Tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn

Chuyên mụcLuật hôn nhân và gia đình Tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn

Luật sự xin tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn, giành quyền nuôi con sau ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn, đơn ly hôn, thay đổi nơi cư trú cho con khi bố mẹ ly hôn

Giành quyền nuôi con sau ly hôn

Thư luật sư tôi có một số vấn đề hỏi mong luật sư tư vấn. Tôi lấy vợ năm 2016 đến nay hiện đã có một bé trai 13 tháng tuổi, từ khoảng gần một năm nay vợ chồng tôi luôn xảy ra mâu thuẫn trong gia đình cuộc sống hôn nhân không được như ý muốn nên tôi muốn làm đơn ly hôn để giành quyền nuôi con thì có được hay không, được biết vợ tôi trước khi lấy tôi về đang hưởng lương trợ cấp chế độ 67 với 540.000đ/ tháng, điều đó có lợi khi tôi giành quyền nuôi con không

– Lê Ngọc Thanh

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền ly hôn như sau:

 

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

 

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

 

Như vậy, trong trường hợp đời sống hôn nhân không thể kéo dài thì bạn và vợ có thể thỏa thuận với nhau cùng làm đơn ly hôn và thỏa thuận về quyền nuôi con cũng như tài sản chung. Nếu không thể thỏa thuận được hoặc vợ bạn không đồng ý ly hôn, bạn có thể làm đơn xin ly hôn đơn phương, Do pháp luật quy định con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, vậy để giành quyền nuôi con, anh cần nếu rõ trong đơn cũng như có 1 số chứng cứ để chứng minh mình có điều kiện tốt để nuôi con tốt hơn hoàn toàn so với vợ như:

+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi cháu hay không?)

+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của cháu hay không?)

+ Thời gian làm việc (Bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không?)

+ Hành vi của cha mẹ ( Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ)

Nếu đảm bảo có tất cả các điều kiện tốt hơn cho vợ để nuôi dưỡng cháu thì tòa án có thể xem xét để trao cho bạn quyền nuôi dưỡng cháu.

 

Nuôi con và chia tài sản khi ly hôn

Vợ chồng em kết hôn được 3 năm có 1 nhóc được 14 tháng tuổi. Nhà xây đứng tên bố mẹ chồng, em có mở 1 lớp dạy đàn piano ở dưới tầng 1, chồng em thì không có việc làm hiện đang ở nhà trông con. Nhưng 2 vợ chồng chưa có vốn riêng. Em muốn hỏi tình hình vợ chồng em như thế thì khi ly hôn ai sẽ được quyền nuôi con, và phân chia tài sản như thế nào ạ?cái nhà em đang ở e có được hưởng quyền lợi gì không ạ hay là nhà của ông bà nên em không được hưởng ạ?

– Nguyen Thi Trang

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền ly hôn như sau:

 

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạn và chồng có thể cùng nhau làm đơn ly hôn thuận tình và thỏa thuận về quyền nuôi con. Trong trường hợp anh không đồng ý ly hôn hoặc không thể thỏa thuận được thì bạn có thể làm thủ tục xin ly hôn đơn phương. Theo quy định của pháp luật thì người mẹ có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, do đó bạn sẽ được ưu tiên khi giành quyền nuôi con.

Về tài sản, thì việc phân chia tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được tiến hành theo nguyên tắc tại điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

 

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

 

Như vậy, nếu căn nhà bạn đang ở ( đứng tên bố mẹ chồng) đã được bố mẹ chồng tặng cho 2 vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân thì bạn cũng có quyền được chia phần về căn nhà đó. Tuy nhiên nếu căn nhà đó chưa được tặng cho vợ chồng bạn thì theo quy định của pháp luật, căn nhà đó vẫn thuộc sở hữu của bố mẹ chồng bạn và khi ly hôn bạn sẽ không được quyền chia phần về căn nhà này.

 

Đơn ly hôn

Xin chào luật sư Tôi có vấn đề cần thắc mắc về vấn đề ly hôn, luật sư có thể giải đáp giúp tôi được không. Chân thành cảm ơn Hiện nay tôi đang viết một lá đơn ly hôn, nhưng k hiểu là nên viết với lý do như thế nào vì trong thời gian chung sống tôi bị chồng tôi bạo hành. Nhưng vì k có chứng cứ nên tôi có nên viết vào đơn hay không và hiện nay tôi có một con gái hơn 2 tuổi, tôi thì thất nghiệp, không biết là khi ly hôn tôi có được quyền nuôi con hay không? Xin luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc này– Hobaochau150

 Theo quy định của pháp luật thì bạn và chồng có thể cùng nhau làm đơn ly hôn thuận tình và thỏa thuận về quyền nuôi con. Trong trường hợp chồng bạn không đồng ý ly hôn hoặc không thể thỏa thuận được thì bạn có thể làm thủ tục xin ly hôn đơn phương. Điều kiện để tòa án thụ lý đơn ly hôn đơn phương được quy định tại điều Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

 

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

 

Như vậy, trong đơn bạn nên nêu rõ đã bị chồng bạo hành, chứng cứ có thể là những hình ảnh về vết thương chồng bạn đã gây ra cho bạn. Đối với trường hợp con gái bạn hơn 2 tuổi thì theo quy định của pháp luật, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con. Như vậy, so với chồng, bạn vẫn được ưu tiên hơn trong việc giành quyền nuôi con.

 

Thay đổi nơi cư trú cho con khi bố mẹ ly hôn có được không?

Em muốn ly hôn với chồng em. Tụi em có con chung 1 bé 1 tuổi . Vợ chồng em xảy ra mâu thuẫn không giải quyết được . Tụi em có co nhỏ 1 tuổi nhưng chồng không có trách nhiệm nuôi dạy con. Không có trách nhiệm với vợ. Chữi ba mẹ vợ khi say khi mất kiểm soát về hành vi của mình. Tụi em kết hôn từ ngày 9 tháng 8 năm 2015 . Và tụi em ly thân khoảng 6 tháng nay không ở chung . Con em thì ở hộ khẩu nhà chồng em . Em muốn bé nhập hộ khẩu về nhà ba mẹ ruột của em được không luật sư. Em xin luật sư cho em ý kiến được không

Võ Thị Thanh Thuý

Điều 13 Luật cư trú 2006 sửa đổi 2013 quy định: Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

 

Như vậy, nơi cư trú của con bạn phải là nơi cháu đang thường xuyên sinh sống cùng với cha, mẹ. Trong trường hợp bạn muốn thay đổi nơi cư trú cho con thì cần phải có sự đồng ý của cả chồng bạn bằng văn bản.

Hồ sơ đăng ký thay đổi hộ khẩu thường trú gồm có:

–  Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

–  Bản khai nhân khẩu;

–  Văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ về việc đồng ý cho con đăng ký hộ khẩu thường trú cùng với người khác;

–  Giấy khai sinh của trẻ;

–  Chủ hộ khi làm thủ tục đăng ký thường trú phải xuất trình bản chính giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, nộp bản sao cho cơ quan đăng ký cư trú

Hồ sơ sẽ được nộp tại công an xã, thị trấn thuộc huyện hoặc công an thị xã thành phố thuộc tỉnh.

 

 

Tôi có được quyền nuôi con hay không

Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2016 và hiện đang có 1 cháu nhỏ 7 tháng tuổi, đầu năm 2017 chồng tôi có chơi lô đề cờ bạc và không chu cấp phụ giúp tôi nuôi con, thường xuyên có những tin nhắn xúc phạm đến nhân phẩm danh dự tôi và gia đình tôi, vậy nếu tôi làm đơn ly hôn tôi có được quyền nuôi con hay không ạ

– Chu Thị Hợi

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền ly hôn như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạn và chồng có thể cùng nhau làm đơn ly hôn thuận tình và thỏa thuận về quyền nuôi con. Trong trường hợp chồng bạn không đồng ý ly hôn hoặc không thể thỏa thuận được thì bạn có thể làm thủ tục xin ly hôn đơn phương. Theo quy định của pháp luật thì người mẹ có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, do đó bạn sẽ được ưu tiên khi giành quyền nuôi con. Trong đơn, bạn cũng nên nêu rõ việc chồng bạn không chăm lo tốt cho vợ con, có hành vi xúc phạm bạn để tòa án có thể bảo vệ nhiều quyền lợi nhất cho bạn.

 

Luật Minh Khuê

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền