Nhiệm vụ và mục đích của Luật tố tụng hành chính Việt Nam

Cũng như bất kỳ một ngành luật nào khác, Luật tố tụng hành chính có những nhiệm vụ, mục đích cụ thể của mình.

 

Xem thêm: Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hành chính

 

Nhiệm vụ của Luật tố tụng hành chính

Các nhiệm vụ của Luật tố tụng hành chính Việt Nam bao gồm:

  • Quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hành chính;
  • Quy định thành phần những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong từng giai đoạn của tố tụng hành chính; thành phần hội đồng xét xử ở Tòa án mỗi cấp;
  • Quy định trình tự, thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính;
  • Quy định trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính;
  • Quy định trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hành chính;
  • Quy định trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án đối với các vụ án hành chính.

 

Mục đích của Luật tố tụng hành chính

Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, luật tố tụng hành chính Việt Nam nhằm hướng tới các mục đích sau đây:

  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức thông qua việc thực hiện chức năng của mình;
  • Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án hành chính được đúng đắn, kịp thời;
  • Bảo đảm cho việc thi hành các bản án, các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính được nghiêm chỉnh, có hiệu lực và hiệu quả.
đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.