Luật sư DFC tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai

Chuyên mụcBạn có biết? Đội ngũ luật sư DFC giàu kinh nghiệm
Đội ngũ luật sư DFC giàu kinh nghiệm

Công ty Tư vấn Luật DFC là thực thể pháp lý được thành lập từ năm 2004, trải qua hơn 15 năm thành lập và phát triển, DFC đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của Quý Khách hàng gửi gắm. Sự uy tín của Công ty đã thúc đẩy đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và tận tâm giúp đỡ trong việc giải đáp thắc mắc của bạn đọc. Với Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên Tư vấn Pháp lý của DFC văn phòng tư vấn luật đất đai về giải quyết tranh chấp đất đai cũng rất vui mừng khi có nhiều câu hỏi của Quý ban đọc qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512. Sau đây, Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc ở một số tình huống sau:

Tình huống 01: Luật sư tư vấn luật đất đai về giải quyết tranh chấp đất đai – tranh chấp đất đai giữa hai mảnh đất liền với nhau

Anh Phạm Thanh N (37 tuổi) thông qua Tổng đài Tư vấn Pháp luật 1900.6512 một câu hỏi nhờ tư vấn giúp như sau: “Tôi đã mua một mảnh đất thổ cư và thực hiện việc sang tên đổi chủ từ năm 2015 đến nay, diện tích sử dụng đất ghi trong Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất là 305,5 m2. Năm 2018, có một người thực hiện việc mua một mảnh đất liền kề bên cạnh và tôi được biết trong Giấy chứng nhận mảnh đất đó ghi diện tích là 125,5 m2. Sự việc sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như tôi không phát hiện ra, trong 125,5m2 mà diện tích mảnh đất kia ghi trên giấy chứng nhận thì có 5,5m2 là đất của nhà tôi – tức diện tích thực tế nhà tôi sử dụng chỉ còn 300 m2. Tôi đã nhiều lần trò chuyện, yêu cầu nhà hàng xóm này trả cho tôi phần đất ấy nhưng không được chấp thuận. Ngoài ra, tôi có mời bác tổ trưởng tổ dân phố đứng ra làm trung gian hòa giải nhưng cũng không được. Vì vậy, tôi không biết xử lý việc này như thế nào nên nhờ bên Luật sư của Văn phòng DFC giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên Tư vấn trong lĩnh vực pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Trước tiên, thông qua những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi đưa ra nhận định đây là một vụ án liên quan đến việc tranh chấp đất đai mà cụ thể là giữa những mảnh đất liền kề với nhau có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, chắc chắn một điều, giữa hai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này sẽ có một Giấy sẽ bị đính chính và thu hồi.

Bước đầu tiên trong việc tiến hành giải quyết các tranh chấp đất đai đó là việc tiến hành việc hòa giải. Hòa giải tranh chấp đất đai gồm: hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở và hòa giải tranh chấp đất đai ở Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở (thôn, xóm, tổ dân phố…) là việc hòa giải không bắt buộc. Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã yêu cầu tổ trưởng tổ dân phố đứng ra làm trung gian hòa giải nhưng không thành. Ngược lại, việc tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai ở Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn là thủ tục hòa giải bắt buộc. Khi tiến hành hòa giải ở Ủy bạn Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thì sẽ xảy ra hai trường hợp sau:

– Đối với trường hợp hòa giải không thành: việc hòa giải không thành phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

– Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Nếu sau khi ra Ủy ban Nhân dân xã mà hai bên đã tiến hành hòa giải bắt buộc mà hòa giải không thành thì biên bản hòa giải không thành vẫn được lập như trên và đây là điều kiện bắt buộc đi kèm với đơn khởi kiện khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai. Từ đây, người sử dụng đất lựa chọn một trong hai cách giải quyết như sau theo hai phương thức: khởi kiện một vụ án dân sự về tranh chấp đất đai ra Tòa án Nhân dân để giải quyết hoặc khởi kiện một vụ án hành chính liên quan đến hành vi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chính quyền địa phương.

–  Cách thứ nhất đó là khởi kiện một vụ án tranh chấp đất đai theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự. Theo đó, bạn có thể làm đơn khởi kiện kèm theo biên bản hòa giải không thành tại Ủy ban Nhân dân cấp xã gửi đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền nơi có mảnh đất tọa lạc để giải quyết.

– Cách thứ hai đó là bạn khởi kiện một vụ án theo tố tụng hành chính liên quan đến hành vi cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm mục đích là thu hồi và đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn sẽ làm đơn khởi kiện kèm theo biên bản hòa giải không thành gửi tới Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi có mảnh đất tọa lạc để giải quyết.

Tình huống 02: Luật sư tư vấn luật đất đai về giải quyết tranh chấp đất đai – tranh chấp đất đai giữa hai chủ sở hữu đối với một mảnh đất.

Chị Dương Thanh K (42 tuổi) có gửi đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 một trường hợp như sau: “Mẹ tôi trước đây là công nhân thuộc nông trường quốc doanh trồng chè thuộc huyện X, tỉnh Y. Vào năm 1991, mẹ tôi có được chủ tịch của nông trường cấp cho một mảnh đất có diện tích 120m2 (có giấy viết tay cấp cho) nằm trong khu vực của nông trường để cất nhà sgiayasinh sống nhưng mẹ tôi không làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vào năm 1997, mẹ tôi về hưu và trở về thành phố H để sinh sống cùng các con. Năm 2013, bà mất, trước khi mất thì bà có để lại di chúc, trong đó mảnh đất có diện tích 120m2 ở nông trường huyện X, tỉnh Y bà để lại cho tôi. Tuy nhiên, vào năm 2019, tôi có trở lại mảnh đất năm xưa mà mẹ tôi được nông trường cấp cho thì những người ở đây đã sử dụng mảnh đất ấy vào mục đích trồng lúa. Tôi có làm việc với họ nhưng họ không chịu trả lại mảnh đất với lí do thời gian đã lâu,các người đã trở lại thành phố H sinh sống rồi, mảnh đất này là của chúng tôi. Tôi canh cánh trong lòng nhưng không biết phải làm sao. Tôi xin phép Luật sư có thể giải quyết cho  tôi vấn đề này. Tôi xin cảm ơn.”

Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên Tư vấn trong lĩnh vực pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan thì trường hợp trên của chị là tranh chấp đất đai giữa các chủ sở hữu đối với cùng một mảnh đất.

Luật sư chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai xin đưa ra hướng giải quyết cho bạn đó là khởi kiện một vụ án tranh chấp đất đai ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền liên quan đến việc xác định ai là chủ sở hữu của mảnh đất nói trên. Bạn sẽ phải cung cấp những bằng chứng mà trong đó, mấu chốt ở đây là giấy viết tay cấp cho mảnh đất ở nông trường của mẹ bạn vào năm 1991.

Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất có diện tích 120m2 ở nông trường huyện X, tỉnh Y như trên thì theo thông tin bạn đã cung cấp được. Trước khi ra mất, mẹ của bạn có để lại di chúc, trong đó mảnh đất có diện tích và địa chỉ như trên đã được mẹ của bạn để lại quyền thừa kế cho bạn. Do đó, trong trường hợp này, mảnh đất đó đã được chuyển quyền sử dụng đất từ tay mẹ bạn sang cho bạn vào năm 2013.

Căn cứ vào điểm g, Khoản 1, Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất, trong đó có các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Theo thông tin bạn cung cấp, vào năm 1991, mẹ của bạn được Chủ tịch nông trường quốc doanh qua giấy viết tay cấp cho mảnh đất có diện tích nói trên. Căn cứ vào hướng dẫn cụ thể của Nghị định số 43/2014/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết điểm g, Khoản 1, Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì tại Khoản 4, Điều 18 có quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giấy tờ viết tay trên hoàn toàn sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Điều 18. Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai

4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

Tình huống 03: Luật sư tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai giữa các đồng thừa kế với một mảnh đất

Anh Đặng Thanh M (42 tuổi) có gửi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6512 của Công ty Tư vấn Luật DFC một câu hỏi như sau: “Sinh thời ba và má tôi sống và làm việc ở Thành phố Cần Thơ, có sinh được 05 người con bao gồm: anh Đặng Thanh L (51 tuổi), chị Đặng Ngọc H (47 tuổi), tôi – tức Đặng Thanh M (42 tuổi), em gái Đặng Ngọc A (38 tuổi) và em gái Đặng Ngọc D (35 tuổi). Do tuổi cao sức yếu, hai ông bà lần lượt qua đời từ năm 1995, trước khi mất thì ba má không để lại di chúc hoặc giấy tờ pháp lý nào có hiệu lực tương đương với di chúc. Do đó, từ đó cho đến nay, tôi và các anh chị em thường xuyên xảy ra mâu thuân liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là mảnh đất là mảnh đất có diện tích là 1590 m2 và căn nhà cấp bốn đứng tên bố mẹ tôi có địa chỉ tại Phường X, Quận Y, Thành phố Cần Thơ. Chúng tôi đã nhiều lần họp cuộc họp gia đình để giải quyết vấn đề này nhưng không thành. Vậy trong trường hợp áp dụng pháp luật để giải quyết thì vụ việc này sẽ được giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên Tư vấn trong lĩnh vực pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Trước tiên, xét về tính pháp lý của mảnh đất có diện tích 1590m2 và căn nhà cấp bốn đứng tên bố mẹ bạn có địa chỉ tại phường X, quận Y, thành phố Cần Thơ: theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì diện tích trên đứng tên ba má bạn trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hơn nữa, trước khi mất thì ba má bạn không để lại di chúc hoặc bất kỳ chứng từ nào liên quan đến việc để lại mảnh đất hoặc phân chia mảnh đất cho ai. Do đó, mảnh đất này sẽ được chia theo pháp luật và chia đều cho các đồng thừa kế do không có di chúc theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tiếp đó, theo quy định về thừa kế theo pháp luật thì trong trường hợp này, ba và má của bạn đã mất từ năm 1995. Căn cứ vào điểm a, Khoản 1, Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất theo quy định mà pháp luật ưu tiên là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do đó, những người được thừa kế trong trường hợp này chỉ có những người con của ông bà mà cụ thể là 05 anh (chị) em đang còn sống tới thời điểm hiện tại

Cuối cùng, căn cứ theo quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện về phân chia di sản thừa kế hiện hành tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu là 30 năm. Tính từ năm 1995 đến nay, đã 25 năm trôi qua mà cá anh chị em trong gia đình bạn vẫn chưa thống nhất với nhau vấn đề này, nhưng thời hiệu thừa kế vẫn còn. Do đó, bạn muốn hưởng quyền với mảnh đất này cần làm thủ tục liên quan đến khai nhận di sản và phân chia di sản thừa kế. Cuối cùng là là đơn khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về việc chia di sản thừa kế ra Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất ấy tọa lạc.

Trên đây là nội dung tư vấn của DFC Văn phòng tư vấn luật đất đai về giải quyết tranh chấp đát đai theo quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần giải quyết, xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được giải đáp. Trân trọng!

VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

Địa chỉ: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 1900 6512

VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

Địa chỉ: Số 16, đường số 1, KDC Cityland, phường Tân Phú, quận 7, TPHCM

Điện thoại: 19006512

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền