Luật sư DFC tư vấn pháp luật về phòng vệ chính đáng

Chuyên mụcBạn có biết? Đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm của DFC
Đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm của DFC

Hình sự là lĩnh vực pháp luật điển hình và phổ biến trong đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc hiểu biết và áp dụng pháp luật của công dân cũng như các cơ quan nhà nước công quyền lại chưa đạt được hiểu quả cao, còn nhiều vướng mắc cần giải quyết. Đứng trước nhu cầu trên, Chúng tôi – Công ty Tư vấn Luật DFC đã mở dịch vụ tư vấn qua Tổng đài Tư vấn Pháp luật hình sự Trực tuyến 1900.6512 và nhận được những phản hồi rất tích cực từ Quý khách hàng. Một trong những câu hỏi xoay quanh vấn đề thường xuyên mà Quý Khách hàng tin tưởng chúng tôi đặt ra đó là chế định về phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Chúng tôi – Đội ngũ Luật sự và Chuyên viên tư vấn xin giải đáp một số tình huống sau:

Tình huống 01: Phòng vệ chính đáng – một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Anh Ngô Duy T (23 tuổi) thông qua Tổng đài Tư vấn Pháp luật 1900.6512 gửi đến đội ngũ Luật sư câu hỏi: “Hôm vừa qua, tôi có qua nhà một người bạn của mình ăn cưới bạn thân của tôi, nó lập gia đình. Tuy nhiên, trong ngày vui trăm năm ấy tôi có ngồi chung mâm với một nhóm thanh niên ở làng bên. Trong quá trình uống rượu chung vui, có một người trong nhóm thanh niên 03 người ấy cầm chén rượu lên, đưa về hướng tôi và nói: “ông này uống ít nhỉ, mình làm ly”. Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm nên đã xin không uống chén rượu đó. Thanh niên kia thấy vậy liền cầm cái bát ném về phía tôi, hậu quả làm tôi có vết thương ở tai chảy máu. Tôi thấy vậy rất bức xúc liền đáp trả bằng cách đấm một cái làm hắn lăn đùng ra sàn. Ngày hôm nay, chính quyền địa phương có gửi giấy triệu tập tôi xuống để làm rõ vụ việc này. Tôi không hiểu được pháp luật quy định về trường hợp trên của tôi như thế nào nên tôi mong được sự giải đáp của Quý Công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật về phòng vệ chính đáng của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Trước hết, căn cứ vào Điều 13, Bộ luật Hình sự hiện hành 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về luật phòng vệ chính đáng thì người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng bia, rượu, chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, trong tình huống bạn cung cấp như trên thì trong tiệc cưới xin, bạn và người thanh niên kia đều sử dụng rượu đẫn đến hậu quả như vậy.

Tuy nhiên, trường hợp trên, bạn không phải là người chủ động có ý định gây sự với họ mà nguyên nhân của vụ việc là do bạn đã từ chối uống ly rượu của thanh niên kia. Hơn nữa, thanh niên kia lại có hành vi gây sự trước bằng cách ném bát và dẫn đến việc tai của bạn bị chảy máu. Bạn đáp trả lại bằng cách đấm lại làm hắn ngã ra sàn. Đây có thể thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luât.

Phòng vệ chính đáng được coi là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự và không phải là tội phạm khi đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

  • Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức;
  • Chống trả hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại của người thực hiện hành vi đang diễn ra và chưa kết thúc;
  • Chống trả một cách cần thiết.
  • Đối chiếu với sự việc trên của bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn hãy yên tâm vì khả năng rất cao bạn thuộc trường hợp này. Việc chính quyền địa phương triệu tập thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Chúc bạn may mắn và thành công.

Tình huống 02: Vượt quá phòng vệ chính đáng – là phòng vệ chính đáng nhưng vượt quá thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Anh Trịnh Hoài Đ (34 tuổi) có gửi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6512 câu hỏi như sau: “Tôi có một người em trai, năm nay 21 tuổi. Hôm qua, cậu có đi chơi với bạn thân cùng làng sang một xã khác thì bị một đám thanh niên lạ mặt dọa nạt, sau đó là đấm túi bụi em trai tôi cùng bạn thân. Vì quá tức giận, nghĩ rằng mình không làm gì mà bị đánh nên sẵn có con dao găm trong người, nó đã đâm liên tục vào cổ và tim một người trong đám thanh niên ở xã khác kia. Dù được mang đi cấp cứu nhưng trên đường đi, do mất quá nhiều máu nên thanh niên này đã tử vong. Người em trai của tôi sau đó bị bắt lên tạm giam tại trụ sở công an huyện để lấy lời khai và làm rõ sự việc. Tôi không biết trong trường hợp này thì pháp luật sẽ giải quyết như thế nào nên có nhờ Luật sư tư ván giùm tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật về phòng vệ chính đáng của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ vào Điều 22 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của mình, của người khác hoặc lợi ích chính đáng của mình , của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Theo đó, một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi đáp ứng được những điều kiện sau:

Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức;

– Chống trả hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại của người thực hiện hành vi đang diễn ra và chưa kết thúc;

– Chống trả một cách cần thiết.

Trong tình huống trên, bạn cung cấp cho Chúng tôi thì hành vi chống trả của em trai bạn trong trường hợp này thật sự là không đến mức phải cần thiết như vậy. Đáp trả hành động đấm bằng tay không của em bạn là hành vi cầm dao găm – mang tính sát thương lớn đâm vào cổ và tim (những vị trí trọng yếu liên quan đến tính mạng con người) dẫn đến hậu quả người này chết. Đây là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và theo quy định thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Rất có khả năng cao, em trai của bạn sẽ bị truy tố về Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tình huống 03: Phòng vệ tưởng tượng – không phải là phòng vệ chính đáng và có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Anh Dương Giang C (43 tuổi) thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6512 có gừi đến câu hỏi như sau: “Tôi có một người con trai tên Dương Duy H, năm nay 20 tuổi. Con trai tôi có một người bạn thân tên Hà Gia K cũng 20 tuổi là hàng xóm, là bạn chơi chung từ nhỏ. Một tuần trước đây, K sang nhà tôi rủ con trai tôi đi chơi vào buổi trưa nhưng H từ chối và nói: “Chơi bời gì, tao còn phải mang 30 triệu của ông già sang làng X trả nợ cho ông ấy bây giờ đây”. Vốn tính nghịch ngợm, sau khi nghe thấy vậy, K đã về nhà của mình thay quần áo thành một người có diện mạo hoàn toàn giống như kẻ cướp nhằm mục đích trêu con trai tôi và rồi ra phục sẵn ở con đường làng mà K biết rõ muốn ra khỏi làng là phải đi qua đây. Quả nhiên, khoảng 20 phút sau, con trai tôi có cầm tiền là số tiền 30 triệu mà tôi sai nó sang làng X trả nợ cho tôi đi qua chỗ K phục sẵn. Bất thình lình, K chạy ra giữa đường cách chỗ con trai tôi khoảng 2m nhưng chưa nói được gì thì con trai tôi vội nhảy xuống xe, cầm cây gậy bên đường nhảy vào đập túi bụi khiến cho tai và đầu của K có nhiều vết thương – người nó tưởng là kẻ cướp thật. Qua giám định thương tật tại bệnh viện thì tỷ lệ thương tật của K là 2%. Tôi đã đưa H sang nhà K xin lỗi và bồi thường sức khỏe, được K và bố mẹ K đồng ý. Tuy nhiên, tôi không biết nếu vụ việc này đưa ra pháp luật thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào. Liệu đây có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng của con trai tôi hay không? Tôi xin cảm ơn.”

Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật về phòng vệ chính đáng của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Trước hết, Chúng tôi mong muốn sau này sẽ không có những trường hợp hoặc sự việc như trên xảy ra. Tiếp đó, căn cứ vào Điều 22 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của mình, của người khác hoặc lợi ích chính đáng của mình , của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Theo đó, một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi đáp ứng được những điều kiện sau:

– Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức;

– Chống trả hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại của người thực hiện hành vi đang diễn ra và chưa kết thúc;

– Chống trả một cách cần thiết.

Trong tình huống trên, H không đáp ứng về điều kiện chống trả lại hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại, vì thậm chí K còn chưa nói câu gì liên quan đến việc cướp tiền của H mà đã bị đánh túi bụi bằng gậy dẫn đến hậu quả là gây thương tích 2%. Trường hợp này, H không thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng và vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 134 thì H rất có khả năng truy tố về tội cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật 2% và hung khí gây ra là cây gậy ven đường đó:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

Tuy nhiên, qua thông tin anh cung cấp thì H và K là bạn thân, gia đình hai bên đã chấp nhận lời xin lỗi của nhau. Việc H không bị khởi tố vì tội danh trên bởi theo quy định của thủ tục tố tụng hính sự thì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định có 10 tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, gồm Khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự. Do đó, H sẽ chỉ phải chịu bồi thường về mặt dân sự mà không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư tư vấn pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần giải quyết, xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến 1900.6512 để được giải đáp. Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền