Có nhiều cách phân loại luật so sánh. Mỗi cách phân loại sẽ dựa vào các tiêu chí khác nhau, vì thế kết quả phân loại cũng không giống nhau. Ngoài việc phân chia luật so sánh thanh so sánh vĩ mô và so sánh vi mô như đã trình bày ở bài trước, dưới đây là một số cách phân loại khác khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu so sánh trên thế giới hiện nay.
Phân loại luật so sánh
Dựa vào số lượng các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh cho một công trình so sánh hoặc một thời điểm nào đó, các nhà nghiên cứu đã phân biệt hai loại so sánh là luật so sánh xong diện và so sánh đa diện.
Trong đó, so sánh xong diện là việc so sánh hai hệ thống pháp luật với nhau. Nói cách khác, trong công trình so sánh, người nghiên cứu so sánh chỉ lựa chọn hai hệ thống pháp luật để so sánh. Ví dụ, trong một công trình so sánh, nếu người nghiên cứu chỉ tiến hành so sánh hệ thống pháp luật của anh với hệ thống pháp luật của mị thì đó là so sánh xong diện.
Khác với so sánh xong diện, so sánh đại diện là việc so sánh nhiều hệ thống pháp luật trong công trình so sánh. Chẳng hạn, người nghiên cứu có thể lựa chọn hệ thống pháp luật Pháp, hệ thống pháp luật Đức và hệ thống pháp luật Mỹ để so sánh.
Dựa vào mục đích của các nghiên cứu so sánh, có thể phân chia luật so sánh thành so sánh học thuật và so sánh luật pháp.
Theo đó, so sánh học thuật được thực hiện để hỗ trợ các nhà sử học, xã hội học, nhà luật gia phân tích tìm hiểu nguồn gốc và sự phát triển của các khái niệm pháp lý chung của tất cả các hệ thống pháp luật. Giá trị to lớn của so sánh học thuật là nâng cao hiểu biết về pháp luật của các luật ra và các nhà nghiên cứu pháp luật.
Trong khi đó, so sánh lập pháp lại nhấn mạnh vào mục đích thực tiễn của luật so sánh là tập hợp và cung cấp các thông tin liên quan đến pháp luật nước ngoài và sử dụng những kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia. Nói cách khác, so sánh lập pháp được hiểu là việc so sánh pháp luật để tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình pháp luật của nước ngoài phục vụ cho quá trình lập pháp, có nghĩa là sử dụng pháp luật nước ngoài trong quá trình soạn thảo các đạo luật mới của pháp luật quốc gia.
Dựa vào mục đích của việc so sánh để phân loại luật so sánh mô tả và luật so sánh ứng dụng.
Trong đó, so sánh mô tả (Descriptive Comparative Law) là việc trình bày một cách có hệ thống những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật được lựa chọn so sánh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu chỉ tập hợp và biên soạn thuần túy các yếu tố của hệ thống pháp luật nào đó, thậm chí là việc trình bày song song hoặc thanh bằng biểu các thanh tú liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau thì đó cũng không phải là luật so sánh mô tả: “việc so sánh này không nhằm mục đích nào khác là cung cấp thông tin và nó không quan tâm đến việc người thực hiện nghiên cứu này sử dụng kết quả nghiên cứu này như thế nào”.
Khác với so sánh miêu tả, so sánh ứng dụng (Applied Comparative Law) không phải chỉ đơn thuần nhằm mục đích có được thông tin về hệ thống pháp luật nước ngoài mà nó cần phải xác định mục đích rõ ràng sau khi đã có thông tin về pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, mục đích này cũng không phải chỉ là mục đích thực tiễn như cải cách pháp luật hay là nhất thể hóa pháp luật mặc dù đây là mục tiêu quan trọng nhất của loại so sánh này.
Các mục đích của loại so sánh này có thể bao gồm cả việc các nhà triết học pháp luật hoặc lý luận pháp luật sử dụng việc so sánh để xây dựng các lý thuyết về pháp luật hoặc hỗ trợ các nhà lịch sử pháp luật tìm hiểu nguồn gốc và sự phát triển của các khái niệm hoặc các chế định pháp luật.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu so sánh còn có những phân loại khác nhau như phân chia luật so sánh thành luật so sánh mô tả – đó là việc mô tả các hệ thống pháp luật khác nhau; so sánh phân tích – đó là việc đánh giá đặc tính của các quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật trên cơ sở tự so sánh; so sánh lịch sử – đó là việc nghiên cứu sự phát triển của các hệ thống pháp luật trong mối quan hệ với các hệ thống pháp luật khác.
Để lại một phản hồi