Một số góp ý đối với các quy định về luật áp dụng và các cơ quan giải quyết tranh chấp trong Dự thảo Luật ĐVHC – KTĐB

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Một số góp ý đối với các quy định về luật áp dụng và các cơ quan giải quyết tranh chấp trong Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

 

Từ khóa: Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, mối quan hệ giữa các văn bản luật, quyền lựa chọn luật, giới hạn của quyền lựa chọn luật, thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Abstract: The Bill of Law on Special Administrative-Economic Units of Van Don, Bac Van Phong and Phu quoc which was submitted to the meeting 23th of of the XIV National Assembly Standing Committee of Vietnam has possessed a number of issues need to be further improved, particularly on the relationship among the legal documents in the Vietnamese legal system; the rights and limitations of the freedom of choice of law applicable to the special units; and the competence for dispute settlement.

Keywords: Law on Special Administrative-Economic Units; relationship among the legal documents; rights of choice of applicable law; limitations of choice of applicable law; the competence for dispute settlement.

has possessed distinctive features in terms of relations of legislative documents in the Vietnamese legal system (1), rights and limits to freedom of choice of law applicable to relations arising in the Units (2) and jurisdictions in dispute settlement (3). In this article, we will provide an analysis and recommendations for improvement of the draft Law submitted for discussion at the 23th meeting of the Standing Committee of the National Assembly session XIV.

Keywords: Law on Special Administrative-Economic Units, relations of legislative documents, choice of law, limits to freedom of choice of law, jurisdiction in dispute settlement.

 

1. Về mối quan hệ giữa các văn bản luật

Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế (HC-KT) đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (sau đây gọi tắt là Dự thảo Luật) đã dành một điều để quy định về mối quan hệ giữa các văn bản luật có liên quan. Các văn bản điều chỉnh sự hình thành và hoạt động của các đặc khu có thể là văn bản luật quốc gia và văn bản luật quốc tế. Khi đó, có ba mối quan hệ cần phải giải quyết. Thứ nhất, mối quan hệ giữa các văn bản luật trong nước với nhau: luật nào trong số nhiều luật cùng có thể được áp dụng sẽ được (hoặc sẽ phải) ưu tiên áp dụng. Thứ hai, mối quan hệ giữa luật Việt Nam và điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba, mối quan hệ giữa các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên.

Điều 5 Dự thảo Luật đã giải quyết tốt hai quan hệ đầu tiên. Tuy nhiên, quy định về mối quan hệ giữa các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên thì chưa thực sự hợp lý. Cụ thể, khoản 5 Điều 5 Dự thảo Luật quy định: “Trường hợp ĐƯQT mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên (sau đây gọi là ĐƯQT) có quy định khác với quy định tại Luật này và luật khác có liên quan thì áp dụng quy định của ĐƯQT đó, trừ trường hợp quy định tương ứng của Luật này và luật khác có liên quan thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại đặc khu”. Ở đây, sự bất hợp lý nằm trong cụm từ “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Theo quy định của khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014, “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Chúng ta biết rằng, các quy định bảo hộ và ưu đãi của các ĐƯQT về kinh tế, thương mại, đầu tư chỉ dành cho nhà đầu tư nước ngoài, chứ không dành cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ với tư cách là nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức (pháp nhân). Các “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” không thuộc nhóm “cá nhân nước ngoài” cũng không thuộc nhóm “pháp nhân nước ngoài”. Thực ra đây là các pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam. Việc một nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông của một tổ chức kinh tế làm cho cả tổ chức kinh tế đó được ưu đãi là không hợp lý. Chúng tôi cho rằng, khi một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài tham gia vào một tổ chức kinh tế được thành lập ở Việt Nam thì bản thân cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đó được hưởng ưu đãi, bảo vệ với tư cách là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, chứ không phải là toàn bộ “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” đó được ưu đãi.

Về mối quan hệ giữa các ĐƯQT có liên quan với nhau, khoản 6 Điều 5 Dự thảo Luật quy định, “Nguyên tắc áp dụng […] ĐƯQT quy định tại khoản 5 Điều này không được cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo các ĐƯQT”. Quy định này thực chất đã trù liệu hoàn cảnh có hai hay nhiều ĐƯQT cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ cụ thể. Nói cách khác, đối với cùng một vấn đề cần giải quyết, có hai hay nhiều ĐƯQT cùng có thể được áp dụng và các quy định này khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, tới mức mà việc tuân thủ quy định của ĐƯQT này sẽ dẫn tới không thực hiện được ĐƯQT kia (xung đột ĐƯQT). Cách giải quyết xung đột ĐƯQT mà Dự thảo Luật sử dụng dựa trên phương pháp hài hòa hóa, tức là cố gắng tôn trọng tất cả các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào một quốc gia cũng có thể thực hiện được việc này. Thực tế vấn đề xung đột ĐƯQTphức tạp hơn rất nhiều và các phương pháp giải quyết chúng cũng rất đa dạng. Chúng tôi cho rằng, Dự thảo Luật không nên quy định cách giải quyết xung đột ĐƯQT. Vấn đề này đã ít nhiều được quy định tại Công ước Viên về Luật ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên cũng như trong bản thân các ĐƯQT. Việc giải quyết xung đột ĐƯQT phải được thực hiện trên cơ sở vận dụng linh hoạt và mềm dẻo các quy định cũng như trên cơ sở mối quan hệ chính trị, kinh tế giữa các quốc gia có liên quan[2].

2. Quyền, giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế và loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế (Điều 6 Dự thảo Luật)

2.2 Giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật, tập quán quốc tế

Đoạn thứ hai của khoản 1 Điều 6 quy định: “Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản tại Việt Nam hoặc hợp đồng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, hợp đồng tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam”.

Về mặt kỹ thuật lập pháp, việc đặt các nội dung về giới hạn của quyền trong cùng một khoản quy định về quyền là không hợp lý. Bản thân đoạn thứ hai này cũng gộp nhiều giới hạn của quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau nên làm cho nó quá dài và khó theo dõi. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị, nếu giữ các quy định này thì cần tách đoạn thứ hai thành một khoản riêng và trong khoản này sẽ tách thành ba đoạn quy định ba lĩnh vực khác nhau cần giới hạn quyền.

Về giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng

Quy định về giới hạn quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng trong Dự thảo không có gì khác biệt về nội dung so với khoản 5 Điều 683 BLDS năm 2015. Cụ thể, khoản 5 Điều 683 quy định: “Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”. Rõ ràng, ban soạn thảo mới chỉ chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, trong khi lẽ ra có thể chỉnh sửa về nội dung của quy định cho phù hợp hơn với tính chất đặc thù của Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt. Theo chúng tôi, quy định của Điều 683 chưa thực sự hợp lý khi yêu cầu áp dụng pháp luật Việt Nam thay thế cho pháp luật nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài này ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động hoặc người tiêu dùng. Thiết nghĩ, trong trường hợp như vậy, các bên vẫn có thể thỏa thuận một hệ thống pháp luật khác vừa đảm bảo được quyền lợi của các bên, vừa không ảnh hưởng đến các quyền lợi tối thiểu mà pháp luật Việt Nam dành cho người lao động hoặc người tiêu dùng. Trường hợp các bên không lựa chọn được một hệ thống pháp luật như vậy, cần áp dụng quy phạm xung đột để lựa chọn pháp luật áp dụng hoặc dựa vào tiêu chí về mối liên hệ gắn bó nhất – một trong những nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế được quy định tại khoản 3 Điều 664 – để tìm ra hệ thống pháp luật áp dụng cho quan hệ.

Về giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật đối với hợp đồng có đối tượng là bất động sản

2.3 Loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế

Khoản 2 Điều 6 Dự thảo Luật quy định: “Việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều này không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”.

3. Cơ quan giải quyết tranh chấp iều 7 Dự thảo Luật)

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 quy định: “Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan, ĐƯQT, quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.

Chúng tôi cho rằng cụm từ: “theo quy định của pháp luật về…” là chưa đủ rõ để xác định đây là quy định về thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp hay về  áp dụng cho nội dung tranh chấp? Trong trường hợp muốn khẳng định về thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp, khoản 1 cần được viết lại rõ hơn. Ngoài ra, để bảo đảm thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao quát hết  lĩnh vực, cần sửa lại khoản 1 như sau:

“1. Tranh chấp trong hoạt động dân sự, đầu tư, kinh doanh, lao động tại đặc khu tùy theo bản chất tranh chấp có thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan, ĐƯQT, quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”. 

3.2 Thẩm quyền của tòa án nước ngoài

Khoản 3 Điều 7 quy định: “Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Quy định này gián tiếp cho phép các bên lựa chọn tòa án nước ngoài là phù hợp với xu thế chung của tư pháp quốc tế hiện đại vốn có xu hướng ghi nhận và mở rộng quyền tự do định đoạt của các chủ thể. Tuy nhiên, cách thể hiện của khoản 3 có thể có thể dẫn đến cách hiểu là luật Việt Nam quy định về thẩm quyền của Tòa án nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị viết lại khoản 3 như sau:

3.3 Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Khoản 5 Điều 7 Dự thảo Luật quy định: “Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, ĐƯQT”. Quy định này không có gì đặc biệt về nội dung mà chỉ là sự dẫn chiếu tới các văn bản luật khác, vì vậy, chúng tôi kiến nghị bỏ đoạn này của khoản 5.

Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng, cần sử dụng khái niệm “trật tự công cộng”thay cho cụm từ “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” trong khoản 5 Điều 7 Dự thảo Luật.  Việc sử dụng khái niệm “trật tự công cộng” phù hợp với Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài mà Việt Nam là thành viên./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ngô Quốc Chiến (2017),Xung đột ĐƯQT và hướng giải quyết,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (346), tháng 2/2017, tr. 74-84.
  2. NgôQuốcChiến (2015), Một vài góp ý đối với Phần thứ 5 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 (331), tr. 61-68.
  3. ĐỗVănĐại và Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam – Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010.
  4. Bùi Thị Thu (2010),Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế, trong “Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Hội thảo nhân dịp 30 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội./.

 

[1] http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1319&TabIndex=1&LanID=1505 (truy cập ngày 01/05/2018).

[2] Có thể xem chi tiết hơn: Ngô Quốc Chiến (2017), Xung đột ĐƯQT và hướng giải quyết, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (346), tháng 2/2017, tr. 74-84.

[3] Về vấn đề này, xem: Bùi Thị Thu (2010), Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế, trong “Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Hội thảo nhân dịp 30 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội. Có thể xem tại: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/01/25/4340-2/ (truy cập ngày 1/5/2018).

[4] Về vấn đề này, xem: Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam – Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010, tr 183 và tiếp theo.

 

Ngô Quốc Chiến, TS., GV. Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương.

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.