Bài viết “Hoàn thiện cơ chế xác minh điều kiện thi hành án dân sự ở việt nam từ kinh nghiệm quốc tế” của tác giả NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG – Học viện Tư pháp, Cơ sở TP.HCM.
1. Vai trò, ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động đưa các bản án, quyết định về dân sự của tòa án ra thi hành trên thực tế nhằm hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án đã được xác định trong bản án, quyết định. THADS đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của người dân vào tòa án và hệ thống tư pháp nói chung, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý và quyền được xét xử công bằng [1]. Trên thế giới có nhiều mô hình tổ chức THADS khác nhau, trong đó có 4 mô hình chủ yếu: (1) mô hình dựa vào tòa án (courtcontrolled enforcement) như ở Đan Mạch, Italia, Tây Ban Nha, (2) mô hình kết hợp nhiều thiết chế (multiple-institution-controlled enforcement) như ở Mỹ, Anh, Đức, Áo, (3) mô hình dựa vào cơ quan thi hành án chuyên trách thuộc nhánh hành pháp (public sector specialist enforcement) như ở Nga, các nước thuộc Liên Xô cũ, Phần Lan, Thụy Điển), và mô hình thi hành án tư nhân và bán tư nhân (private or quasi-private sector specialist enforcement) như ở Pháp, Bỉ, Hà Lan [2; 5].
Trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị về mô hình THADS có hiệu quả, không phụ thuộc mô hình tổ chức THADS là mô hình công hay tư, gắn với tòa án hay không gắn với tòa án. Theo Khuyến nghị về THADS của Hội đồng châu Âu năm 2003, mô hình THADS hiệu quả bao gồm hai thành tố chủ đạo: thủ tục thi hành án (enforcement procedures) và con người – tức là các cán bộ thi hành án (enforcement agents) [1]. Theo một tài liệu trong chuỗi nghiên cứu về nhà nước pháp quyền của Quỹ quốc tế về các hệ thống bầu cử (IFES) – một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, mô hình THADS hiệu quả bao gồm 12 tiêu chí [2]. Cả hai mô hình THADS do EU và IFES khuyến nghị đều đề cập một yếu tố không thể thiếu, đó là cơ chế xác minh điều kiện THADS hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiếp cận các thông tin về người phải thi hành án. Có thể nói, xác minh điều kiện THADS là hoạt động trung tâm, quan trọng nhất trong quá trình tổ chức THADS [3; 1]. Đây là hoạt động nhằm làm rõ người phải thi hành án có điều kiện THADS hay không, bao gồm việc thu thập thông tin về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án, về đối tượng thi hành án (như vật, giấy tờ, nhà phải trả…) và các thông tin khác phục vụ cho quá trình tổ chức thi hành án như: nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người phải thi hành án… Thu thập được đầy đủ thông tin về tài sản của người phải thi hành án có thể nói là đã quyết định phần lớn thành công của quá trình THADS.
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
Hoàn thiện cơ chế xác minh điều kiện thi hành án dân sự ở việt nam từ kinh nghiệm quốc tế
Để lại một phản hồi