Tư vấn cách thức chia tài sản chung sau khi ly hôn?

Chia tài sản chung sau khi ly hôn

Tôi kết hôn năm 2013, đến năm 2014 vợ chồng tôi có sinh 1 bé gái. Từ lúc kết hôn vợ chồng tôi sống nhà mẹ vợ, năm 2015 tôi có mua một miếng đất góp tiền với em vợ mỗi người nửa tiền và cùng đứng tên. Bố mẹ vợ có cho mượn sổ hồng nhà vay ngân hàng 1,5 tỷ. Nếu vợ chồng tôi ly hôn thì vợ tôi có quyền chia tài sản không vì miếng đất đó cô ấy không đứng tên và cũng không góp tiền vào!

 

Trả lời:

 

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13

 

2. Luật sư tư vấn:

Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

 

“Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

 

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định:

 

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật trên thì khi ly hôn vợ bạn vẫn được chia số tài sản này nếu bạn không chứng minh được tài sản này được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Giải dùm mình với: Ông A và bà B kết hôn hợp pháp có 2 người con la C (19 tuổi) và D (10 tuổi), tài sản chung là 400 triệu đồng. Năm 2004 A và B ly hôn, 2005 B kết hôn X sinh ra Y. 2016 B chết để lại di chúc cho A. Phân chia tài sản thừa kết biết bố mẹ B đã chết trước B

    • “Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
      1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
      a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
      b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
      2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
      => với nội dung của bạn thì người được chia tài sản của B sẽ là: A – nhận thừa kế theo di chúc, X và Y – nhận thừa kế theo điều 644 vì là vợ và con chưa thành niên của B.
      Còn 2 người con của A và B thì thông tin ko rõ ràng: không biết tuổi của C và D là tuổi tại thời điểm A và B ly hôn hay thời điểm B chết. Nếu là thời điểm B chết thì hơi vô lý khi D mới 10 tuổi mà A và B đã ly hôn được 12 năm :D.
      Giả sử đây là tuổi tại thời điểm B chết thì: D (10 tuổi) được nhận thừa kế vì là con chưa thành niên của B. C (19 tuổi) là con thành niên nên sẽ không được nhận thừa kế trừ trường hợp chứng minh được C không có khả năng lao động.
      Mức hưởng thì hy vọng bạn tự tính được 🙁

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền