Nguyên đơn không nộp chi phí tố tụng khác, có được khởi kiện lại?

Nguyên đơn
(Ảnh minh họa - Nguồn: tapchitoaan.vn)

Trường hợp nguyên đơn không nộp chi phí tố tụng khác (cụ thể là chi phí trưng cầu giám định một người mất năng lực hành vi dân sự) thì Tòa án có được căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để đình chỉ giải quyết vụ án hay không? Hậu quả của việc đình chỉ như thế nào?

Năm 2017 bà A khởi kiện vợ chồng bà B và ông C yêu cầu trả số tiền 80.000.000 đồng đã vay vào năm 2016, bà A có cung cấp biên nhận nợ do B và C đã ký tên. Trong quá trình giải quyết vụ án B có đến Tòa án trình bày ý kiến C không có ký tên vào biên nhận mà do bà B ký tên cả B và C, đồng thời B còn xuất trình sổ theo dõi bệnh điều trị tâm thần của C từ năm 2015 đến 2017 có xác nhận điều trị của Trung tâm y tế nơi C sinh sống là C có nhận thuốc mỗi tháng để điều trị bệnh tâm thần.

Trong tình huống này ông C chưa có quyết định nào tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Bà B không có khả năng đi trưng cầu giám định cho C, nên Tòa án đã yêu cầu bà A nộp chi phí để trưng cầu giám định đối với C.

Tòa án đã yêu cầu bà A phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định cho ông C theo quy định tại khoản 2 Điều 160 của BLTTDS quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định: “Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp chi phí giám định”.

Xem:  Xử lý đối với trường hợp ly hôn mà bị đơn đã đi khỏi địa phương trước thời điểm thụ lý

Hiện C đang điều trị bệnh tâm thần, C đang là bị đơn trong vụ án dân sự nên Tòa án đã xác định việc trưng cầu giám định đối với C là cần thiết cho việc giải quyết vụ án nêu trên. Bà A đã nhận thông báo của Tòa án và đã được giải thích, hướng dẫn để họ thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố ông C mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật để làm căn cứ giải quyết vụ kiện nhưng bà A đã không thực hiện theo thông báo của Tòa án.

Tòa án đã căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 217 của BLTTDS đình chỉ yêu cầu khởi kiện của bà A với lý do bà A không nộp chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật, cụ thể là không nộp chi phí trưng cầu giám định C mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 159 của BLTTDS. Ngoài ra, Tòa còn giải quyết hậu quả của việc đình chỉ là bà A không có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự đó nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 218 của BLTTDS.

Theo Điều 217 của BLTTDS quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong một số trường hợp, trong đó theo điểm đ là “Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này”.

Xem:  Hoàn thiện quy định của pháp luật về tội buôn lậu, tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Vấn đề đặt ra là việc quy định bà A không có quyền khởi kiện lại vụ án nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 218 của BLTTDS thì có đúng pháp luật hay không? Và tình huống này cần giải quyết như thế nào?

Tác giả rất mong sự quan tâm chia sẻ của bạn đọc.

 

Nguồn: Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử (http://tapchitoaan.vn)

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.