Khái niệm luật ngân hàng
Để có thể hiểu rõ về luật ngân hàng, chúng ta cần phải xét đến vị trí của luật ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Xu hướng chung ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là tách bạch giữa luật tài chính và luật ngân hàng. Tuy đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được xác định cụ thể nhưng chưa hẳn luật ngân hàng được thừa nhận là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Những nội dung cùng được tìm kiếm:
Tuy nhiên, luật ngân hàng với các quy phạm pháp luật của nó có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Xét theo phương diện là một ngành luật trong hệ thống pháp luật thì khái niệm luật ngân hàng phụ thuộc vào tiêu chí phân định ngành luật, do vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm của khái niệm này. Từ những quan điểm phổ biến và chung nhất, luật ngân hàng có thể được hiểu như sau:
Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý của ngân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước và các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.
Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật ngân hàng
Mục lục:
- Khái niệm luật ngân hàng
- Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng
- Phương pháp điều chỉnh của luật ngân hàng
- Nguồn của Luật Ngân hàng
Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng
Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ xã hội nảy sinh từ hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác tham gia vào lĩnh vực ngân hàng.
Căn cứ vào khái niệm, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng bao gồm hai nhóm:
– Các quan hệ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
– Các quan hệ về tổ chức và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác có tham gia vào lĩnh vực này.
Căn cứ vào nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngân hàng, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm quan hệ xã hội như sau:
– Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
– Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng
– Nhóm các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng.
Phương pháp điều chỉnh của luật ngân hàng
Về phương pháp điều chỉnh, luật ngân hàng sử dụng hai phương thức chủ yếu để tác động vào các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình là: phương pháp mệnh lệnh phục tùng và phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Phương pháp mệnh lệnh phục tùng
Phương pháp mệnh lệnh phục tùng chủ yếu được áp dụng trong các quan hệ xã hội có sự tham gia của ngân hàng nhà nước Việt Nam với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Lưu ý là, trong một số trường hợp, nếu ngân hàng nhà nước Việt Nam tham gia vào những mối quan hệ mang tính chất nghiệp vụ, không thể hiện chức năng quản lý nhà nước, phương pháp mệnh lệnh phục tùng sẽ không được áp dụng.
Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận
Bình đẳng, thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh của luật ngân hàng áp dụng chủ yếu đối với nhóm quan hệ diễn ra liên quan đến giao dịch tiền tệ tín dụng, ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể là ngân hàng, kể cả mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với vai trò là trung tâm thanh toán, luân chuyển tiền tệ, làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Nguồn của Luật Ngân hàng
Nguồn của Luật Ngân hàng bao gồm:
– Hiến pháp;
– Các đạo luật (Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng);
– Bộ luật Dân sự;
– Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;
– Luật T ổ chức chính phủ;
– Các Nghị định, thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.
Rất nhiều giáo trình, tài liệu thật hữu ích. Thanks a lot!