Câu hỏi nhận định môn Tư pháp quốc tế có đáp án

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Tư pháp quốc tế tu-phap-quoc-te

Câu hỏi nhận định môn Tư pháp quốc tế có đáp án trích Đề cương câu hỏi ôn tập khoa Luật – Đại học Vinh năm học 2017 – 2018.

 

Mọi phản ánh, góp ý để bộ câu hỏi được hoàn thiện hơn vui lòng cmt ở dưới. Xin trân thành cảm ơn!

 

1. Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế?

ĐÚNG: Chỉ có tư pháp quốc tế mới có xung đột pháp luật, tư pháp quốc tế có đặc thù là điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, mà các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên quan hệ tư pháp điều chỉnh quan hệ đó không chỉ dừng lại phạm vi của 1 quốc gia có quan hệ đó được điều chỉnh ít nhất bởi 2 quan hệ pháp luật. Trên thực tế pháp luật các nước có quy định khác nhau trong giải quyết một quan hệ TPQT.

 

2. Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

SAI: Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài ngoài quan hệ dân sự theo nghĩa rộng còn có quan hệ hình sự quan hệ hành chính,… có yếu tố nước ngoài nhưng tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Còn các quan hệ khác không thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

 

3. Khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử có nghĩa là quốc gia đó từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp.

 SAI:  Quyền miễn trừ tư pháp bao gồm :

– Quyền miễn trừ xét xử.

– Quyền miễn trừ thi hành án.

– Quyền miễn trừ đảm bảo sơ bộ trình tự vụ kiện

Khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử không có nghĩa quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ thi hành án quyền miễn trừ bản án sơ bộ từ vụ kiện.
Như vậy, khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử không có nghĩa là quốc gia đó từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp.

 

4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam pháp nhân được thành lập ở nơi nào thì sẽ có quốc tịch ở nước đó.

ĐÚNG:  Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người thành lập được trên pháp luật của 1 quốc gia nhất định, vì vậy pháp nhân không thể thành lập bởi pháp luật của 2 nước cho nên quốc tịch của pháp nhân được xác định theo luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Là 1 quy định chính xác, không thể mang quốc tịch của nước khác mà phải mang quốc tịch nơi mà pháp nhân thành lập.

CSPL: K1Đ676 BLDS 2015

 

5. Theo quy định của pháp luật Việt Nam quan hệ sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật nơi động sản chuyển đến.

SAI: Thông thường các trường hợp khi động sản trên đường vận chuyển thì quan hệ sở hữu đối với động sản đó được xác định theo pháp luật nước nơi động sản chuyển đến, nhưng trong 1 số trường hợp khi 2 bên thỏa thuận  được với nhau pháp luật áp dụng thì quan hệ sở hữu đối với động sản trên đường chuyển đến được xác định theo pháp luật mà 2 bên đã lựa chọn chứ không phải pháp luật của nước nơi động sản chuyển đến.

CSPL: K2Đ678 BLDS 2015

 

6. Người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam có địa vị pháp lý giống như công dân Việt Nam.

SAI: Theo lý luận đối xử quốc gia có nghĩa là người nước ngoài được hưởng các quyền và nghĩa vụ giống như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật của Việt Nam sẽ có những quy định nhằm hạn chế một số quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam. Vd: Quyền chính trị (người nước ngoài k được ứng cử hay bầu cử vào cơ quan nhà nước) hay quyền hành nghề (nghề báo chí). 

Ngoài ra, còn có những người nước ngoài được hưởng theo quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo quy định của Công ước quốc tế 1969 về quan hệ ngoại giao và lãnh sự thì địa vị pháp lý của họ cao hơn công dân Việt Nam.

Như vậy người nước ngoài có địa vị pháp lý khác công dân Việt Nam.

 

7. Theo quy định pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng sẽ áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn theo đó các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận pháp luật áp dụng đối với hợp đồng.

SAI: Thông thường khi xảy ra xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng sẽ áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tại k4,5,6 Đ683 BLDS 2015 khi xảy ra xung đột pháp luật thì không áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn mà áp dụng pháp luật đã được quy định. Vd: hợp đồng có đối tương là bất động sản thì pháp luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật là pháp luật nơi có bất động sản.

CSPL: K1Đ683BLDS 2015

 

8. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành việc li hôn giữa 2 người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam chỉ được giải quyết theo pháp luật nơi vợ chồng mang quốc tịch.

SAI: Hiện nay Việt Nam đã kí với các nước trên thế giới rất nhiều hiệp định tương trợ tư pháp các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào những quy định này để lựa chọn luật áp dụng đối với vụ việc ly hôn theo các nguyên tắc: nguyên tắc luật quốc tịch và nguyên tắc luật nơi cư trú thường trú của hai người.

 

9. Tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đều làm phát sinh xung đột pháp luật.

SAI: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gồm quan hệ dân sự làm nảy sinh xung đột pháp luật và quan hệ dân sự không làm nảy sinh xung đôt pháp luật và thực tế chỉ có quan hệ dân sự như hôn nhân, thừa kế ms làm nảy sinh xung đột pháp luật. Còn riêng quan hệ về sở hữu trí tuệ k làm nảy sinh xung đột pháp luật.

 

10. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó đương nhiên được áp dụng.

SAI: Quy phạm xung đột là Quy phạm xung đột luật pháp của nước nào cần phải áp dụng về giải quyết qh pháp luật có yếu tố nước ngoài thông thường khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của nước ngoài thì đương nhiên sẽ áp dụng nhưng trong 1 số trường hợp khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì luật này k áp dụng để giải quyết đó là các th sau: bảo lưu trật tự công cộng trong TPQT, lẩn tránh pháp luật trong TPQT, dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3.

 

11. Ở Việt Nam pháp luật quy định luật áp dụng dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi cư trú với thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

SAI: pháp luật quy định trong trường hợp người k quốc tich nếu k xác định được nơi cư trú có nhiều nơi cư trú thì sẽ k áp dụng pháp luật của nước nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi người đó có mqh gắn bó nhất.

CSPL: K1Đ672 BLDS 2015

 

12. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hình thức di chúc có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

SAI: Pháp luật Việt Nam quy định rõ hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập và pháp luật Việt Nam quy định them hình thức di chúc được công nhận tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật của 1 số nước nơi người lập di chúc cư trú,nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

CSPL: K2Đ681 BLDS 2015

 

13:Theo quy định của pháp luật Việt Nam việc phân biệt ts là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

ĐÚNG: Đ677 quy định việc phân biệt tài sản là bất động sản hoặc đs được xác định theo pháp luật của nước nơi mà có tài sản nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản để giải quyết Xung đột pháp luật về định danh tài sản đã ddcj ghi nhận trong các hệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

 

14: Theo quy định pháp luật Việt Nam năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch.

SAI: Đ674.Thông thường năng lực hành vi dân sự của cá nhân người nước ngoài được xác định theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch nhưng pháp luật Việt Nam quy định trong 1 số trường hợp thì việc xác định nlhv của người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam khi người nước ngoài xác lập thực hiện các quan hệ ds Tòa áni Việt Nam.cho nên ở Việt Nam năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài dc xác định theo luật quốc tịch và luật Việt Nam chứ k chỉ có luật người đó mang quốc tịch.

 

15. Một vụ việc dân sự được giải quyết tại cơ quan tư pháp có thẩm quyền của người nước ngoài sẽ không có giả trị pháp lý nếu vụ việc đó thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam.

ĐÚNG:  K1Đ440 pháp luật Việt Nam sẽ không công nhận và họ cho thi hành bản án hay quyết định của CQTP có thẩm quyền nước ngoài (Tòa án nước ngoài) tại Việt Nam khi nó là vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam được quy định tại điều 470 BLTTDS.

 

16. Nếu 2 công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài thì theo Việt Nam quan hệ kết hôn đó là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

SAI: Tùy vào những trường hợp khi 2 công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài đó có hay k yếu tố quan hệ kết hôn nước ngoài vì trường hợp 2 công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài mà tại cơ quan lãnh sự cq ngoại giao của Việt Nam thì đây không phải là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

 

17: Theo quy định của pháp luật Việt Nam UBnội dung cấp huyện có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài

ĐÚNG: Đ37 luật hộ tịch 2014 quy định việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài chủ yếu thuộc thẩm quyền của UBnội dung cấp huyện.

 

18. Quy phạm xung đột là loại quy phạm pháp luật dẫn chiếu theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột các cq có thẩm quyền chọn hệ thống pháp luật tối ưu để điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

ĐÚNG: Vì quy phạm xung đột k trực tiếp quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh củ thể ntn mà chỉ quy định pháp luật của nước nào cần được áp dụng để đ/c quan hệ đó do vậy quy phạm xung đột là loại qp dẫn chiếu….

 

19. Công dân nước ngoài khi kết hôn với công dân Việt Nam chỉ tuân theo pháp luật nước mà họ mang quốc tịch về đăng ký kết hôn.

SAI: Đ126 luật hôn nhân và gia đình thông thường công dân nước ngoài + công dân Việt Nam tuân theo pháp luật của nước họ mang quốc tịch về đăng ký kết hôn  ngoài ra pháp luật luật Việt Nam còn quy định thêm khi họ kết hôn tại cơ quan nhà nước Việt Nam thì đăng ký kết hôn cũng phải tuân theo pháp luật Hôn nhân & gia đình của Việt Nam.

 

20. Tồn tại quy phạm xung đột chỉ có phần phạm vi hoặc phần hệ thuộc

SAI: Cơ cấu quy phạm xung đột gồm 2 bp phạm vi và hệ thuộc 2 bp này không thể tách rời nhau trong bất kì quy phạm xung đột nào nếu thiếu 1 trong 2 bp thì không thể thành quy phạm xung đột.

 

21. Khi giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài tòa án chỉ áp dụng pháp luật của quốc gia mình.

SAI: Vì ở Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự hôn nhân & gia đình, lao động,… có yếu tố nước ngoài về nguyên tắc tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật TTDS để giải quyết tuy nhiên trong quan hệ với các nước đã kí kết hiệp định tư pháp theo đề nghị của bên yêu cầu có thể áp dụng pháp luật của nước kí có cq yêu cầu đối với điều kiện chung chúng không mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam.

 

Nguồn: Đang cập nhật

5/5 - (11432 bình chọn)

Phản hồi

  1. Anh A là Giám đốc Công ty TNHH Hoàn Cầu (trụ sở chính tại Q.1 TP. Hồ Chí Minh) có chức năng nhập khẩu phân bón. Anh A đã đại diện Công ty Hoàn Cầu ký kết hợp đồng với Ông B là Phó Gám đốc Công ty TNHH Thế Giới (trụ sở chính tại Q.3 TP. Hồ Chí Minh). Theo nội dung hợp đồng Công ty Hoàn Cầu sẽ nhập khẩu 10.000 tấn phân bón hiệu Shinano của Nhật Bản rồi bán lại cho Công ty Thế Giới; Hàng sẽ giao tại Cảng Cát Lái (Q.2, TP. Hồ Chí Minh); Công ty Thế Giới có trách nhiệm đưa xe đến nhận hàng tại Cảng. Đúng thời hạn, Công ty Marunaka (Công ty bán phân bón cho Công ty Hoàn Cầu) vận chuyển 10.000 tấn phân bón đến Cảng Cát Lái và thông báo cho Công ty Hoàn Cầu, Công ty Hoàn Cầu liền thông báo cho Công ty Thế Giới biết để nhận hàng. Tuy nhiên, Công ty Thế Giới trả lời rằng Công ty không nhận hàng do ông B không có ủy quyền của Gám đốc công ty nên hợp đồng đã ký không có hiệu lực. Chờ lâu, Công ty Marunaka đã thuê phương tiện đưa hàng lên cầu cảng rồi gửi hối phiếu yêu cầu Công ty Hoàn Cầu thanh toán các khoản chi phí phát sinh. Công ty Hoàn Cầu cho rằng Công ty Thế Giới là công ty vi phạm hợp đồng nên có nghĩa vụ hoàn trả các khoản chi phí này. Công ty Maranaka đã khởi kiện Công ty Hoàn Cầu ra Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh yêu cầu thanh toán. Công ty Hoàn Cầu khởi kiện Công ty Thế Giới vì vi phạm hợp đồng mua bán phân bón. Đồng thời Công ty thế giới cũng khởi kiện ông B ra Tòa vì tự ý ký kết hợp đồng làm ảnh thiệt hại cho công ty. Hãy cho biết:
    1. Trong những tranh chấp trên tranh chấp nào Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết? Tại sao? Tòa án nào tại Việt Nam sẽ giải quyết? Cơ sở pháp lý?
    2. Nếu Toà án Việt Nam giải quyết hãy cho biết luật áp dụng được xác định như thế nào?
    Mong luật sư chỉ giùm.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền