Nhà nước trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chuyên mụcLý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện tập trung của quyền lực nhân dân và tổ chức các hoạt động để thực hiện quyền lực ấy.

 

Những nội dung cùng được quan tâm:

 

Nhà nước trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. Khái quát chung về hệ thống chính trị
  2. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị

Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1. Khái quát chung về hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị theo nghĩa rộng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống, bao gồm các chủ thể chính trị, các quan điểm, hệ tư tưởng, các quan hệ chính trị cùng các chuẩn mực chính trị, pháp lý.

Theo nghĩa hẹp, hệ thống chính trị dùng để chỉ hệ thống các lực lượng chính trị tồn tại đồng thời trong một xã hội; vừa mâu thuẫn, vừa vận hành thống nhất như một chính thể; gồm các tổ chức chính thống thực hiện chức năng chính trị (Đảng cầm quyền, Nhà nước, các tổ chức xã hội…) và các lực lượng chính trị của giai cấp đối lập khác.

Hệ thống chính trị xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và Nhà nước. Quan hệ sản xuất đặc trưng cho một chế độ xã hội quy định bản chất và xu hướng vận động của hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị bị chi phối bởi đường lối chính trị của Đảng cầm quyền, do đó nó luôn phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền.

Trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, hệ thống chính trị hình thành và phát triển cùng với quá trình vận động của mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng gắn với cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ chống lại chế độ xã hội đó, làm thay đổi theo hướng tiến bộ các hệ thống chính trị, hoặc thủ tiêu thay thế nó bằng một hệ thống chính trị dân chủ, tiến bộ hơn.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực chính trị, tự mình định đoạt quyền chính trị của mình.

Cái căn bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa xét về mặt cơ cấu bao gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa hoạt động theo một cơ chế nhất định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước nhằm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân để xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện tập trung của quyền lực nhân dân và tổ chức các hoạt động để thực hiện quyền lực ấy. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiết chế trung tâm của hệ thống chính trị. Có thể khái quát quan hệ giữa các cơ cấu quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ khái quát cơ cấu quyền lực chính trị ở Việt Nam
Sơ đồ khái quát cơ cấu quyền lực chính trị ở Việt Nam

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng vì nó có các điều kiện sau:

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó tạo cho Nhà nước có cơ sở xã hội rộng rãi, có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả những quyết định, chính sách của mình.

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội và nguồn tài chính to lớn. Thông qua đó Nhà nước điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển hài hòa vì lợi ích chung của nhân dân.

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa có một bộ máy chuyên làm chức năng quản lý. Các chức năng quản lý của Nhà nước bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Trong quản lý xã hội, Nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng pháp luật và thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hệ thống lực lượng vũ trang, công an, nhà tù, tòa án, là những phương tiện để Nhà nước có thể duy trì trật tự và ổn định xã hội.

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mang chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính pháp lý riêng biệt của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể của các điều ước quốc tế.

Đồng thời với việc phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước cũng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất và pháp lý cho các tổ chức chính trị – xã hội hoạt động, thu hút các tổ chức đó tham gia vào việc quản lý các công việc của Nhà nước.


Các tìm kiếm liên quan đến Nhà nước trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Liên hệ nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là gì, Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ máy nhà nước Việt Nam 2019, Chế độ chính trị nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Hệ thống chính trị Việt Nam, Khái niệm nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5/5 - (31323 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền