Nêu và phân tích những điểm mới về thẩm quyền điều tra được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự 2015?
Mục lục:
- Cơ sở lý luận
- Những điểm mới về thẩm quyền điều tra quy định trong bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Cơ sở thực tiễn
- Nguyên nhân
- Giải pháp
A – MỞ ĐẦU
Điều tra vụ án là giai đoạn mà trong đó cơ quan điều tra tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thật và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện đầy đủ về tôi phạm, để nghiên cứu trách nhiệm hình sự.
Điều tra góp phần qua trọng trong việc tìm ra những chứng cứ đúng người đúng tội sẽ tránh được những oan sai. Vì vậy thẩm quyền điều tra phải được đặt cho đúng cơ quan có đủ khả năng thực hiện việc điều tra. Điều tra vụ án là giai đoạn mà trong đó cơ quan điều tra tiến hành các biện pháp cần thiết hành thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự của người phạm tội. Vì vậy việc quy định thẩm quyền điều tra hết sức quan trọng và được quy định cụ thể chi tiết trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Do còn nhiều hạn chế theo quy định tại Điều 110 của bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về thẩm quyền điều tra, so với quy định tại Điều 163 của bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì để đáp ứng được những mục tiêu đặt ra trong xã hội, thì sau khi Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ra đời, đã đáp ứng được những yêu cầu bức thiết mà xã hội mong muốn.
B – NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự trong BLTTHS năm 2015 được quy định tại Điều 163. Theo đó, thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan điều tra căn cứ vào 03 nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất là, thẩm quyền điều tra tuân theo hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra gồm: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Nguyên tắc thứ hai là, thẩm quyền điều tra tuân theo lãnh thổ. Nguyên tắc thứ ba là, thẩm quyền điều tra tuân theo phân cấp của Cơ quan điều tra. Cụ thể như sau:
Một là, về thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự tuân theo nguyên tắc hệ thống tổ chức Cơ quan điều tra được quy định như sau:
– Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (khoản 1 Điều 163)
– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. (khoản 2 Điều 163)
– Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật Hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. (khoản 3 Điều 163)
Hai là, về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự tuân theo nguyên tắc lãnh thổ được quy định như sau:
– Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. (khoản 4 Điều 163)
– Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. (khoản 4 Điều 163)
Ba là, về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự tuân theo nguyên tắc phân cấp điều tra, được quy định như sau: Cơ quan điều tra cấp nào thì điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân ngang cấp tương đương, đồng thời các Cơ quan điều tra cấp trên còn có thể điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới, nếu xét thấy cần thiết và pháp luật có quy định; cụ thể:
– Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực; (điểm a khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015)
– Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; (điểm b khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015)
– Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; (đoạn 2 điểm b khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015)
Đặc biệt, Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra những vụ án hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra. (điểm c khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015).
Như vậy, các Cơ quan điều tra chỉ được thực hiện việc điều tra khi thỏa mãn đầy đủ cả ba tiêu chí nêu trên. Từ những quy định nói trên của BLTTHS năm 2015 cũng cho thấy, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh bị thu hẹp lại, thể hiện rõ như sau: Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì bất kỳ vụ án nào thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới, nhưng nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra thì Cơ quan điều tra cấp tỉnh cũng đều có quyền rút lên để tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ ràng việc Cơ quan điều tra cấp tỉnh chỉ có thể rút lên để tiến hành điều tra đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
2. Những điểm mới về thẩm quyền điều tra quy định trong bộ luật tố tụng hình sự 2015
Căn cứ vào khoản 3 điều 163 của BLTTHS 2015 quy định “Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp , tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXlV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tơi là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp .”
Căn cứ vào khoản 3 điều 110 của BLTTHS 2003 quy đinh “Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ tư pháp.”
Từ 2 căn cứ của 2 BLTTHS trên Có một số điểm mới của LTTHS 2015 cụ thể là:
Thứ nhất: BLTTHS 2015 mở rộng thẩm quyền của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. Nhưng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được điều tra thêm một số loại tội: tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Nhận xét: Nhìn chung việc mở rộng cơ quan điều tra của BLTTHS 2015 nó tạo ra tính chặt chẽ, hợp lí và rõ ràng chính vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan điều tra.
Thứ hai: Về thẩm quyền điều tra và phân cấp thẩm quyền điều tra BLTTHS có những điểm mới sau:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định rõ ràng hơn về phân cấp thẩm quyền điều tra các vụ việc hình sự.
Theo đó việc quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để có thể lựa chọn chính xác cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự cần phải căn cứ vào ba tiêu chí: thẩm quyền theo tổ chức hệ thống cơ quan điều tra, và thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ và thẩm quyền điều tra theo cấp bậc của cơ quan điều tra.
+ Dựa theo cách xác định thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo tổ chức hệ thống cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra của công an nhân dân có thẩm quyền điều tra tất cả các loại tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trong quân đội và cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan điều tra trong quân đội điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự.
Cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra những tội phạm được quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015.
+ Dựa theo cách xác định thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo lãnh thổ: Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra là cơ quan điều tra nơi tội phạm xảy ra. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
+ Dựa theo cách phân chia thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo cấp điều tra: Cơ quan điều tra cấp nào thì điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp tương đương. Ngoài ra, các cơ quan đều tra cấp trên có thể điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp dưới nếu như nhận thấy cần thiết và pháp luật có quy định. Đặc biệt, cơ quan điều tra Bộ Công an và Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra những vụ án hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Một cơ quan điều tra chỉ có thể được lựa chọn đúng nếu như thỏa mãn đầy đủ cả ba tiêu chí trên.
– Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp tỉnh bị thu hẹp lại.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bất kì vụ án nào thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra thì cơ quan điều tra cấp tỉnh cũng đều có quyền lấy lên để điều tra.
Còn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan điều tra cấp tỉnh chỉ có thể lấy lên những vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
=> Nhận Xét: Nhìn chung thẩm quyền cơ quan điều tra và việc phân cấp thẩm quyền cơ quan điều tra quy định tại BLTTHS 2015 quy định một cách cụ thể hơn chặt chẽ hơn và rõ ràng hơn trong vấn đề thẩm quyền và phân cấp cơ quan điều tra.
3. Cơ sở thực tiễn
Thuận lợi
BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ ràng việc Cơ quan điều tra cấp tỉnh chỉ có thể rút lên để tiến hành điều tra đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Khó khăn
Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh bị thu hẹp lại, thể hiện rõ như sau: Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì bất kỳ vụ án nào thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới, nhưng nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra thì Cơ quan điều tra cấp tỉnh cũng đều có quyền rút lên để tiến hành điều tra. ở Bộ luật tố tụng 2015 thì cơ qua điều tra chỉ có thể lấy lên những vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra cấp huyện, xảy ra trên nhiều huyện, quận, thị xã trực thuộc trung ương hoặc trung ương phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần thiết điều tra.
Ý nghĩa
Thẩm quyền điều tra được quy định cụ thể rõ ràng cho các cấp do đó các vụ án được điều tra rõ ràng hơn giảm bớt các vụ án oan sai hơn, các vụ án được điều tra nhanh hơn.
4. Nguyên nhân
Việc thay đổi nhằm bảo đảm trong hoạt động điều tra hình sự, thể hiện chỉ đạo chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu quả, phân công cấp rành mạch và kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra nhanh chóng kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện một cách đầy đủ, không bỏ lọt tội phạm và không xử oan sai người vô tội.
5. Giải pháp
Điều tra vụ án là giai đoạn mà trong đó cơ quan Điều tra tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện đầy đủ tội phạm, và người thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự .Chính vì vậy các quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự là một trong những quy định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của vụ án, vì vậy cần đưa ra một số giải pháp sau đây:
– Quy định đầy đủ, chi tiết hơn các điều luật tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật một cách chính xác và hiệu quả.
– Cần đưa ra các khái niệm cụ thể, rõ ràng hơn về thẩm quyền điều tra của các cơ quan để tạo sự thống nhất trong việc hiểu cũng như áp dụng các khái niệm vào thực tiễn của cơ quan thực hiện, tránh tình trạng đưa ra quy định pháp luật chưa rõ ràng nên phải ban hành thêm các thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành .
C – KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu về những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra thì chúng ta đã thấy rõ được những điểm mới được bổ sung trong bộ luật tố tụng 2015 là đúng với mục đích và nội dung mà chúng ta đang hướng tới theo hướng đất nước đổi mới. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể và rõ ràng hơn về thẩm quyền điều tra trong vụ án, đánh giá được tính chất và mức độ của hành vi phạm tội một cách chính xác hơn.
Để lại một phản hồi