Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các nội dung liên quan:
- Mối quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với Quốc hội trong hoạt động lập pháp
- Kiểm soát quyền lực của Chính phủ đối với Quốc hội trong thực hiện quyền lập pháp
- Mối quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với Quốc hội trong hoạt động lập pháp
- Hoàn thiện pháp luật về quan hệ kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Quốc hội và Chính phủ
Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ
Không một xã hội nào có đối kháng giai cấp mà không có nhà nước và các nhà nước đương đại hiện nay phần lớn đều có 3 cơ quan chính là Quốc hội hay “nghị viện” chuyên lập ra pháp luật, Chính phủ thực hiện pháp luật đó trong thực tế và các cơ quan tư pháp chuyên bảo vệ pháp luật. Các cơ quan này có phần việc của mình và độc lập tương đối với nhau tuy nhiên giữa chúng vẫn có nhưng mối quan hệ nhất định. Ở các nước tư sản phân chia quyền lực nhà nước thành 3 phần lập pháp, hành pháp và tư pháp 3 phần này kiềm chế đối trọng với nhau kiểm tra giám sát lẫn nhau. Ở các nước xã hôi chủ nghĩa cụ thể là ở nước ta trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nên không hình thành thế kìm chế đối trọng mà chỉ có quóc hội cơ quau đân cử cao nhất của quyền lực nhà nước có quyền kiểm tra giám sát các cơ quan khác. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay cho dù ở các nước tư sản hay XHCN thì thực quyền của Chính phủ vẫn rất lớn quyền lực của Quốc hội phần nào đó chỉ là trên lý luận. Cho nên mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn dưới góc độ này có thể xem xét như mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ hiện nay.
Trong Hiến pháp 2013, mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ được thể hiện rõ nét thông qua các hoạt động chủ yếu sau đây:
* Trong hoạt động tổ chức Chính phủ:
– Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
– Quốc hội có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
– Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
* Trong hoạt động xây dựng pháp luật:
– Chính phủ có nhiệm vụ trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Chính phủ có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
– Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
* Trong hoạt động kiểm tra, giám sát:
– Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ.
– Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các thành viên của Chính phủ, người bị chất vấn phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau hoặc gửi văn bản trả lời.
* Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
– Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công, phụ trách.
– Về hoạt động đối nội: Chính phủ có quyền trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Về hoạt động đối ngoại: Theo sự phê chuẩn của Quốc hội và sự uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ tổ chức đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước; quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực các điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Xem thêm:
- Mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao,
- Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với Chính phủ theo hiến pháp 2013,
- Mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và Quốc hội
- Mối quan hệ nghị viện và Chính phủ
- Mối quan hệ giữa Chính phủ và hội đồng nhân dân
Các tìm kiếm liên quan đến mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội, em hãy nêu mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ, mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao, mối quan hệ giữa chủ tịch nước với Chính phủ theo hiến pháp 2013, mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và Quốc hội, mối quan hệ nghị viện và Chính phủ, Quốc hội kiểm soát Chính phủ, mối quan hệ giữa Quốc hội và toà án, moi quan he phap ly giua quoc hoi va chu tich nuoc
Để lại một phản hồi