So sánh quyền qua lại vô hại và quyền tự do hàng hải

Chuyên mụcCông pháp quốc tế Quyền tự do hàng hải

So sánh quyền qua lại vô hại và quyền tự do hàng hải: Để đảm bảo quyền tự do hàng hải cho các nước khác, Công ước Luật Biển 1982 đã đưa ra quy định về quyền qua lại vô hại.

 

Để đảm bảo quyền tự do hàng hải cho các nước khác, Công ước Luật Biển 1982 đã đưa ra quy định về quyền qua lại vô hại. Quyền qua lại vô hại là căn cứ quan trọng để các nước ven biển có ứng xử hợp lý. Kể cả vùng biển là lãnh hải của quốc gia ven biển, thì tàu thuyền các nước khác vẫn được đi qua với điều kiện không gây hại gì đến an ninh, độc lập chủ quyền… của các nước ven biển.

 

Quyền qua lại vô hại là gì?

Quyền qua lại vô hại (đi lại không gây hại) là quyền đặc thù trên biển. Quyền này thể hiện sự tôn trọng tự do hàng hải trên thế giới. Theo sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”, quyền qua lại vô hại trên biển được định nghĩa như sau:

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: “… tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển”.

 

Công ước quy định thế nào là “đi qua” và thế nào là “đi qua không gây hại”. Theo đó, có thể hiểu là với điều kiện không gây ra các hành động gây hại, đe doạ hòa bình, an ninh trật tự của quốc gia ven biển, các loại tàu thuyền nước ngoài (kể cả tàu quân sự) được quyền đi qua vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép, không bị cản trở, không bị thu lệ phí và không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên Công ước cũng quy định: “Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch” (điều 21) và “nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức” (điều 30).

Ngoài ra, quốc gia ven biển cũng được phép đề ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại (điều 21, 22) và có thể thi hành các biện pháp cần thiết để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại (điều 25).

 

Quyền tự do hàng hải là gì

Tự do hàng hải là quyền của tất cả các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia không có bờ biển, được sử dụng các phương tiện vận chuyển trên mặt nước, dưới mặt nước để đi lại tự do, không bị khám xét trên các vùng biển quốc tế, được đi qua các eo biển, kênh đào quốc gia nằm trên các đường hàng hải quốc tế, được đi qua vô hại các vùng tiếp giáp lãnh hải, các vùng biển đặc quyền kinh tế của các quốc gia, được vào trú đậu, sửa chữa phương tiện vận chuyển khi gặp thiên tai, hư hỏng, để lấy thêm nhiên liệu, tiếp tế lương thực tại các hải cảng quốc tế. Việc đi qua vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, eo biển, kênh đào thuộc chủ quyền của nước nào nhất thiết phải theo đúng quy định của pháp luật nước đó.

 

Các tàu thuyền không mang quốc tịch, không rõ lai lịch, các tàu thuyền của bọn cướp biển, không được hưởng quyền tự do hàng hải và có thể bị tàu thuyền quân sự của tất cả các nước truy bắt hoặc đánh đắm.

3/5 - (11 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền