Quy định về người giám sát việc giám hộ theo Bộ luật Dân sự 2015

Người được giám hộ

Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 có đề cập đến người giám sát việc giám hộ. Tuy nhiên việc đề cập này dường như vẫn chưa thể vẫn chưa giúp hình dung cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ cũng như vai trò của họ như thế trong các quan hệ có người giám hộ đại diện cho người được giám hộ tham gia vào.

>>> Xem thêm: Người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2005 có đề cập đến việc cử người ra giám sát việc giám hộ. Sau đó chỉ những quy định liên quan đến vấn đề tài sản của người giám hộ thì mới đề cập đến người giám sát việc giám hộ. Do vậy, mặc dù vai trò của người giám sát việc giám hộ rất quan trọng (là người kiểm tra việc giám hộ của người giám hộ để bảo đảm quyền lợi của người được giám hộ) nhưng với quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 vẫn chưa thể hiện vai trò của người này.

Quy định về người giám sát việc giám hộ theo Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về giám sát việc giám hộ tại Điều 51, cụ thể như sau:

Người giám hộ

– Trên tinh thần chủ động, tôn trọng ý chí của những người thân thích của người được giám hộ, việc giám sát người giám hộ trước hết ghi nhận dựa trên sự thỏa thuận của những người thân thích của người được giám hộ để cử ra người giám sát việc giám hộ. Việc lựa chọn này hướng đến một trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khách chứ không còn chung chung như Bộ luật Dân sự 2005 là “… cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ…”. Một điều cần ghi nhận của Bộ luật Dân sự 2015 trong quy định về chế định giám hộ nói chung và vấn đề giám hộ nói riêng, đó là việc đồng ý của người giám hộ cũng như là người giám sát việc giám hộ. Điều này bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể này cung như bảo đảm việc giám hộ được thực hiện bằng sự ý chí, tự nguyện của các chủ thể.

Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã  nơi cư trú của người được giám hộ. Quy định này chặt chẽ hơn so với quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 giao thẩm quyền cho những người thân thích, trong trường hợp người thân thích không lựa chon được thì Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn nới cư trú của người được giám hộ cử người giám sát việc giám hộ. Quy định này có thể dẫn đến sự thông đồng giữa người giám hộ và người giám sát việc giám hộ, đặc biệt liên quan đến tài sản của người được giám hộ.

– Bộ luật Dân sự 2005 chỉ đòi hỏi người giám sát việc giám hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không đưa thêm điều kiện nào dường như là chưa đầy đủ. Bởi lẽ đây là chủ thể đóng vai trò quan trọng không kém gì người giám hộ. Khi người này thực hiện việc giám sát người giám hộ thì nên quy định những điều kiện cơ bản giúp bảo đảm thực hiện việc giám sát. Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung điều kiện của điều kiện của người giám sát: “điều kiện cần thiết để thực hiện giám sát”. Đây là điều kiện giúp cho người giám sát việc giám hộ có thể thực hiện tốt vai trò của mình không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề khác có liên quan, cũng trách được sự trục lợi, thông đồng của người giám hộ và người giám sát việc giám hộ.

– Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung những quy định liên quan đến người giám sát việc giám hộ như: quyền, nghĩa vụ của người được giám sát việc giám hộ; vấn đề thay đổi, chuyển giao người giám sát việc giám hộ. Quy định này là cơ sở pháp lý quan trong giúp giải quyết những trường hợp cụ thể liên quan đến người giám sát việc giám hộ.


Các tìm kiếm liên quan đến Người được giám hộ, người được giám hộ bao gồm, người giám hộ trong luật hình sự 2015, thủ tục cử người giám hộ, các hình thức giám hộ, luật giám hộ 2015, người đại diện là người giám hộ đúng hay sai, người được giám hộ là gì, bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung người nào phải có người giám hộ

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền