Theo mình thấy luật Lao động là một trong những môn học quan trọng và được xem là một môn khó trong chương trình học ngành luật bậc Đại học. Trong đó, các quy định về lương vẫn có nhiều bạn học rồi nhưng vẫn quên và nhiều người được vẫn không phân biêt được “lương tối thiểu vùng” và “lương cơ sở” nên nhiều trường hợp hiểu nhầm, áp dụng sai khi làm bài tập.
Nay mình viết bài này để so sánh, phân biệt hai loại lương này để các bạn được rõ.
Lương tối thiểu vùng | Lương cơ sở | |
Bản chất | Là mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để làm một công việc đơn giản không qua đào tạo chuyên môn để cho người lao động đảm bảo cuộc sống của họ.
Và đây cũng là mức lương làm căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động |
Mức lương cơ sở dùng để tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Và đây cũng là căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN cho những đối tượng trên. |
Định nghĩa | Là mức thấp nhất dùng làm cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận lương, trong đó mức lương phải trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo 02 điều kiện sau:
– Dù làm công việc đơn giản nhất, không cần qua đào tạo thì mức lương trả không được mức lương tổi thiểu vùng. – Đối với các công việc yêu cầu trình độ của người lao động phải qua đào tạo, học nghề thì mức lương phải cao hơn lương tối thiểu vùng 7%. |
Là mức lương dùng để làm căn cứ:
– Để tính lương trong bảng lương, phụ cấp và các chế độ khác đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. – Dùng để tính mức sinh hoạt phí, hoạt động phí. – Tính các khoản trích và các chế độ hưởng theo mức lương. |
Nguồn chi trả | Nguồn tài chính của người sử dụng lao động | Ngân sách nhà nước, nguồn tài chính của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị và các đơn vị sự nghiệp |
Đối tượng áp dụng | Người lao động làm việc theo hợp đồng | Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp. |
Nguyên tắc tính lương | Dựa vào mức lương cơ sở, hệ số lương cho các đối tượng cộng thêm các khoản phụ cấp.
– Tùy vào địa bàn hoạt động của người sử dụng lao động, đìa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu của vùng đó theo quy định. – Nếu người sử dụng lao động có nhiều cơ sở, chi nhánh… sử dụng lao động, thì cơ sở, chi nhánh đặt ở đâu thì áp dụng mức lương ở đó. – Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chê xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên nhiều địa bàn khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất. – Nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới. |
Dựa vào mức lương cơ sở, hệ số lương cho các đối tượng cộng thêm các khoản phụ cấp. |
Chu kỳ thay đổi quy định về lương | Thay đổi hằng năm | Không cố định |
Căn cứ pháp lý | Nghị định 153/2016/NĐ-CP | Nghị định 47/2016/NĐ-CP Nghị quyết 27/2016/QH14 |
Mức lương hiện hành | Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng
Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng |
Từ ngày 01/01/2017 – 30/06/2017:
1.210.000 đồng/tháng Từ ngày 01/07/2017 trở đi: 1.300.000 đồng/tháng |
Mức lương dành cho sinh viên mới ra trường năm 2017 | Vùng I: 4.012.500 đồng/tháng
Vùng II: 3.552.400 đồng/tháng Vùng III: 3.103.000 đồng/tháng Vùng IV: 2.760.600 đồng/tháng |
Từ ngày 01/01/2017 – 30/06/2017:
– Sinh viên tốt nghiệp ĐH: 2.831.400 đồng/tháng – Sinh viên tốt nghiệp CĐ: 2.541.000 đồng/tháng Từ ngày 01/07/2017 trở đi: – Sinh viên tốt nghiệp ĐH: 3.042.000 đồng/tháng – Sinh viên tốt nghiệp CĐ: 2.730.000 đồng/tháng. |
Ngoài việc áp dụng để làm bài tập, ôn tập, ôn thi môn Luật lao động thì các bạn có thể dùng tham khảo để thỏa thuận mức lương khi đi làm, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên mới ra trường.
Để lại một phản hồi