Quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án

Chuyên mụcLuật hình sự tong-hop-hinh-phat

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong trường hợp cá nhân phạm tội

 

Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tng hợp với phân hình phạt chưa chp hành của bản án trước ri quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lc pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

 

Có nhiều bản án theo Luật hình sự Việt Nam là nhiều bản án hình sự, đối với cá nhân phạm tội xảy ra trong hai trường hợp sau (Điều 56 Bộ luật hình sự 2015):

a) Một người đang phải chấp hành một bản án mà bị xét xử về một tội phạm đã thực hiện trước khi có bản án này.

Ví dụ, năm 2018, Tí phạm tội trộm cắp tài sản và bị phạt 3 năm cải tạo không giam giữ. Đang trong thời gian chấp hành hình phạt, Tí bị phát hiện đã từng phạm tội cướp giật tài sản vào năm 2017.
Trong trường hợp này, Toà án quyết định hình phạt đối với tội phạm đang bị xét xử (tội thực hiện trước), sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự hiện hành. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

Như vậy, việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này tuân thủ quy định của Điều 55 về tổng hợp hình phạt, nghĩa là vẫn có thể xảy ra hai trường hợp là thu hút hoặc cộng hình phạt. Đối với trường hợp thu hút thì không có gì để bàn vì hình phạt chung là tù chung thân hoặc tử hình. Do đó, điều luật quy định “thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung” chỉ xảy ra đối với trường hợp cộng hình phạt.

Có thể mô tả công thức cộng hình phạt trong trường hợp này như sau:

H(t1) = H(tt) + H(đang ch), (với điều kiện H(t1) < hoặc = max)

H(pch) = H(t1) – H(đã ch)

Trong đó:

  • H(t1) là hình phạt tổng hợp trong trường hợp đang chấp hành hình phạt mà bị xét xử về tội đã thực hiện trước;
  • H(tt) là hình phạt của tội thực hiện trước khi có bản án đang chấp hành;
  • H(đang ch) là hình phạt đang chấp hành;
  • H(đã ch) là hình phạt đã chấp hành;
  • H(pch) là hình phạt còn lại phải tiếp tục chấp hành.

b) Một người đang chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới.

Ví dụ, năm 2018, Phụng phạm tội cố ý gây thương tích và bị phạt tù. Đang chấp hành hình phạt, Phụng đã trốn khỏi nơi giam giữ (phạm tội mới).

Trong trường hợp này, Toà án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự hiện hành.

Tương tự trường hợp trên, có thể mô tả công thức tổng hợp hình phạt đối với trường hợp này như sau:

H(t2) = H(tm) + H(đang ch) – H(đã ch), (với điều kiện H(t2) < hoặc = max)

H(pch) = H(t2)

Trong đó:

  • H(t2) là hình phạt tổng hợp trong trường hợp đang chấp hành hình phạt mà phạm tội mới;
  • H(tm) là hình phạt của tội mới;
  • H(đang ch) là hình phạt đang chấp hành;
  • H(đã ch) là hình phạt đã chấp hành;
  • H(pch) là hình phạt còn lại phải tiếp tục chấp hành.

Nếu một người đang chấp hành một bản án lại phạm từ hai tội trở lên (phạm nhiều tội) thì Toà án tiến hành quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo trường hợp có nhiều bản án.

Thoạt tiên, chúng ta thấy hai trường hợp trên việc tổng hợp sẽ mang lại một kết quả, sao lại chia ra hai trường hợp. Tuy nhiên, hai trường hợp này là khác nhau. Điều đó xảy ra khi H(1), H(2) lớn hơn giá trị max. Ví dụ, cho H(đang ch) là 20 năm tù, H(tt) bằng với H(tm) là 20 năm tù, H(đã ch) là 10 năm tù. Khi thế các giá trị này vào công thức, ta được:

– H(1) = H(tt) + H(đang ch) = 20 + 20, (với điều kiện H(1) < hoặc = 30).

Như vậy, H(1) = 30 năm tù và hình phạt còn lại phải chấp hành là:

H(pch) = H(1) – H(đã ch) = 30 – 10 = 20 năm tù.

– H(2) = H(tm) + H(đang ch) – H(đã ch) = 20 + 20 – 10, (với điều kiện H(2) < hoặc = 30).

H(pch) = H(2) = 30 năm tù.

Chúng ta thấy rằng, hình phạt còn phải chấp hành trong hai tường hợp trên là khác nhau. Người đang chấp hành hình phạt mà phạm tội mới rõ ràng là bất lợi hơn người đang chấp hành hình phạt mà bị xét xử về tội đã thực hiện trước đó. Điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng người đang chấp hành hình phạt mà phạm tội mới thể hiện tính nguy hiểm cao hơn trường hợp còn lại vì đang chấp hành mà còn bất chấp pháp luật, phạm tội mới. Trong khi trường hợp còn lại, một người dù phạm tội nhưng chưa bị xét xử, nay lại phạm tội tiếp tục thì tính nguy hiểm có hạn chế hơn. Nhìn chung, cả hai đều thể hiện tính nguy hiểm cao trong khi thực hiện tội phạm.

 

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong trường hợp pháp nhân phạm tội

 

Điều 87. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

1. Trường hợp pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một pháp nhân thương mại phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, bài tập tổng hợp hình phạt tù, nghị quyết hướng dẫn tổng hợp hình phạt, mẫu quyết định tổng hợp hình phạt tù, tổng hợp hình phạt có án treo, thẩm quyền tổng hợp hình phạt, điều 50 bộ luật hình sự, ví dụ về hình phạt tù chung thân

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền