nam.
Tất cả các phương án trên. Đ
——————————-
21. Câu 21. Trong Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam, Mật trận tổ quốc được xác định là:

Một tổ chức chính trị đặc biệt.
Một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị.
Một tổ chức chính trị – xã hội. Đ
Một tổ chức xã hội tự quản.
——————————-
22. Câu 22. Trong Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam, Đảng cộng sản có vị trí, vai trò gì?

Là hạt nhân của hệ thống.
Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Lãnh đạo thống nhất và toàn diện Nhà nước và các thiết chế khác.
Tất cả các phương án trên. Đ
——————————-
23. Câu 23: Trong Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam, Nhà nước có vị trí, vai trò gì?

Là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị.
Là trung tâm của hệ thống, đại diện cao nhất cho toàn thể xã hội trong việc thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại.
Là chủ thể có chủ quyền quốc gia.
Tất cả các phương án trên. Đ
——————————-
24. Câu 24: Trong Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam, Mật trận tổ quốc được xác định là gì?

Một liên minh các tổ chức chính trị – xã hội. Đ
Một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị.
Một tổ chức xã hội nghề nghiệp tập trung đông đảo thành viên nhất.
Tất cả các phương án trên.
——————————-
25. Câu 25: Hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam là:

Cộng hòa Nghị viện nhân dân.
Cộng hòa hỗn hợp.
Cộng hòa dân chủ nhân dân.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Đ
——————————-
26. Câu 26: Hình thức cấu trúc bộ máy nhà nước của Việt Nam là:

Nhà nước Liên bang.
Nhà nước đơn nhất. Đ
Nhà nước Liên minh.
Không có đáp án nào đúng.
——————————-
27. Câu 27. Đối tượng thực hành nền dân chủ ở Việt Nam là:

Toàn bộ nhân dân lao động chân chính (dân chủ của đa số).
Liên minh giai cấp công – nông.
Liên minh giai cấp công – nông và đội ngũ tri thức. Đ
Của giai cấp cầm quyền.
——————————-
28. Câu 28: Chế độ sở hữu về đất đai ở Việt Nam hiện nay được xác định là:

Sở hữu tư nhân (tư hữu hóa về đất đai).
Sở hữu nhà nước (nhà nước là một chủ thể đặc biệt).
Sở hữu hỗn hợp.
Sở hữu toàn dân mà nhà nước là chủ thể thay mặt cho toàn dân để quản lý. Đ
——————————-
29. Câu 29. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay có bản chất:

Nền kinh tế thị trường có sự bảo hộ của nhà nước.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.. Đ
Nền kinh tế thị trường tự nhiên.
Tất cả các đáp án trên.
——————————-
30. Câu 30. Các thành phân kinh tế ở Việt Nam hiện nay được xác định bao gồm:

Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư bản nhà nước, tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Tất cả các đáp án trên.
——————————-
31. Câu 31. Nhiệm kì của Quốc hội là:

05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
05 năm, kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa trước đến ngày bế mạc kỳ họp cuối của Quốc hội khoá sau.
Từ đủ 04 năm, kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa trước đến ngày bế mạc kỳ họp cuối của Quốc hội khoá sau.
Từ đủ 04 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
——————————-
32. Câu 32. Nguyên tắc làm việc của Quốc hội là:

Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Đ
Làm việc theo chế độ hội nghị.
Làm việc theo chế độ hữu nghị và quyết định theo đa số.
Làm việc bằng chế độ quyết định theo đa số.
——————————-
33. Câu 33. Quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp thuộc về:

Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
Ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội. Đ
——————————-
34. Câu 34. Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có số lượng đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành là:

Ít nhất ba phần tư tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Ít nhất ba phần tư tổng số đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.
Ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Đ
Ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.
——————————-
35. Câu 35. Luật tổ chức Quốc hội có hiệu lực vào ngày tháng năm:

Ngày 01 tháng 07 năm 2016
Ngày 01 tháng 01 năm 2015
Ngày 01 tháng 01 năm 2016
Ngày 01 tháng 07 năm 2015
——————————-
36. Câu 36. Sau khi được bầu, phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp đó là:

Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
——————————-
37. Câu 37. Quốc hội bầu:

Chánh án và phó chánh án Toà án nhân dân tối cao
Tổng thư ký Quốc hội
Viện trưởng và phó viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thủ tướng, phó thủ tướng Chính phủ     Đ
——————————-
38. Câu 38. Quyết định tình trạng chiến tranh do:

Quốc hội quyết định
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Thủ tướng chính phủ
Cả A và B ĐÚNG
——————————-
39. Câu 39. Có thể bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thông qua con đường:

Được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Được ba phần tư tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Được cử tri bãi nhiệm
Cả A, B và C
——————————-
40. Câu 40. Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến:

Quốc hội thông qua con đường trực tiếp
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Quốc hội thông qua con đường thông qua con đường gián tiếp
Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua con đường gián tiếp
——————————-
41. Câu 41. Chính phủ là:

Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Cơ quan nhà nước, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Cơ quan nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
——————————-
42. Câu 42. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do:

Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Chính phủ quyết định.
Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Thủ tướng Chính phủ quyết định.
——————————-
43. Câu 43. Nhiệm kỳ của Chính phủ:

Theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ
Theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ không còn tiếp tục làm nhiệm vụ
Theo nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ không còn tiếp tục làm nhiệm vụ
Theo nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ
——————————-
44. Câu 44. Chính phủ:

Đề xuất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định
Xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội
Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, các tổ chức quốc tế khác
Cả A và B
——————————-
45. Câu 45. Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với:

Quốc hội một năm hai lần
Quốc hội, Chủ tịch nước một năm hai lần
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước một năm hai lần
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội một năm hai lần
——————————-
46. Câu 46. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do:

Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
Chủ tịch nước trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
——————————-
47. Câu 47. Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức:

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương
——————————-

48. Câu 48. Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của:

Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
——————————-
49. Câu 49. Hiện nay Chính phủ có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ:
18
20
22
24
——————————-

Hiến pháp
50. Câu 50. Chọn đáp án đúng?

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị và Quốc Hội phê chuẩn, căn cứ nghị quyết của Quốc hội chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Chủ tịch nước bổ nhiệm
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, cách chức
——————————-
51. Câu 51. Quốc tịch được xác định là:

Giá trị pháp lý cao nhất để xác định tư cách công dân cho một cá nhân.
Là một dạng chủ thể là cá nhân tham gia vao quan hệ pháp luật.
Là mối quan hệ chính trị – pháp lý giữa cá nhân với nhà nước.
Tất cả các phương án trên.
——————————-
52. Câu 52. Nguyên tắc xác định quốc tịch ở các nước bao gồm:

Nguyên tắc huyết thống.
Nguyên tắc lãnh thổ (nơi sinh).
Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu (quốc tịch theo thỏa thuận).
Tất cả các phương án trên. ĐÚNG
——————————-
53. Câu 53. Nguyên tắc xác định quốc tịch cho công dân ở Việt Nam hiện nay là:

Nguyên tắc huyết thống.
Nguyên tắc lãnh thổ (nơi sinh).
Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu (quốc tịch theo thỏa thuận).
Là sự kết hợp linh hoạt của cả ba nguyên tắc trên.
——————————-
54. Câu 54. Thời điểm có quốc tịch và phát sinh tư cách công dân là:

Khi cá nhân đó sinh ra
Khi cá nhân đó sinh ra thực hiện việc dăng ký khai sinh và người nước ngoài khi nhập quốc tịch và Việt Nam. ĐÚNG
Khi cá nhân đó từ đủ 18 tuổi trở lên.
Bao hàm tất cả các phương án trên.
——————————-
55. Câu 55. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam bao gồm:

Giấy khai sinh.
Giấy chứng minh nhân dân.
Hộ chiếu.
Tất cả các phương án trên. ĐÚNG
——————————-
56. Câu 56. Người nào sau đây không đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam:

Người mất năng lực hành vi dân sự.
Người chưa đủ 18 tuổi.
Đã có quốc tịch của nước khác. ĐÚNG
Cả ba phương án trên.
——————————-
57. Câu 57. Chủ thể nào có thẩm quyền nhập quốc tịch Việt Nam:

Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Chủ tịch nước.
Tất cả các phương án trên.
——————————-
58. Câu 58. Trường hợp nào sau đây bị mất quốc tịch Việt Nam:

Được thôi quốc tịch Việt Nam.
Bị tước quốc tịch Việt Nam.
Theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tất cả các trường hợp trên ĐÚNG
——————————-
59. Câu 59.Việc thay đổi quốc tịch cho công dân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được thể hiện bằng hình thức nào:

Bằng văn bản. ĐÚNG
Bằng ý chí của công dân đó.
Bằng một dạng hành vi.
Bằng lời nói.
——————————-
60. Câu 60. Nội dung điều chỉnh của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thể hiện bản chất gì của nước ta:

Bản chất nhân văn và nhân đạo.
Bản chất kế thừa và phát triển.
Bản chất tích cực hội nhập quốc tế.
Tất cả các yêu đáp án nêu trên.
——————————-
61. Câu 61. Trước cách mạng tháng 8, năm 1945 nước ta không có Hiến pháp bởi vì?

Đất nước chưa độc lập
Trình độ lập pháp hạn chế
Đất nước còn nghèo
Hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế với chế độ thuộc địa nửa phong kiến Đ
——————————-
62. Câu 62. Theo Hiến pháp 1959, chủ tịch nước phải:

Từ 35 tuổi trở lên và được Quốc hội bầu ra trong số các Đại biểu Quốc hội.
Từ 35 tuổi trở lên và được Quốc hội bầu, không cần là Đại biểu Quốc hội.
Từ đủ 35 tuổi trở lên và được Quốc hội bầu ra trong số các Đại biểu Quốc hội.
Từ đủ 35 tuổi trở lên và được Quốc hội bầu, không cần là Đại biểu Quốc hội.
——————————-
63. Câu 63. Hiến pháp 1980 cơ quan giúp việc cho quốc hội là

Uỷ ban thường vụ quốc hội.
Ban thường vụ quốc hội
Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhà nước
——————————-
64. Câu 64. Theo Hiến pháp 1980, nguyên thủ quốc gia là là

Một tập thể do quốc hội bầu ra.
Một cá nhân do quốc hội bầu ra
Một tập thể do cử tri bầu ra
Một cá nhân do cử tri bầu ra
——————————-
65. Câu 65. Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001, đã giới hạn quyền của Viện kiểm sát:

Thực hành quyền công tố và kiểm sát chung
Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
Thực hành quyền công tố và giám sát chung
Thực hành quyền công tố và giám sát các hoạt động tư pháp
——————————-
66. Câu 66. Hệ thống Tòa án của Nhà nước ta được tổ chức theo cấp hành chính – lãnh thổ trong Hiến pháp năm:

1946, 1959, 1980
1959, 1980, 1992
1980, 1992, 2013
1946, 1992, 2013
——————————-
67. Câu 67. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết ?

Ít nhất một nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành
Hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành
Một trăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội tán thành
——————————-
68. Câu 68. Hãy cho biết nhận định nào sau đây sai?

Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách
Đảng lãnh đạo bằng cách ban hành pháp luật
Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu của các Đảng viên
Đảng lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không cưỡng chế.
——————————-
69. Câu 69. Bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là Hiến pháp năm:

1980
1992
2001
2013
——————————-
70. Câu 70. Hiến pháp do chủ thể nào công bố?

Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Chủ tịch nước      Đ
Chính phủ
——————————-
71. Câu 71: Cơ cấu của Chính phủ bao gồm:

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
——————————-
72. Câu 72: Hiện nay nước ta có bao nhiêu cấp hành chính?

2 cấp Đ
3 cấp
4 cấp
5 cấp
——————————-
73. Câu 73. Trong bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Quốc hội là:

Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
Cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp
Cả a, b, c đều đúng
——————————-
74. Câu 74. Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước CHXHCN Việt Nam về:

Điều hành mọi hoạt động của đất nước
Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước
Đối nội và đối ngoại
Cả a,b,c đều đúng
——————————-
75. Câu 75. Cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Việt Nam có quyền hành pháp?

Quốc hội
Chính Phủ
Toà án
Viện kiểm sát
——————————-
76. Câu 76: Căn cứ vào hình thức thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:

Cương tính
Thành văn
Nhu tính
Bất thành văn
——————————-
77. Câu 77. Hiến pháp là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:

Có đối tượng điều chỉnh riêng
Có phương pháp điều chỉnh riêng
Có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng
Hiến pháp chi phối các ngành luật khác.
——————————-
78. Câu 78. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:

Phương pháp cho phép
Phương pháp cấm
Phương pháp bắt buộc
Tất cả các phương pháp trên. ĐÚNG
——————————-
79. Câu 79. Nhận định nào sau đây đúng?

Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp thường chỉ có cơ cấu hai thành phần giả định, quy định thường không có phần chế tài
Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp không có phần chế tài
Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
Mọi quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều có đầy đủ các thành phần giả định, quy định và chế tài.
——————————-
80. Câu 80. Bản Hiến pháp nào chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ

1946 ĐÚNG
1959
1992
2013
——————————-

Xem thêm: Tài liệu ôn tập, ôn thi & hướng dẫn tự học môn Luật Hiến pháp

81. Câu 81. Chức danh nào sau đây không cần phải là đại biểu quốc hội?

Chủ tịch nước
Phó chủ tich nước
Thủ tướng chính phủ
Phó thủ tướng chính phủ
——————————-
82. Câu 82. Hoạt động quan trọng nhất của Chính phủ là:

Thông qua hoạt động của thủ tướng Chính phủ
Phiên họp chính phủ
Thông qua hoạt động của các phó thủ tướng
Thông qua hoạt động của các bộ trưởng
——————————-
83. Câu 83. Cơ quan có quyền tổ chức trưng cầu ý dân

Quốc hộị    ĐÚNG
UBTVQH
Chủ tịch nước
Hội đồng bầu cử quốc gia
——————————-
84. Câu 84. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách :

ít nhất là 20 % tổng số đại biểu Quốc hội
ít nhất là 25 % tổng số đại biểu Quốc hội
ít nhất là 30 % tổng số đại biểu Quốc hội
ít nhất là 35 % tổng số đại biểu Quốc hội
——————————-
85. Câu 85. Hội đồng dân tộc gồm có:

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và các Ủy viên khác
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên trách
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác
——————————-
86. Câu 86. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của chủ thể nào Quốc hội quyết định họp kín?

Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội
Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội
Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc của ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội
Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 3/4 tổng số đại biểu Quốc hội
——————————-
87. Câu 87. Phó chủ tịch nước do:

Chủ tịch nước bổ nhiệm
Quốc hội bầu  ĐÚNG
Quốc hội phê chuẩn
UBTVQH
——————————-
88. Câu 88. Đa số các quy phạm pháp luật Hiến pháp thường thiếu bộ phận:

Giả định
Quy định
Chế tài ĐÚNG
Quy định và chế tài
——————————-
89. Câu 89. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể bị:

Tước quốc tịch Việt Nam
Thôi quốc tịch Việt Nam
Hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Cả ba trường hợp trên đều đúng ĐÚNG
——————————-
90. Câu 90. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì :

Mất quốc tịch Việt Nam
Thôi quốc tịch Việt Nam
Tước quốc tịch VIệt Nam
Vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. ĐÚNG
——————————-
91. Câu 91. Trường hợp nào không cần quá 2/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.

Bãi nhiệm ĐBQH
Miễn nhiệm ĐBQH
Sửa đổi Hiến pháp
Kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ của QH ĐÚNG
——————————-
92. Câu 92. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:

Tất cả các quan hệ xã hội
Các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước
Các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến việc xác định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
Các quan hệ xã hội có một bên trong quan hệ là cơ quan nhà nước.
——————————-
93. Câu 93. Tổ chức nào sau đây giữ vai trò tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc?

Đảng Cộng sản Việt Nam
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Liên đoàn lao động Việt Nam
——————————-
94. Câu 94. Viện Kiển sát nhân dân thực hiện quyền gì?

Quyền công tố. ĐÚNG
Quyền kiểm sát hoạt động tư pháp.
Cả 2 quyền trên.
Cả 2 quyền trên đều sai
——————————-
95. Câu 95. Hiến pháp năm 2013 thừa nhận nền kinh tế nhà nước ta là?

Ba chế độ sở hữu, năm thành phần kinh tế
Đa chế độ sở hữu, nhiều thành phần kinh tế
Nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế ĐÚNG
Hai chế độ sở hữu, năm thành phần kinh tế
——————————-
96. Câu 96. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định:

Giáo dục là quốc sách hàng đầu
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu ĐÚNG
Cả 3 phương án trên đều sai
——————————-
97. Câu 97. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm đạt mấy mục tiêu?

02 mục tiêu
03 mục tiêu ĐÚNG ĐIỀU 61 KHOẢN 1
04 mục tiêu
05 mục tiêu
——————————-
98. Câu 98. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm?

Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
Nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
——————————-
99. Câu 99. Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước không thu học phí đối với cấp học nào?

Giáo dục mầm non
Giáo dục tiểu học ĐÚNG
Giáo dục trung học
Giáo dục đại học
——————————-
100. Câu 100. Hiến pháp năm 2013 có quy định chế định mới trong Hiến pháp là?

Hội đồng bầu cử Quốc gia, hội đồng bảo hiến
Hội đồng bảo hiến, Ủy ban kiểm toán
Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước
Hội đồng Hiến pháp, Kiểm toán nhà nước
——————————-
101. Câu 101. Theo Hiến pháp năm 2013, Công đoàn Việt Nam là tổ chức “……” của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện?

Chính trị – xã hội
Chính trị – xã hội nghề nghiệp
Chính trị nghề nghiệp
Xã hội nghề nghiệp
——————————-
102. Câu 102. Hiến pháp năm 2013 quy định ngoài phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu còn quy định lĩnh vực nào sau đây là quốc sách hàng đầu?

Phát triển kinh tế khoa học
Khoa học
Khoa học và công nghệ
Phát triển khoa học và công nghệ
——————————-
103. Câu 103. Quyền bầu cử, ứng cử là quyền?

Quyền chính trị
Quyền văn hóa – xã hội.
Quyền về tự do cá nhân tự do tín ngưỡng.
Cả 3 quyền trên đều đúng
——————————-
104. Câu 104. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, gián tiếp
Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp
Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, dân chủ và bỏ phiếu kín
Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ĐÚNG
——————————-
105. Câu 105. Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp lần thứ 9 quyết định vào ngày ?

Ngày chủ nhật 22/6/2016.
Ngày chủ nhật 22/4/2016.
Ngày chủ nhật 22/5/2016
Ngày chủ nhật 22/7/2016.
——————————-
106. Câu 106. Nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có thời gian là bao nhiêu năm?

4 năm
3 năm
5 năm ĐÚNG
10 năm
——————————-
107. Câu 107. Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những hệ cơ quan nào?.

Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử
Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử,
Cả A, B, C đều đúng
——————————-
108. Câu 108. Giá trị pháp lý của các loại văn bản pháp luật được xác định theo thứ tự:

Hiến pháp – Pháp lệnh – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
Hiến pháp – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
Các bộ luật, đạo luật – Hiến pháp – Pháp lệnh – Các văn bản dưới luật
Pháp lệnh – Hiến pháp – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
——————————-
109. Câu 109. Nhận định nào sau đây đúng?

Hiến pháp – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La mã cổ đại.
Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.
Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.
Hiến pháp -đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.
——————————-

Khoa học luật hiến pháp
110. Câu 110. Cơ quan nào thuộc cơ cấu Quốc Hội

Hội đồng quốc phòng an ninh
Ủy ban quốc phòng an ninh
Ủy ban dân tộc
Hội đồng dân tộc
——————————-
111. Câu 111: Hiệu lực của Hiến pháp được quy định như thế nào?

Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
Tất cả các ý trên.
——————————-
112. Câu 112: Việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

1/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
1/2 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
3/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
——————————-
113. Câu 113: Trong các bản Hiến pháp thì bản Hiến pháp nào có những quy định không mang tính hiện thực?

Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1980
Hiến pháp 1992
Hiến pháp 2013
——————————-
114. Câu 114. Căn cứ vào trình tự, thủ tục ban hành thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:

Xã hội chủ nghĩa ĐÚNG
Thành văn
Đặc biệt cứng
Nhu tính
——————————-
115. Câu 115. Hiến pháp năm 2013 bao gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?

10 chương, 147 điều
11 chương, 120 điều
10 chương, 120 điều
11 chương, 147 điều
——————————-
116. Câu 116. Việt Nam đã có mấy bản Hiến pháp?

4
5
6
3
——————————-
117. Câu 117. Bản Hiến pháp đầu tiên của các nước XHCN ra đời ở nước Liên bang Xô Viết vào năm nào?

1917
1918
1787
1946
——————————-
118. Câu 118. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?

1/1/2015
29/11/2013
1/11/2014
1/1/2014
——————————-
119. Câu 119. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất theo Hiến pháp 1946 là?

Quốc hội
Chủ tịch nước
Nghị viện nhân dân
Ủy ban nhân dân
——————————-
120. Câu 120. Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là?

Quốc hội
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa án quân sự

Đáp án câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Hiến pháp

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Hiến pháp PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tìm kiếm có liên quan Trắc nghiệm Hiến pháp 2013: 320 câu hỏi trắc nghiệm Hiến pháp, Luật Hiến pháp Việt Nam – đề cương môn học — câu hỏi ôn tập và những tình huống PDF, Các câu hỏi về Hiến pháp 2013, Luật Hiến pháp 1, Tài liệu ôn tập Luật Hiến pháp, Các câu hỏi về Hiến pháp 1946, 320 câu trắc nghiệm pháp luật đại cương

Chủ thể có thẩm quyền ban hành Hiến pháp là?

Chọn đáp án đúng:
Chủ thể có thẩm quyền ban hành Hiến pháp là?
A) Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và HĐND các cấp)
B) Hệ thống cơ quan nhà nước ở Trung ương
C) Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
D) Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

Chức danh nào sau đây không cần phải là đại biểu quốc hội?

Chọn đáp án đúng:
Chức danh nào sau đây không cần phải là đại biểu quốc hội?
A) Chủ tịch nước
B) Phó chủ tich nước
C) Thủ tướng chính phủ
D) Phó thủ tướng chính phủ

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Chúng tôi rất tiếc, nhưng Hocluat.vn sẽ không hoạt động đúng nếu không bật JavaScript.